Chương III: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 1997 - 2010
3.2. Những tồn tại và hạn chế
- Tuy cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng giá trị sản xuất lâm nghiệp, thủy sản chưa cao và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.
- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, chƣa có nhiều mô hình sản xuất theo quy mô trang trại. Chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao.
- Dịch vụ nông - lâm - ngƣ nghiệp tuy đã phát triển nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất, nhất là khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Bình quân đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ thấp khoảng 0,25 - 0,3 ha/hộ , diện tích đất manh mún, chất lƣợng đất ngày càng suy giảm do hệ số quay vòng cao, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hạn chế khả năng tổ chức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
- Một số nghề sản xuất thiếu ổn định, thiếu vốn, nguyên liệu, sử dụng công nghệ lạc hậu. Sự liên kết giữa các làng nghề, thợ thủ công, doanh nghiệp, HTX chƣa rộng rãi và hiệu quả.
- Việc thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp chƣa đồng bộ. Mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chƣa đƣợc chú đúng mức. Vấn đề dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại còn yếu.
- Vấn đề ô nhiễm do rác thải, nước thải từ sinh hoạt và chăn nuôi ở khu vực nông thôn, nhất là những nơi tập trung đông dân cƣ, chăn nuôi phát triển đang là những bức xúc hiện nay. Đặc biệt, việc xây dựng quy chế, quản l
nghĩa trang chưa được các địa phương quan tâm.
- Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới tăng trưởng ngành chăn nuôi. Các mặt hàng chủ lực trong sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp còn ít, chất lƣợng chƣa cao, khâu tổ chức và phân phối sản phẩm còn yếu đã giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản hàng hóa mà tỉnh có thế mạnh. Những sản phẩm vừa là lợi thế, vừa là sản phẩm chiến lược của ngành nông nghiệp tỉnh như lúa, rau, ngô, đỗ tương, dâu tằm, lợn, cá, gia cầm đều còn ở thời kỳ sản xuất hàng hóa nhỏ, chất lƣợng thấp.
- Lực lƣợng cán bộ quản l kỹ thuật nông nghiệp từ tỉnh tới cơ sở còn mỏng, nên một số chủ trương, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước chậm được cụ thể hóa hoặc chưa đến được với người nông dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
- Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tuy đã đƣợc chú trọng, nhƣng còn ở mức thấp so với yêu cầu phát triển. Do vậy chi phí sản xuất còn cao, chất lƣợng sản phẩm thấp và giá trị hàng hóa ít, tính cạnh tranh còn hạn chế.
- Trình độ của lao động nông nghiệp, nông thôn còn thấp, khả năng ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn hạn chế. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2001 tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo đạt 6,98%, đến năm 2006 sau 5 năm mới đạt 10,52% [9;59].
- Hệ thống CSVCKT đã được tăng cường nhưng nhìn chung còn quy mô nhỏ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiệu quả và tác dụng còn chƣa cao. Vốn đầu tƣ cho ngành nông nghiệp còn thấp và chƣa khai thác đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp nhƣ vốn của doanh nghiệp, của xã hội và vốn nước ngoài
- Trong nôi dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hà Nam có đề cập đến phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống mặc dù đã thu đƣợc nhiều thành tựu nhƣng bên cạnh đó lại có hạn chế đó là tình trạng ô
nhiễm môi trường. Hàng năm nhân dân sống 2 bên bờ sông Đáy, nhân dân sống gần nhà máy, xí nghiệp, làng nghề đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải của các nhà máy, làng nghề thải ra.
Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhƣng chƣa có biên pháp giải quyết thỏa đáng nên gây ra tâm l bất mãn trong quần chúng nhân dân.
- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã góp phần nâng cao mức thu nhập cho người dân nhưng so với các tỉnh xung quanh: GDP bình quân năm 2010 của tỉnh Hà Nam là 16,5 triệu đồng/người trong khi đó GDP bình quân năm 2010 ở Ninh Bình 20,4 triệu đồng/người, Bắc Ninh là 33,5 triệu đồng/người [9;65].
- Tiến độ thanh quyết toán các công trình ở một số địa phương còn chậm. Tình trạng nợ công, nợ xây dựng cơ bản của các xã ngày một tăng.
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới còn chưa đúng, chưa đầy đủ, nên còn xuất hiện tư tưởng trông chờ, không chủ động tích cực tổ chức thực hiện.
- Việc nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn của các cấp, các ngành ở một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở còn hạn chế, dẫn đến nhận thức chƣa đầy đủ, lúng túng trong cách làm. Chỉ đạo chọn nội dung, tiêu chí cụ thể, xác định việc làm trước, việc làm sau, nhất là nội dung cần thực hiện ngay sau khi đề án được phê duyệt cũng chƣa đƣợc xác định rõ. Qua kiểm tra đánh giá cho thấy đa số các xã không xây dựng đƣợc kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung công việc, nên việc huy động nguồn lực thực hiện tiêu chí đăng k hoàn thành gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu các xã lựa chọn tiêu chí hoàn thành trong năm theo đề án nên không sát với khả năng, điều kiện thực tế của địa phương.
- Nhiều địa phương chưa chú trọng đến các hoạt động về xây dựng thiết chế văn hoá, giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống ở nông thôn; việc xử l rác thải, nước thải còn chưa được quan tâm.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện một số cán bộ thiếu tính quyết liệt, chủ động, còn lúng túng, nhất là ở địa bàn thôn, xóm, chƣa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, tính chủ động, tích cực của cấp ủy, chính quyền và tổ chức đoàn thể; trong khó khăn chƣa năng động, sáng tạo tìm biện pháp giải quyết mà còn nặng tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào cấp trên.
- Nguồn lực thực hiện Chương trình còn ít so với nhu cầu, cơ sở hạ tầng nông thôn hiện tại còn nhiều bất cập; doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn quá ít; chƣa có nhiều mô hình phát triển sản xuất tốt để học tập và khi có mô hình rồi thì công tác nhân rộng còn chậm.
- Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, phát triển thiếu quy hoạch làm phá vỡ cảnh quan và mất cân bằng sinh thái
- Nhiều vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội chƣa đƣợc giải quyết tốt. Các tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào nông thôn, làm cho môi trường nông thôn thêm phức tạp
- Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức Đảng, chính quyền chƣa đáp ứng yêu cầu. Các tổ chức đoàn thể, hội, hiệp hội hoạt động hiệu quả thấp
Tiểu kết chương III
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm, có nghĩa chiến lƣợc trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Nam, phát huy tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Thông qua CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Trước hết, đó là sự phát triển của sản xuất nông nghiệp: Cơ cấu các ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Ngay trong nội bộ các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản đều có sự phát triển theo hướng hiện đại. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không chỉ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mà còn góp phần thúc đẩy công nghiêp, dịch vụ, thương mại phát triển hơn thời kỳ trước.
Đây là nguyên nhân lí giải vì sao Hà Nam là một trong những tỉnh có diện tích nhỏ, tài nguyên thiên nhiên không phong phú nhƣ những tỉnh khác nhƣng tốc độ phát triển kinh tế cũng không kém các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng.
Bên cạnh đó, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn có tác động tích cực đến văn hóa, xã hội của tỉnh. Đầu tiên, ta nhận thấy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã góp phần giải quyết tốt vấn đề về lao động, việc làm đây là điều kiện tiên quyết giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tiếp đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn có tác động tích cực đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo số trường học các cấp và đội ngũ giáo viên không ngừng tăng lên về số lƣợng và chất lƣợng. Hà Nam là một trong những tỉnh có chất lượng giáo dục cao trong cả nước. Chính điều này đã làm cho trình độ dân trí của người dân Hà Nam ngày càng được nâng cao và người lao động ngày càng có tay nghề vững vàng. Không những vậy, CNH, HĐH còn giúp ngành y tế tăng nhanh về cơ sở khám chữa bệnh và đảm bảo
khá tốt về chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.
Một tác động quan trọng khác của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là tác động đến đời sống dân cƣ đƣợc biểu hiện trên các mặt nhƣ: Hệ thống điện, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc ngày càng đƣợc xây dựng và trang bị đầy đủ hơn làm thay đổi bộ mặt của nông thôn. Đồng thời, công tác xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế cho nông dân, phong trào xây dựng nông thôn mới cũng gặt hái đƣợc nhiều thành tựu.
Tuy nhiên, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh vẫn còn những tồn tại hạn chế nhƣ: Giá trị sản xuất lâm nghiệp, thủy sản chƣa cao và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, chƣa có nhiều mô hình sản xuất theo quy mô trang trại; dịch vụ nông - lâm - ngƣ nghiệp tuy đã phát triển nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất, nhất là khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tình trạng ô nhiểm môi trường…
Với việc nhận thức đƣợc những tác động to lớn của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh nên Đảng bộ, Tỉnh ủy Hà Nam đã đƣa ra nhiều chính sách để thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa quá trình CNH, HĐH trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế.