CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC THÔN THỦ ĐỘ
2.2. Thực trạng phát triển làng nghề mộc đối tại thôn Thủ Độ
2.2.2. Hiện trạng phát triển làng nghề mộc từ năm 2000 đến nay
2.2.2.5. Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thay đổi nhiều trong quá trình phát triển làng nghề. Mỗi hình thức đều có những ƣu điểm và hạn chế riêng.Tù chỗ người thợ phải bôn ba khắp các vùng miền, sau giải phóng miền Bắc sản xuất làng nghề dần đƣợc kéo về thôn với sự xuất hiện của HTX. Sau đổi mới, sự phát triển kinh tế thị trường mở ra cơ hội cho các hình thức tổ chức sản xuất bung ra nhanh chóng nhƣ hộ gia đình, DNTN, công ty TNHH tận dụng tối đa những nguồn lực để phát triển nghề. Cũng nhƣ nhiều làng nghề truyền thống khác hộ gia đình là hình thức sản xuất kinh doanh chiếm ƣu thế.
Bảng 2.5: Các cơ sở sản xuất phân theo hình thức kinh doanh tại làng nghề giai đoạn 1986 – 2014.
Năm Hộ gia
đình
Doanh nghiệp tƣ nhân
Công ty
THHH Tổng số
1986 25 0 0 25
1990 32 0 0 32
1995 48 0 0 48
2000 73 1 0 74
2005 85 4 1 90
2010 111 7 2 120
2014 123 11 1 135
Nguồn: Điều tra xã hội học tại làng nghề a. Hợp tác xã:
Lần đầu tiên thành lập ở Thủ Độ vào năm 1961. Hợp tác xã có nơi sản xuất và tập kết sản phẩm tập trung, người thợ gia công sản xuất tại xưởng của
hợp tác xã sau đó tập hợp sản phẩm tại đình làng để phân loại theo chất lƣợng và từ đó chuyển lên các xà lan theo đường sông đến vùng tiêu thụ.
Người thợ không còn phải bôn ba khắp các vùng miền nữa mà làm nghề ngay tại chính quê nhà của mình. Do vậy có thể coi đây là hình thức tổ chức sản xuất đầu tiên mở đường cho hoạt động sản xuất mộc phát triển tại thôn. Không chỉ có nam giới biết nghề mà phụ nữ cũng đƣợc truyền nghề.
Tuy nhiên hình thức này sớm bộc lộ những điểm yếu của sản xuất tập trung. Sản phẩm mộc đơn điệu và thị trường tiêu thụ hạn hẹp không phát huy được hết tay nghề của người thợ, thu nhập thấp không kích thích được người dân nhiệt tình tham gia sản xuất. Năm 1967 – 1968 thanh niên của làng lần lượt lên đường chống Mĩ nên HTX Tân lập không duy trì sản xuất tập trung nữa mà phân tán về các hộ gia đình.Đây cũng là khởi nguồn cho hoạt động làm mộc theo hộ gia đình dần phát triển nhanh chóng.
b. Hộ gia đình:
Hiện nay hộ gia đình là hình thức tổ chức kinh doanh chính của thôn.
Bắt đầu từ việc ngừng sản xuất tập trung theo hợp tác xã mà phân phối sản phẩm về gia đình, số hộ mở xưởng làm nghề tăng lên nhanh chóng đặc biệt là khi nền kinh tế chính thức bước vào cơ chế thị trường đến nay. Năm 1986 chỉ có 25 hộ sản xuất mộc đến năm 2014 con số này đã tăng lên 123 hộ chiếm 38,4% tổng số hộ trong thôn và chiếm 91.1% số cơ sở sản xuất.
Các chủ hộ tận dụng tối đa diện tích có thể để làm nghề. Không gian sản xuất của hộ gia đình thường gắn liền với không gian sinh sống. Chủ hộ có thể làm mộc ngay trong nhà, ngoài sân hè hoặc chặt bỏ khu vườn để xây dựng lán tạm, lán có mái tôn hoặc nhà xưởng kiên cố. Diện tích dành cho sản xuất có thể dao động từ 15m2 đến 200m2 .Phần lớn các hộ gia đình có quy mô xưởng nhỏ và trung bình với diện tích dưới 100m2. Mở rộng không gian sản xuất khó khăn do quỹ đất hạn hẹp là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc hình thức hộ gia đình là hình thức chủ yếu của làng nghề.
Bảng 2.6: Thống kê cơ sở lán xưởng của các hộ gia đình giai đoạn 1986 - 2014
Năm Hộ gia đình
Trong đó Nhà xưởng
kiên cố Lán có mái che Lán tạm
1986 25 0 5 20
1990 32 5 15 12
1995 48 10 15 23
2000 73 19 24 27
2005 85 28 31 30
2010 111 38 43 35
2014 123 44 48 36
Nguồn: Điều tra xã hội học tại làng nghề
Các hộ thường tận dụng tối đa nguồn nhân lực trong gia đình, hoặc thuê thêm lao động từ các gia đình không có xưởng trong thôn hoặc bên ngoài.
Toàn bộ gỗ nguyên liệu, máy móc, nhân lực được tập trung trong các xưởng.
Khi thiếu diện tích, gỗ phơi tràn ra các mặt đường thôn xóm. Hầu hết các xưởng đều chế tác toàn bộ các chi tiết của sản phẩm sau đó vận chuyển tới điểm tiêu thụ mới lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để thuận tiện cho công tác vận chuyển.
Những chủ sản xuất đồ gỗ có thể phân kiểu thành các nhóm theo khả năng sản xuất, vốn và tìm kiếm thị trường:
- Các chủ hộ lớn: Thường là hộ có xưởng lớn, được trang bị máy móc đầy đủ, có vốn lớn,lao động thường xuyên và thời vụ từ 10 người trở lên. Có khả năng sản xuất đa dạng các loại đơn hàng, từ đơn hàng của khách lẻ đến những đơn hàng số lƣợng lớn của cơ quan, công ty, công trình xây dựng… Để đảm bảo thời gian sản xuất, các chủ hộ này sẽ chia nhỏ đơn hàng cho các hộ cùng kiểu hoặc các hộ nhỏ hơn và lấy tiền % chênh lệch. Một số chủ hộ với sự năng động về khả năng tìm kiếm thị trường không sản xuất tại nhà nữa mà
chỉ tìm kiếm các đơn hàng và chia nhỏ cho các hộ khác sản xuất. Một số chủ hộ khác mở doanh nghiệp tƣ nhân để thuận tiện cho giao dịch kinh doanh.
Hiện tại có 12 hộ tại thôn đang phát triển theo hình thức này.
- Các chủ hộ trung bình: Cùng với các hộ nhỏ, là các kiểu hộ chủ yếu trong thôn, số lao quanh năm và thời vụ từ 5 đến 10 người. Các hộ này nhận các đơn hàng lẻ và các đơn hàng từ các chủ hộ lớn sản xuất tại gia đình. So với các chủ hộ lớn, các hộ trung bình thường có vốn ít hơn, quy mô lán xưởng nhỏ hơn song cũng đƣợc trang bị khá đầy đủ máy móc tuy nhiên và thiếu chủ động về thị trường tiêu thụ hơn các hộ lớn.
- Các hộ nhỏ: Có diện tích mặt bằng sản xuất hạn hẹp, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình (thường là dưới 5 lao động bao gồm cả lao động quanh năm và thời vụ), chủ yếu nhận các đơn hàng nhỏ lẻ. Hoạt động sản xuất không thường xuyên trong năm do sự thiếu chủ động về thị trường tiêu thụ sản phẩm và sự hạn chế về nguồn vốn, trang thiết bị sản xuất. Khi không nhận đƣợc đơn đặt hàng, lao động từ các hộ này có thể làm thuê cho các xưởng của các hộ lớn hơn trong thôn hoặc các làng mộc lân cận khác nhƣ Bích Chu, Vân.
Hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất có nhiều ƣu thế.
- Yêu cầu không quá lớn về vốn.
- Tính tự chủ cao trong sản xuất.
- Chủ động trong việc sử dụng lao động và thời gian lao động và sử dụng lao động, tận dụng đƣợc lao động trong gia đình.
- Dễ dàng điều chỉnh và thích nghi với biến động của thị trường.
Bên cạnh những ƣu điểm này hộ gia đình cũng tồn tại một số yếu điểm nhất định, sản xuất nhỏ, khó tạo ra những đột biến trong kinh doanh và không có tầm nhìn định hướng lâu dài cho sự phát triển nghề. Hiện nay số hộ sản xuất có quy mô trung bình và nhỏ chiếm tỉ lệ chủ yếu trong thôn, nhiều xưởng phụ thuộc và các đơn đặt hàng của các hộ lớn hơn, khâu marketing còn hạn
chế, thiếu chủ động trong việc mở rộng thị trường nên hoạt động sản xuất dễ bị đứt quãng trong năm.
c. DNTN và công ty TNHH.
Để thuận tiện cho việc giao dịch một số chủ xưởng lớn mở DNTN hoặc công ty TNHH. Con dấu và tài khoản ngân hàng tạo điều kiện cho các chủ sản xuất dễ dàng tiếp cận với những đơn đặt hàng có quy mô trung bình và lớn.
Chủ cơ sở sản xuất hoàn toàn chủ động trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh song cũng dần làm quen với các thủ tục về thuế, quyền sở hữu và luật doanh nghiệp, đồng thời phát huy tính năng động trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, có một điều thú vị là ngay chính trong làng các doanh nghiệp này không đƣợc biết đến rộng rãi. Tính đến năm 2014 có 11 DNTN và 1 công ty TNHH, đang hoạt động trong thôn song không có doanh nghiệp nào có văn phòng đại diện, đại lý hay cửa hàng. Khi cần quảng bá tới khách hàng, chủ doanh nghiệp đƣa khách tới tham quan trực tiếp cơ sở sản xuất tại các xưởng. Đôi khi chủ những doanh nghiệp này thậm chí còn không có cơ sở sản xuất mà thực chất chỉ là đảm nhận khâu tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm bằng việc chia nhỏ các đơn hàng cho các xưởng khác và lấy % chênh lệch, có 6/11 DNTN hiện đang hoạt động theo phương thức này.
Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh gọn nhẹ nhƣng năng lực tài chính không đủ mạnh, khả năng quản lý tổ chức kinh doanh còn hạn chế, là trở ngại để phát triển các doanh nghiệp này. Minh chứng cho điều này là sự tăng giảm kém ổn định của số lƣợng các công ty TNHH. Sự hạn chế của nguồn vốn và năng lực quản lý dễ dễ dàng làm công ty TNHH chao đảo trước những thay đổi của thị trường hoặc các biến cố kinh doanh.Tới năm 2014 chỉ còn 1 công ty TNHH hoạt động trong làng nghề.
Ƣu thế lớn nhất của các doanh nghiệp tƣ nhân là có vốn lớn, nhiều mối quen biết và khả năng mở rộng thị trường tốt hơn hẳn các chủ hộ sản xuất vừa
và nhỏ trong thôn.Các DNTN thường được phát triển lên phát từ các xưởng hộ gia đình sản xuất quy mô lớn. Tuy chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong làng nghề song đây là hạt nhân cho sự phát triển làng nghề theo hường công nghiệp hóa hiện đại hóa.