CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC THÔN THỦ ĐỘ
2.2. Thực trạng phát triển làng nghề mộc đối tại thôn Thủ Độ
2.2.2. Hiện trạng phát triển làng nghề mộc từ năm 2000 đến nay
2.2.2.3. Công nghệ sản xuất
Trong các mặt hàng thủ công truyền thống có thể nói chế tác đồ mộc là một trong những mặt hàng có quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi nhiều sức người và sự tỉ mỉ nhất.
Trước khi có điện 100% các khâu sản xuất một sản phẩm mộc được thực hiện thủ công, từ các khâu đo dạc, xẻ gỗ đến bào gỗ, ghép mộng, đánh bóng tạo màu sản phẩm...Độ chính xác của sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của người thợ. Năng suất lao động thấp vì hoàn toàn sử dụng sức người, thời gian hoàn thành sản phẩm kéo dài và số lượng sản phẩm hạn chế.
Mặt khác, người thợ chỉ có thể gia công chế tác vào ban ngày là chủ yếu.
Cũng giống nhƣ nghề rèn ở Bàn Mạch, nghề mộc có ƣu điểm vƣợt trội về khả năng cơ giới hóa sản xuất so với nhiều nghề thủ công khác nhƣ mây tre đan, làm miến, bánh đa hay sơn mài, khắc gỗ. Sự hình thành và phát triển mạng lưới điện quốc gia đã làm thay đổi bộ mặt sản xuất của nhiều làng nghề trong đó có Thủ Độ. Năm 1986 ánh sáng điện đầu tiên về thôn mở ra cơ hội
cho việc cơ giới hóa sản xuất sau này. Từ năm 1990 những chiếc máy công nghiệp chạy điện đầu tiên xuất hiện ở Thủ Độ.
Bảng 2.1: Một số loại máy thông dụng trong sản xuất mộc tại thôn
Loại máy Năm
xuất hiện Công dụng
Giá thành (triệu đồng) theo giá hiện
hành
Máy xẻ gỗ 1990 Xẻ thân gỗ lớn 40-60
Máy chà 1995 Chà nhám, làm nhẵn
bề mặt gỗ 1,2-1,5
Máy bào cầm tay 1995 Bào gỗ 1,5-3
Máy cắt 2004 Cắt gỗ 3-3,5
Máy khoan 1990 Khoan gỗ, bê tông 1,5-3
Máy 3 pha 1995 Cắt gỗ, bào gỗ, đục gỗ,
quấn gỗ, soi gỗ 15-20
Máy đục 2000 Đục gỗ 10-15
Máy vanh 2000
Xẻ gỗ thành các thanh có hình khối theo yêu cầu
10-15 Máy phay mộng
(máy liên hoàn) 2005 Tạo mộng ghép 40-60
Máy soi định hình 2005 Tạo các góc cạnh theo
yêu cầu 20-30
Nguồn: Điều tra xã hội học tại làng nghề
Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, số lƣợng máy móc tăng lên nhanh chóng đặc biệt là sau năm 2000. Hiện nay, 80% khối lƣợng công việc của làm nghề tại thôn đã đƣợc cơ giới hóa, giảm đáng kể sự hao tốn sức lực của người thợ, độ chính xác trong từng chi tiết sản phẩm cao hơn. So với việc dùng sức người để xẻ gỗ thì chiếc máy xẻ có năng suất gấp 20 lần và độ chính xác cao hơn hẳn. Thay vì bào tay vừa hao tốn sức lực vừa mất nhiều thời gian, sự ra đời của các loại máy chà máy bào cầm tay và các loại máy bào cuốn hỗ trợ người lao động đẩy cao năng suất gấp 10 – 15 lần so với lao động thủ công. Năng suất lao động tăng lên tỉ lệ thuận với số lƣợng máy móc và thiết bị đƣợc trang bị. Các khâu để hoàn thành một sản phẩm mộc
vẫn được thực hiện đầy đủ bởi sự tỉ mỉ cần mẫn của người thợ, song đã được máy móc hỗ trợ đáng kể trong việc đẩy nhanh tiến độ lao động. Điều này cho phép nghề mộc tại thôn sản xuất hàng loạt với quy mô lớn đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trường.
Bảng 2.2: Thống kê số lượng một số loại máy giai đoạn 1990 - 2014 Loại máy Số lƣợng máy (chiếc)
1990 1995 2000 2005 2010 2014
Máy xẻ gỗ 1 2 2 4 4 5
Máy chà 0 31 103 171 215 276
Máy bào cầm tay 0 30 67 71 110 120
Máy cắt 0 0 0 43 102 127
Máy khoan 14 45 70 94 125 137
Máy 3 pha 0 25 79 97 128 143
Máy đục 0 0 10 25 65 92
Máy vanh 0 0 4 15 27 39
Máy phay mộng
(máy liên hoàn) 0 0 0 1 17 35
Máy soi định hình 0 0 0 3 18 47
Nguồn: Điều tra xã hội học tại làng nghề
Sự cơ giới hóa ở thôn chủ yếu là đƣợc thực hiện cơ giới hóa từng phần.
Sự hạn chế về vốn không cho phép các xưởng đặc biệt là các hộ sản xuất nhỏ và trung bình cơ giới hóa đồng bộ. Hầu hết thiết bị máy móc đều đặt hàng trong nước từ các xưởng gia công, tự chế. Một số loại máy có giá thành tương đối cao như máy xẻ gỗ, máy liên hoàn… phần lớn các xưởng nhỏ chưa đủ vốn đầu tư. Các xưởng lớn ngoài sử dụng máy để sản xuất hàng còn xẻ gỗ thuê cho các xưởng khác khi cần. Để tiết kiệm chi phí máy móc, người thợ sử dụng những loại máy có trước kém hiện đại và rẻ tiền hơn máy liên hoàn và máy soi định hình…song mất nhiều thời gian hơn cho cùng một sản phẩm.
Sự phát triển của kỹ thuật sản xuất giúp nghề phổ biến nhanh hơn. Người mới học nghề không mất quá nhiều thời gian để học các thao tác nghề cơ bản, thời gian học nghề đƣợc rút ngắn và cả phụ nữ cũng có thể học đƣợc nghề. Theo nhƣ những người thợ già kinh nghiệm ở làng, một thợ trẻ nhanh nhẹn trước đây phải mất ít nhất 5 năm cần mẫn mới có thể biết nghề, muốn thành thạo phải mất 7 đến 10 năm, ngày nay chỉ cần khoảng 3 năm để biết chế tác các loại đồ gia dụng cơ bản và 5 năm để thành nghề. Chỉ cần nắm đƣợc cách sử dụng các loại máy móc thì cả phụ nữ cũng có thể làm đƣợc các thao tác nghề cơ bản.