Tác động tới kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010 (Trang 93 - 100)

Chương III: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 1997 - 2010

3.1. Những tác động tích cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Nam

3.1.2. Tác động tới kinh tế

* T ớ sả uấ

Nông nghiệp và nông thôn đã và đang có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, trong suốt những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các địa phương luôn quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi sát sao hoạt động sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đặc biệt là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chính những thành tựu đạt đƣợc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Khu vực nông, lâm, thủy sản đã duy trì tốc độ phát triển tương đối

nhanh và ổn định; cơ cấu nội bộ có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có tốc độ phát triển nhanh, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng toàn ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân thời kỳ 1997 – 2010 đạt 4,16%/năm, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,88%/năm, lâm nghiệp giảm 0,04%/năm, thủy sản tăng 14,27%/năm [9;22].

Cơ cấu trong khu vực nông, lâm nghiêp, thủy sản có nhiều tiến bộ. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tăng, đúng định hướng đưa hai ngành này trở thành mũi nhọn thúc đẩy tăng trưởng chung toàn khu vực.

Trong 14 năm, tỷ trọng giá trị ngành thủy sản đã tăng liên tục từ 2,1% năm 1997 đến 7,8 % năm 2010; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 24,8 % năm 1997 lên 39,8 % năm 2010. Cơ cấu mùa vụ cơ bản chuyển sản xuất từ 2 vụ chính sang sản xuất 3 vụ trong năm, với vai trò sản xuất vụ đông ngày càng quan trọng, sản xuất vụ đông mang đậm nét tính chất sản xuất hàng hóa, sản xuất hàng nông sản xuất khẩu. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi mạnh theo hướng đưa nhanh giống có năng suất, chất lượng vào sản xuất, nhiều giống cây con mới đƣợc chuyển giao sản xuất thử nghiệm, nhân rộng qui mô sản xuất ở Hà Nam nhƣ: lúa lai, dƣa xuất khẩu, tôm càng xanh, bò sữa… đã phát huy tác dụng tích cực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm, thủy sản. Bên cạnh đó, hình thức, phương thức sản xuất trong nông thôn, nông nghiệp có nhiều thay đổi. Bước đầu, tỉnh Hà Nam đã xây dựng một số mô hình sản xuất trang trại và các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ và ngày càng khẳng định tính ƣu việt vƣợt trội ở các mặt năng suất, thu nhập so với kinh tế hộ ở nông thôn. Phương thức sản xuất trong chăn nuôi chuyển từ quảng canh, tận dụng sang sử dụng thức ăn công nghiệp là chủ yếu, tỷ lệ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông thôn có xu hướng giảm dần.

Sản xuất lương thực - nhiệm vụ trọng tâm sản xuất nông nghiệp liên tục

giành thắng lợi, đảm bảo duy trì vững chắc, cân đối lương thực cho tiêu dùng và sản xuất trên địa bàn trong điều kiện quĩ đất sản xuất nông nghiệp giảm.

Sản lượng lương thực sản xuất năm 2010 gấp 1,24 lần năm 1997. Sản xuất lương thực phát triển đi đôi với thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, ổn định qui mô dân số, đã đưa sản lượng bình quân đầu người của tỉnh Hà Nam đạt khá cao so với cả nước. Năm 2010 đạt 567 kg/người/năm, gấp 1,23 lần năm 1997, đạt tốc độ phát triển bình quân 1,62 %/năm. Lương thực bình quân đầu người năm 2010 của Hà Nam cao hơn bình quân các tỉnh là 90kg/người/năm và cao hơn cả nước 60kg/người/năm [9;24].

Sản xuất cây vụ đông phát triển cả bề rộng và chiều sâu, gắn kế hoạch sản xuất vụ đông với việc đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án trong sản xuất nông nghiệp và trong các phong trào thi đua do Trung ƣơng, địa phương phát động trong nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất vụ đông chuyển biến rõ nét theo hướng sản xuất hàng hóa, hàng nông sản xuất khẩu và thực sự trở thành vụ sản xuất chính trong năm, ngày càng đóng vai trò nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân. Tổng diện tích gieo trồng vụ đông năm 2010 gấp 2,06 lần năm 1997. Diện tích tăng nhanh do mở rộng diện tích gieo trồng trên chân ruộng 2 vụ lúa. Vụ đông năm 2010, diện tích gieo trồng chân ruộng 2 vụ lúa là 14.571 ha, chiếm 78,3% tổng diện tích cả vụ, tăng gấp 1,67 lần diện tích gieo trồng trên ruộng 2 lúa vụ đông năm 1998 [9;25]

Kết quả sản xuất trong những năm qua đã thể hiện rất rõ chủ trương của tỉnh về phát triển sản xuất vụ đông, đó là đƣa vụ đông trở thành vụ sản xuất hàng hóa nông sản phục vụ xuất khẩu. Nếu nhƣ những năm đầu, cây trồng vụ đông chủ yếu là các loại cây truyền thống, nhằm giải quyết khâu lương thực là chính, nhƣ khoai lang, ngô, rau… thì bắt đầu từ năm 2002 trở lại đây, qui mô sản xuất cây trồng có giá trị hàng hóa tăng lên nhanh, đỗ tương trở thành cây chủ lực trong sản xuất vụ đông. Trước năm 2002, diện tích đỗ tương vụ đông gieo trồng chỉ dưới 1000 ha/vụ, đến năm 2002 đạt 1.162 ha và đến năm 2010

đạt 11.550 ha chiếm 60,7% tổng diện tích gieo trồng vụ đông, sản lƣợng đỗ tương 2010 gấp 12,9 lần năm 1997. Bên cạnh cây đỗ tương, diện tích trồng dưa xuất khẩu đƣợc duy trì ổn định, năm 2010 diện tích gieo trồng là 603 ha [9;26].

Nhiều hộ gia đình nông dân Hà Nam làm giàu từ sản xuất cây vụ đông.

Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển, thực sự trở thành mũi nhọn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Mục tiêu nghị quyết 03 năm 2003 của Tỉnh ủy Hà Nam phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cơ bản hoàn thành. Có thể nói, tình hình chăn nuôi cả nước nói chung, Hà Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Song với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, công tác phòng chống dịch bệnh đã đạt hiệu quả, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại, qui hoạch đầu tƣ xây dựng khu chăn nuôi tập trung đã tạo điều kiện chăn nuôi của tỉnh Hà Nam phát triển. Tổng đàn gia cầm năm 2010 gấp khoảng 2,6 lần năm 1997, số lợn gấp khoảng 1,93 lần năm 1997 [9;27]; sản lƣợng thịt hơi gia súc và gia cầm xuất chuồng năm 1996 chỉ là 19.256 tấn thì đến năm 2010 là 55.000 tấn [9;105].

Nuôi trồng thủy sản có bước phát triển vượt bậc về cả qui mô, diện tích và phương thức nuôi trồng, quá trình phát triển gắn liền với với đẩy mạnh thực hiện chủ trương lớn của Nghị quyết 03. Trong 14 năm các địa phương trong tỉnh đã tiến hành chuyển đổi gần 3.000 ha đất ruộng trũng trồng lúa hiệu quả thấp sang sản xuất đa canh, theo mô hình kết hợp sản xuất trồng trọt - chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản, hiệu quả kinh tế sau khi chuyển đổi cao hơn hẳn trồng lúa. Năm 1996, giá trị sản xuất của ngành thủy sản chỉ là 24 tỷ đồng thì đến năm 2010 là 420,6 tỷ đồng. Nếu nhƣ giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp năm 1996 chỉ chiếm 1% thì đến năm 2010 tăng lên 2,7% [9;104].

Một trong những thành công của tỉnh trong nông nghiệp là phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung, cụ thể: Chăn nuôi tập trung: Một

số khu chăn nuôi tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân ( ở V Bả – B Lụ , N ậ Tâ , ồ Hó – K m Bả , N â M - L N â …), đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 8 khu chăn nuôi thu hút 59 hộ sản xuất, đang tiếp tục xây dựng 5 khu chăn nuôi tập trung, dự kiến hoàn thành trong năm 2011. Nuôi trồng thủy sản tập trung: Việc xây dựng các khu nuôi trồng thủy sản tập trung đảm bảo tiến độ; đã hoàn thành xây dựng 3 khu nuôi trồng thủy sản tập trung: Mỹ Thọ 93,6 ha, Thanh Hải 90 ha, Đức L 73,14 ha;

đang xây dựng khu Hoàng Tây - Kim Bình - Văn Xá 203,4 ha [58; 2].

Hiện tại, Hà Nam đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả bền vững. Một trong những hoạt động khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp mà tỉnh đang thực hiện hiện nay là “ ề ổ ể ể ă u bò sữ ỉ Hà N m ăm 2015”. Đây là một trong nhiều mô hình quản l nông nghiệp công nghệ cao đƣợc tỉnh chú trọng đầu tƣ phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Hiện nay, nghề chăn nuôi bò sữa của tỉnh ta có đủ điều kiện hình thành chuỗi sản xuất chế biến sữa liên hoàn bởi sự kết hợp đồng bộ của 4 nhà: nông dân, khoa học, quản l và doanh nghiệp. Tỉnh cũng đã đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi, khuyến khích phát triển mô hình, tạo điều kiện để mô hình thực sự là điểm trong việc đƣa công nghệ cao vào nông nghiệp, thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Nhƣ vậy, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Nam. Hiện nay, Hà Nam là một trong những tỉnh áp dụng mô hình sản xuất tiên tiến mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhƣ xây dựng hàng trăm mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, hàng chục mô hình chăn nuôi tập trung, hàng trăm mô hình

trồng và nhân giống nấm ăn, hàng trăm ha cây trồng vụ đông hàng hóa và hàng chục mô hình khuyến nông…

* T ớ à

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không chỉ tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp mà còn tác động và thúc đẩy công nghiệp phát triển thông qua những số liệu cụ thể: qui mô kinh tế công nghiệp không ngừng lớn mạnh, đạt tốc độ phát triển tương đối cao, vững chắc trong thời kỳ 1997 - 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 8.124,5 tỷ đồng gấp 25,5 lần năm 1997, tốc độ phát triển bình quân cả thời kỳ là 28,3%/năm [9;30]. Năm 1996 giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng là 785,2 tỷ đồng đến năm 2010 là 15.914,0 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế công nghiệp Hà Nam có sự chuyển biến khá sâu sắc theo hướng tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Đến nay, trên địa bàn tỉnh được Chính phủ phê duyệt 08 khu công nghiệp tỉnh quản l . Cùng với xây dựng khu công nghiệp, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện qui hoạch xây dựng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn qui hoạch sử dụng đất đai dài hạn. Năm 2010 huyện, thành phố đã qui hoạch 17 cụm, trong đó có 13 cụm đi vào hoạt động, thu hút 72 doanh nghệp sản xuất kinh doanh với 5.000 lao động đang làm việc [9;32].

Nông nghiệp, nông thôn phát triển cũng thúc đẩy ngành dịch vụ có sự phát triển. Giá trị sản xuất năm 1996 trong ngành dịch vụ là 805,8 tỷ đồng năm 2010 là 5.687,0 tỷ đồng. Đồng thời kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 1997 là 3,77 triệu USD đến năm 2010 là 117,0 triệu USD [9;139].

Bên cạnh đó, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng thúc đẩy ngành thương mại và du lịch của tỉnh phát triển: Năm 2010 tốc độ tăng GDP bình quân đạt 10,3%/năm, GDP dịch vụ chiếm 23,6% GDP toàn tỉnh, giá trị xuất khẩu đạt 167 triệu USD, tăng bình quân 33,2%/năm, tổng mức luân chuyển

hàng hoá tăng bình quân 21,15%/năm [58;10]. Đồng thời, tỉnh cũng tích cực khai thác các tiềm năng, tài nguyên du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tổ chức thêm nhiều loại hình du lịch mới. Doanh thu tăng bình quân 15%/năm. Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao đã triển khai đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật; triển khai giải phóng mặt bằng. Hoàn thành dự án hạ tầng khu du lịch bến Thuỷ và hạ tầng điểm du lịch chùa Bà Đanh; đã quy hoạch và xác định địa điểm để xây dựng khách sạn lớn, tập trung chủ yếu vào trung tâm thành phố và các khu du lịch lớn nhƣ Tam Chúc – Ba Sao; xây mới và nâng cấp khách sạn Hoà Bình, khách sạn 30/4, khách sạn Hương Việt.

Một trong những nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là phát triển làng nghề truyền thống và làng nghề mới nên chủ trương củng cố, phát triển nghề, làng nghề được quan tâm đúng mức tạo ra chuyển biến tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống dân cƣ nông thôn. Các làng nghề truyền thống, làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu từng bước được khôi phục và phát triển, sản phẩm vươn tới nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Tổng số cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp hiện có năm 2010 là 32.705 cơ sở, gấp 2,2 lần năm 1997. Hiện nay, tỉnh đã có 2/5 cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề đã đi vào hoạt động đó là: Cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề Nhật Tân 26 nhà đầu tƣ đăng kí sản xuất - kinh doanh trong đó 20 nhà đầu tƣ đi vào hoạt động với các nghề chủ yếu nhƣ: mộc dân dụng, dệt, thu hút đƣợc 173 lao động và cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề Ngọc Động 18 nhà đầu tƣ đăng kí sản xuất - kinh doanh và đều đi vào hoạt động với các nghề chủ yếu mây giang đan, thu hút 580 lao động . Bên cạnh đó, tỉnh còn có 3/5 cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề đƣợc phê duyệt quy hoạch nhƣng chƣa có quyết định thành lập đó là cụm Nha Xá Duy Tiên , cụm Bắc L L Nhân , cụm Nguyên L L Nhân . Đến năm 2010, giá trị sản xuất

của làng nghề là 1.604,081 tỷ đồng tăng 17,79% so với năm 2009, chiếm 19,7% so với giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành [41;84]

Thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực về qui mô và nguồn thu cũng nhƣ cơ cấu thu – chi ngân sách. Cùng với sự hỗ trợ quan trọng từ ngân sách Trung ƣơng, công tác quản l , điều hành ngân sách có nhiều đổi mới, công tác thu – chi ngân sách tỉnh Hà Nam đã đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Với sự phấn đấu liên tục nhiều năm qua, năm 2010 đã đánh dấu mốc mới về kết quả thu ngân sách của tỉnh đạt 1.012,5 tỷ đồng tăng gấp 14,0 lần năm 1997. Điều này chứng tỏ nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển có đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010 (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)