Sản phẩm và tiêu thụ

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ xã An Tường – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MỘC THÔN THỦ ĐỘ

2.2. Thực trạng phát triển làng nghề mộc đối tại thôn Thủ Độ

2.2.2. Hiện trạng phát triển làng nghề mộc từ năm 2000 đến nay

2.2.2.4. Sản phẩm và tiêu thụ

a. Sản phẩm chủ đạo

Cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi mạnh mẽ và dần hình thành hướng chuyên môn hóa rõ rệt.

Cùng với những biến đổi về lịch sử, hoàn cảnh kinh tế và nhu cầu tiêu dùng và những tiến bộ trong sản xuất, sản phẩm của làng nghề mộc cũng biến đổi nhiều theo thời gian. Những sản phẩm mộc của thủ Độ vừa lưu giữ những nét truyền thống trong kỹ thuật chế tác gỗ có từ lâu đời vừa thay đổi về mẫu mã, cơ cấu sản phẩm để phù hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bảng 2.3: Phân loại cơ sở sản xuất theo sản phẩm chính.

Năm

Nội thất truyền thống (1)

Nội thất hiện đại

(2)

Cả (1) và

(2) Ván ép

Gỗ thành

khí

Tổng số

1986 9 16 0 0 0 25

1990 9 20 2 0 1 32

1995 7 32 6 0 3 48

2000 8 54 6 2 4 74

2005 9 69 6 2 4 90

2010 9 98 7 2 4 120

2014 9 112 7 2 5 135

Nguồn: Điều tra xã hội học tại làng nghề

Tỉ lệ các cơ sở sản xuất tỉ lệ thuận với khối lƣợng hàng hóa sản xuất ra mỗi năm tại thôn, cho thấy cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi rõ rệt. Tỉ lệ số hộ tham gia sản xuất các mặt hàng nội thất hiện đại như giường, tủ bếp câu thang, ốp trần, lát sàn, tủ, kệ… tăng ổn định qua các năm, trong khi tỉ lệ hộ sản xuất đồ mộc truyền thống có xu hướng giảm rõ rệt trong cơ cấu. Điều này có thể lý giải bởi sự thay đổi của nền kinh tế, nhu cầu thị trường, những tiến bộ trong cơ giới hóa sản xuất… theo từng thời kỳ.

Bảng 2.4: Một số sản phẩm mộc chủ yếu của thôn giai đoạn 2005 – 2014

Năm 2005 2010 2014

Nội thất hiện đại

Giường các loại (chiếc) 3200 5700 10500

Bàn ghế các loại (bộ) 800 1350 2600

Tủ các loại (chiếc) 1300 2100 2800

Giá sách, kệ (chiếc) 680 850 1650

Cầu thang (bộ) 500 820 1020

Ốp trần, tường, sàn (bộ) 400 570 820 Nội thất

truyền thống

Sập(chiếc) 87 102 111

Trường kỷ(bộ) 45 110 97

Phản (chiếc) 87 72 98

Đồ thờ (bộ) 172 214 242

Nguồn: Hội nghề mộc xã An Tường

- Khi các cơ sở sản xuất chƣa đủ điều kiện để phát triển ngay tại thôn làng, những sản phẩm chủ yếu của người thợ mộc Thủ Độ chủ yếu là phần mộc của các ngồi nhà, các công trình tôn giáo, các đồ nội thất đắt tiền nhƣ sập, trường, …đồ gia dụng phổ thông như bàn, ghế, giường, tủ, trạn bát…

(chủ yếu là làm cho các gia đình khá giả trên khắp miền Bắc). Cũng chính nhờ điều này mà tay nghề và các sản phẩm mộc của Thủ Độ sớm đƣợc biết đến ở khắp vùng châu thổ, tạo điều kiện cho sự mở rộng thị trường sau này.

- Trong thời kỳ bao cấp hợp tác xã Tân lập của Thủ Độ sản xuất tập trung theo các đơn đặt hàng của nhà nước chủ yếu là ghế ba nan, giường mô đét, tủ hai buồng, tủ lệch, bàn ghế xa lông…Nhìn chung thời kỳ này các loại hình sản phẩm mộc của Thủ Độ đơn giản do sự hạn chế của thị trường, nguồn

gỗ, kỹ thuật sản xuất. Mô hình sản xuất tập trung chƣa khuyến khích đƣợc nghề mộc phát huy hết tiềm năng. Một số hộ có vốn, giỏi nghề đã bắt đầu có xu hướng tách ra khỏi sản xuất tập trung, mua gỗ từ vùng trung du miền núi phía bắc vận chuyển theo đường sông, đóng các sản phẩm có giá trị và đòi hỏi tay nghề cao hơn như trường kỷ, sập, giường tứ quý bán cho các hộ gia đình khá giả trong huyện và các vùng lân cận, tuy nhiên hoạt động này không công khai vì còn chƣa có sự đồng thuận từ chính quyền.

- Sau năm 1986, khi chính thức đi vào cơ chế thị trường sản phẩm mộc của Thủ Độ mới có cơ hội bung ra về số lƣợng, chủng loại và mẫu mã. Các cơ sở sản xuất nhỏ dưới hình thức hộ gia đình ở thôn tăng lên nhanh chóng đặc biệt là sau năm 2000. Nhu cầu tiêu dùng của thị trường thay đổi nhanh chóng trong vòng hai mươi năm trở lại đây làm biến đổi rõ ràng cơ cấu các sản phẩm mộc của Thủ Độ. Khi kinh tế mới thoát khỏi thời kỳ khó khăn, nhu cầu tiêu dùng đồ mộc của người dân chủ yếu là những vật dụng cơ bản trong gia đình như giường, bàn ghế, trạn bát giá bình dân làm từ các loại gỗ dễ mua như xoan, mít, xà cừ…tăng lên nhanh chóng, đây cũng là những sản phẩm chủ đạo của Thủ Độ trong những năm 1990 đến 2000, song song với dòng đồ mộc dân dụng đơn giản là các sản phẩm truyền thống phản ánh tư tưởng “ăn chắc, mặc bền” của nhiều gia đình Bắc Bộ như trường kỷ, sập, giường tứ quý từ các loại gỗ đắt tiền nhƣ đinh chun, lim,…mà chỉ những gia đình khá giả hoặc trung lưu mới đặt hàng.

- Sau năm 2000 Sự phát triển của kỹ thuật sản xuất, mạng lưới cung cấp điện cho phép nghề mộc nâng cao năng suất, tăng cường quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm. Giao thông vận tải đường bộ phát triển nhanh chóng cho phép việc vận chuyển gỗ nguyên liệu và phân phối sản phẩm dễ dàng hơn, thị trường nhanh chóng được mở rộng ra các thành phố lớn và khắp các vùng miền trong cả nước. Từ xu hướng “ ăn chắc mặc bền” thị hiếu tiêu dùng đã chú ý nhiều hơn đến cái “đẹp” của sản phẩm.

- Sự thay đổi trong thiết kế của các ngôi nhà từ nhà gỗ truyền thống đến nhà gạch mái ngói ngày nay là các ngôi nhà mái bằng, nhà tầng, chung cƣ, biệt thự đã mở ra cho nghề mộc cơ hội đổi mới cơ cấu sản phẩm và hướng chuyên môn hóa. Những sản phẩm mới nhanh chóng xuất hiện và trở thành sản phẩm chuyên môn hóa chủ đạo nhƣ cầu thang, khuôn cửa, sàn gỗ, trần gỗ, tủ bốn buồng, giường ngủ, bàn phấn, tủ bếp,… thiết kế theo hơi hướng phương Tây. Người thợ Thủ Độ không chỉ khéo tay họ còn rất năng động và nhạy bén, nắm bắt rất nhanh thị hiếu tiêu dùng. Không chỉ bằng lòng với các thiết kế truyền thống vốn là thế mạnh của làng nghề, nhiều thợ giỏi còn mày mò tự thiết kế các mẫu mã mới, sưu tầm tranh ảnh về các mẫu đồ mộc và sản xuất hàng theo các mẫu khách hàng yêu cầu. Có thể nói, song song với những nhân tố bên ngoài làm thay đổi cơ cấu sản phẩm của làng nghề thì sự năng động của những chủ cơ sở sản xuất và người thợ cũng đóng vai trò đáng kể.

- So với việc học chế tác các mặt hàng truyền thống nhƣ sập gỗ, tủ chè, trường kỷ, giường tứ quý, án gian… kỹ thuật chế tác các sản phẩm gỗ kiểu mới đơn giản hơn, không yêu cầu cao về trình độ tay nghề, sự tỉ mỉ của người thợ cũng nhƣ chủng loại gỗ sử dụng, nên dễ dàng phổ biến nhanh chóng. Giá thành của các mặt hàng nội thất gỗ hiện đại thường thấp hơn so với các loại nội thất truyền thống được thiết kế theo các mẫu cổ nguyên bản và kén người mua hơn nên hiện tại còn rất ít hộ trong thôn giữ hướng sản xuất này.

b. Thị trường tiêu thụ

Thị trường trong nước vẫn là thị trường tiêu thụ chính của các cơ sở sản xuất trong thôn. Hiện tại tại thôn chỉ có một công ty TNHH sản xuất hàng xuất khẩu với mặt hàng chủ đạo là hàng rào gỗ xuất khẩu sang Úc. Thị phần từ xuất khẩu chỉ chiếm 4,09% trong toàn bộ cơ cấu giá trị sản xuất từ làm mộc năm 2014.

Khách hàng trong nước chủ yếu có thể phân loại thành nhóm sau:

- Khách hàng lẻ: Quy mô đơn đặt hàng nhỏ, sản phẩm đặt hàng rất đa dạng, thường là các mặt hàng nội thất cho một gia đình như khuôn cửa, cửa, giường, tủ bàn ghế, cầu thang…

- Các cơ quan, trường học, công ty: Quy mô đặt hàng lớn hơn so với khách hàng lẻ, sản phẩm đặt hàng thường là bàn, ghế, tủ hồ sơ, … số lượng lớn, sản xuất hàng loạt cùng một mẫu mã.

- Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh đồ gỗ: Quy mô đơn đặt hàng theo từng đơn hàng không lớn, song lại là khách hàng thường xuyên, sản phẩm chủ yếu là đồ nội thất gia dụng yêu cầu các các sở sản xuất phải làm theo các mẫu mã khác nhau.

- Doanh nghiệp xây dựng: Quy mô đơn hàng thường rất lớn, sản phẩm đa dạng thường là cung cấp phần nội ngoại thất gỗ cho các công trình xây dựng lớn mà hiện tại phổ biến là các chung cƣ mới xây, các tòa nhà lớn…

Nếu nhìn từ góc độ tiêu thụ sản phẩm mỗi đối tƣợng khách hàng có những ƣu nhƣợc điểm khác nhau. Các đơn hàng từ khách hàng lẻ, hay các cơ quan nhà nước, trường học mặc dù có giá trị cho các đơn hàng không quá lớn, song lại giúp các chủ xưởng thu hồi và quay vòng vốn nhanh bởi khách hàng thường được ứng trước và thanh toán sớm ngay sau khi bàn giao sản phẩm.

Các đơn hàng từ các doanh nghiệp xây dựng mặc dù có giá trị đơn hàng lớn, song quay vòng vốn chậm và đòi hỏi vốn ban đầu lớn, đồng thời có thể có hiệu ứng dây chuyền khi doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn. Với quy mô của các cơ sở sản xuất trong thôn (chủ yếu là nhỏ và trung bình), cộng với việc không có chính sách hỗ trợ về vốn cho phát triển tiểu thủ công nên việc theo đuổi các đơn hàng nhƣ vậy có tính mạo hiểm cao. Với đặc thù của các đối tượng khách hàng chủ đạo, các xưởng mộc không bao giờ có hiện tƣợng tồn hàng vì hầu hết các cơ sở sản xuất đều sản xuất theo các đơn đặt hàng với số lƣợng định sẵn.

Sản phẩm mộc có đặc thù là tương đối cồng kềnh do vậy để tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển các cơ sở sản xuất chế tác từng chi tiết sản phẩm, sau đó vận chuyển tới nơi nhận hàng mới lắp ghép từng bộ phận thành sản phẩm hoàn chỉnh, ô tô là phương thức vận chuyển chủ yếu. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng cho các chủ cơ sở sản xuất.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của các cơ sở sản xuất trong thông là ở miền Bắc khoảng hơn 80% thị phần trong nước, chủ yếu là các sản phẩm nội thất tầm trung. Đây cũng là thị trường truyền thống của Thủ Độ. Các chủ xưởng không mấy mặn mà với thị trường miền Trung và miền Nam do quãng đường vận chuyển xa làm tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Các loại nội thất gỗ truyền thống cao cấp tuy có số cơ sở sản xuất chiếm tỉ lệ nhỏ trong thôn, song vùng tiêu thụ lại rộng khắp cả nước, mặc dù số lượng hàng sản xuất hạn chế xong hầu hết các các cơ sở sản xuất này đều có nhiều thợ giỏi và duy trì nghề qua nhiều thế hệ, chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo và có tiếng đã lâu.

c. Hình thức tiêu thụ

Hầu hết các cơ sở sản xuất ở thôn không có cửa hàng hay đại lý trƣng bày sản phẩm. Khách hàng gần, xa biết tiếng hàng mộc Thủ Độ đã lâu năm tìm tới tận các cơ sở sản xuất tại thôn để đặt hàng hoặc liên hệ mua hàng thông qua các mối quen biết với các khách hàng cũ. Người mua có thể cung cấp gỗ nguyên liệu hoặc giao khoán toàn bộ sản phẩm cho các chủ hàng. Sau khi hoàn tác toàn bộ các bộ phận của sản phẩm, các đội thợ theo xe hàng vận chuyển sản phẩm tới nơi nhận hàng mới lắp ghép hoàn chỉnh. Chi phí vận tải có thể do bên mua hoặc bên bán chi trả tùy theo thỏa thuận.

Từ năm 2006, những mặt hàng đầu tiên của thủ Độ đã bắt đầu tham gia vào các hội trƣng bày sản phẩm làng nghề. Để quảng bá sản phẩm, học hỏi

lãm hàng tiểu thủ công nghiệp địa phương các tỉnh phía Bắc của Bộ Công Thương tổ chức tại Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển làng nghề mộc thôn Thủ Độ xã An Tường – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)