Chương III: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 1997 - 2010
3.1. Những tác động tích cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Nam
3.1.3. Tác động tới xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không chỉ tác đông tích cực đến kinh tế mà còn tác động lớn đến văn hóa, xã hội của tỉnh.
Trước hết, CNH, HĐH tác động tới dâ , , v àm:
Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2000 - 2010 [44;21]
I Cơ cấu lao động % 100 100 100 100 100
Hạng mục ĐVT 2000 2005 2008 2009 2010
1 Nông nghiệp % 78 67,9 60,1 59,5 59,3
2 Công nghiệp – xây
dựng ` 11,7 17,2 19,7 20,2 20,4
3 Dịch vụ + khác % 10,2 14,9 20,2 20,3 20,3 II Giải quyết việc làm
và tạo việc làm mới cho người lao động
Người 10.437 13.000 13.5000 11.000 13.000
III Tỷ lệ thất nghiệp
chung % 3,1 0,7 0,69 - -
Qua bảng số liệu có thể thấy, cơ cấu lao động nông - lâm - ngƣ - nghiệp trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm, tăng cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đồng thời, trước sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hà Nam góp phần làm cho chất lƣợng lao động đƣợc cải thiện rõ nét, thực hiện các chỉ tiêu phát triển về dân số, việc làm đều đạt hoặc vƣợt mức mục tiêu hàng năm cũng nhƣ các giai đoạn 5 năm trong thời kỳ 1997 - 2010. Do thường xuyên quan tâm, duy trì công tác tuyên truyền, vận động nên nhận thức của nhân dân đặc biệt là nông dân về công tác kế hoạch hóa gia đình có sự chuyển biến sâu sắc. Mô hình mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con trở nên phổ biến; công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm từ 39,0% năm 1997 xuống 32,0% năm 2000 và giảm còn 19,0% năm 2010.
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Hà Nam, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng ngày càng tăng cụ thể: Tổng chi năm 1996
là 153,1 tỷ đồng trong đó chi cho giáo dục và đào tạo là 42,0 tỷ đồng, y tế là 10,6, bảo đảm xã hội là 9,1 tỷ đồng và chi thường xuyên khác là 66,8 tỷ đồng. Đến năm 2010 tổng chi là 2.146,7 tỷ đồng trong đó giáo dục và đào tạo là 507,5 tỷ đồng, y tế là 103,2 tỷ đồng, bảo đảm xã hội là 122,8 tỷ đồng, chi thường xuyên khác là 23,6 tỷ đồng [9;94]. Với nguồn ngân sách tăng qua các năm góp phần làm thay đổi bộ mặt các ngành nhƣ giáo dục và đào tạo, y tế và một số lĩnh vực khác.
dụ và à : Giáo dục phổ thông có sự phát triển cả về cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, chất lượng dạy và học. Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong xây dựng cơ sở vật chất trường học, tỷ lệ kiên cố hóa trường học không ngừng được tăng lên, tính đến năm hoặc 2009 – 2010 tỷ lệ trường kiên cố hóa, cao tầng đạt 74,02%, so với 58,8% năm học 2004 – 2005, tỷ lệ đạt ở bậc mầm non là 20%, bậc tiểu học 98,56%, bậc trung học cơ sở 99,17%, bậc trung học phổ thông 83,33% [9;47].
Hà Nam là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục bậc tiểu học vào năm 1999, bậc trung học cơ sở năm 2002. Mục tiêu phổ cập bậc trung học phổ thông và chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm và tích cực triển khai thực hiện và đạt được kết quả nhất định. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia ở 4 bậc học là 210, chiếm 51,85%. Chất lƣợng kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh Hà Nam luôn nằm trong tốp dẫn đầu các tỉnh trong cả nước.
Tính đến năm học 2009 – 2010, tỉnh Hà Nam có 9 trường đang hoạt động đào tạo, trong đó có 1 trường đại học, 6 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề. Tổng số học sinh, sinh viên đang học tại các trường năm học 2009 - 2010 gấp 3,1 lần năm học 1995 – 1996. Tổng số cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường gấp 2,28 lần năm học 1995 – 1996 [9;49].
Y : Hoạt động ngành y tế trong những năm qua đã duy trì và đảm bảo
tốt công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến huyện, thành phố đƣợc tập trung đầu tƣ nâng cấp, hiện đại hóa; trình độ chuyên môn của thầy thuốc nâng lên, tạo điều kiện áp dụng phương pháp chẩn đoán, điều trị tiên tiến đạt hiệu quả cao trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở xã, thôn tiếp tục được củng cố, kiện toàn đảm bảo phát hiện kịp thời dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe tại chỗ. Xã hội hóa công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Tính đến năm 2010, 100% số thôn và tương đương trên địa bàn tỉnh có cán bộ y tế thôn. Chủ trương xây dựng trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế được đẩy mạnh, đến nay đã có 102 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn. Bên cạnh các cơ sở y tế Nhà nước, số lượng cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển ở trung tâm huyện, thành phố. Năm 2010 có 74 phòng khám đa khoa và chuyên khoa tƣ nhân [9;51].
ờ số dâ : Với xuất phát của quá trình phát triển từ một nền kinh tế nông nghiệp, dân cƣ nông thôn chiếm 90% dân số nên kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có nghĩa quyết định nâng cao đời sống của dân cƣ nông thôn nói riêng và nhân dân cả tỉnh nói chung. Sản lượng lương thực phát triển đi đôi với thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, đã đưa sản lượng lương thực bình quân đầu người của tỉnh Hà Nam đạt khá cao so với cả nước và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Năm 2010 đạt 567kg/người/năm gấp 1,23 lần năm 1997, đạt tốc độ phát triển bình quân 1,62%/năm so với 0,72%/năm của các tỉnh ĐBSH. Lương thực bình quân đầu người năm 2010 của Hà Nam cao hơn bình quân của tỉnh là 90kg/người/năm và cao hơn cả nước 60kg/người/năm [9;53].
Sản xuất nông nghiệp liên tục thắng lợi và chuyển hướng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế trang trại hình thành và khẳng định ƣu thế thu nhập vƣợt
trội kinh tế hộ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nghề mới đƣợc củng cố mở rộng đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Đó là những nhân tố quyết định tăng thu nhập dân cƣ. Theo kết quả khảo sát mức sống, thu nhập bình quân khẩu/tháng tăng từ 258,5 nghìn đồng năm 2002 lên 1.237,0 nghìn đồng năm 2010 [9;54]. Với thu nhập trên đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình mua sắm đồ dùng lâu bền, phương tiện phục vụ đời sống, xây dựng cải thiện điều kiện nhà ở và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Chỉ tính đến năm 2006 ở khu vực nông thôn đã có 44,0% số hộ có xe máy, gấp 11 lần năm 1994 và 3,4 lần năm 2001; 6,5% số hộ có bình tắm nóng lạnh, 4,7% số hộ có tủ lạnh. Theo kết quả Tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2009, tỷ lệ nhà ở xây dựng kiên cố toàn tỉnh chiếm 46,2%, cũng tỷ lệ này năm 1999 chỉ là 22,0%. Các điều kiện vệ sinh môi trường, nguồn nước ăn, uống được tỉnh quan tâm đầu tư, đã có được sự cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2010 đạt 75% số hộ, 100% hộ thành thị sử dụng nước máy [9;54]
H ố , ờ , ờ ọ , m y ở nông thôn đƣợc đặc biệt quan tâm đầu tƣ, ngày càng hoàn thiện. Đến năm 2010 gần nhƣ 100% cư dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia. Mạng lưới đường giao thông nông thôn được nhựa/bê tông hóa từ 50% trở lên, nhiều xã đường liên thôn nhựa/bê tông hóa 100%. Tỷ lệ trường kiên cố hóa, cao tầng chiếm đa số. Mạng lưới cơ sở y tế được tăng cường và củng cố, mục tiêu xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vƣợt mục tiêu, thực hiện tốt yêu cầu chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho nhân dân, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời bệnh dịch.
H ố ê , uyề , vă ó ể hao phát triển nhanh, đa dạng và phong phú, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao mặt bằng dân trí mà còn chuyển tải kịp thời, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các tiến bộ khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Năm 2010 đạt 110
thuê bao điện thoại/100 người dân, 100% xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có một trung tâm bưu điện tỉnh, 5 trung tâm bưu cục thuộc huyện, 33 bưu cục khu vực, 103 điểm bưu điện văn hóa xã đƣợc kết nối Internet, trên 60% số thôn có nhà văn hóa. Hiện nay có các doanh nghiệp chuyên kinh doanh viễn thông, gồm Vinaphone, Viettel, Mobiphone và mạng viễn thông Điện lực. Với sự xuất hiện của mạng điện thoại di động từ năm 1998 , số thuê bao điện thoại đã tăng với tốc độ nhanh, đặc biệt từ năm 2005 đến nay. Tổng số thuê bao hiện có cố định và di động năm 2010 là 865,0 nghìn thuê bao. Năm 1997 chỉ có 4.588 thuê bao cố định thì đến năm 2000 là 11.694 thuê bao. Đến nay, các cơ quan quản l Nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp đã kết nối dịch vụ internet, trên 60% doanh nghiệp kết nối internet [9;41].
N ớ s : Hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp 5/11 công trình cấp nước tập trung đã có. Triển khai xây dựng mới 8/13 công trình quy mô xã, liên xã. Đã hoàn thành 5 công trình với tổng công suất 12.700 m3/ngày đêm. Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh đến năm 2010 đạt 75% [58;3].
Về m ờ : Công tác quản l , thu gom và xử l chất thải, nước thải ở khu vực nông thôn đã đƣợc quan tâm, hiện tại phần lớn các xã đã thành lập tổ thu gom rác thải, nhiều xã đã được các công ty môi trường trên địa bàn tỉnh thu gom, xử l chất thải. Đến năm 2010 có gần 30 xã đạt tiêu chí môi trường.
Nhà ở dâ : Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền các cấp phối hợp với các sở, ngành cùng người dân tiếp tục triển khai xóa nhà tạm, nhà ở không an toàn. Đến nay có khoảng hơn 80 xã đạt tiêu chí về nhà ở.
C ợ : Xây dựng chợ nông thôn là một trong những tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Chính vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các xã sửa chữa, nâng cấp những chợ cũ và cho xây dựng thêm nhiều chợ mới. Trên
địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 90 chợ trong đó có khoảng 80 chợ nông thôn.
Đa số các chợ nông thôn đều được xây dựng trước năm 1997 nên chủ yếu là bán kiên cố, còn lại xây dựng tạm bợ. Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của các cấp, các ngành nên hệ thống chợ nông thôn đã đƣợc cải tạo, nâng cấp dần đáp ứng nhu cầu dân sinh nhƣ: diện tích chợ đƣợc mở rộng, diện tích đất xây dựng điểm kinh doanh tăng lên...
Đi đôi với phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội đƣợc chú trọng, quan tâm giải quyết đạt hiệu quả. Đồng thời những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cũng tác động tích cực đến quả ủ ó ó ảm è . Nhiều năm qua, Hà Nam cơ bản xóa hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá vững chắc qua từng năm, từ 15,4% năm 1997 giảm còn 0,7 % năm 2010; 100% thành viên hộ nghèo đƣợc cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ giải quyết việc làm. Sự nghiệp giáo dục và chăm sóc trẻ em đạt hiệu quả tích cực, 100% trẻ em đƣợc tiêm chủng mở rộng đúng độ tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 39,0% năm 1997 giảm còn 19,0% năm 2010 [9;56].
H ố í : Để thực hiện ngày càng có hiệu quả CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là xây dựng nông thôn mới, các xã đều rà soát đội ngũ cán bộ theo chuẩn và thực hiện công tác bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao trình độ, cử hàng trăm cán bộ đi học lớp trung cấp hành chính, trung cấp chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, đại học tại chức, tập huấn xây dựng nông thôn mới cho các cấp ủy, các chi bộ và cán bộ khối chính quyền, đoàn thể.
A , ậ ự đƣợc giữ vững: Kết quả của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân nên ngăn chặn từ gốc những bất ổn xuất phát từ khó khăn kinh tế, góp phần vào việc đem lại an ninh chính trị, anh ninh nông thôn, an ninh tôn giáo. Về cơ bản an ninh, trật tự xã hội đƣợc giữ vững. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới đƣợc đẩy mạnh. Các hộ gia đình chấp hành nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
Tỉnh đã chỉ đạo giải quyết, xử l kịp thời tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ ở một số cơ quan, đơn vị, không để phát sinh phức tạp. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình”. Bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng bộ các cấp, các sự kiện chính trị quan trọng, các ngày lễ, kỷ niệm lớn; các mục tiêu chính trị, kinh tế trọng điểm, các đoàn cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước về thăm và làm việc tại tỉnh, các lễ hội lớn của địa phương, phòng ngừa, giải quyết hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh trong lĩnh vực tôn giáo. Giải quyết hiệu quả nhiều vụ mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, trong đó có 78 vụ việc phức tạp, kéo dài, làm chuyển biến cơ bản tình hình an ninh nông thôn, không để xảy ra “điểm nóng”. Phạm pháp hình sự giảm bình quân 3,7%/năm, không để xảy ra tội phạm hoạt động theo kiểu "xã hội đen".
Tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt 71,5%, trọng án đạt 95,03%, hạn chế xảy ra oan sai, sót lọt tội phạm. Giải quyết có hiệu quả địa bàn trọng điểm về tội phạm và tệ nạn ma túy tại Thanh Châu - Phủ L . Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc đã có 73,3% xã, phường, thị trấn, 74,5% cơ quan, đơn vị có phong trào khá, xuất sắc [58;20].
Về vă ó , vă : Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh được phổ biến sâu rộng dưới nhiều hình thức. Các di tích lịch sử, văn hóa từng bước được đầu tư trùng tu, tôn tạo từ nhiều nguồn vốn. Các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng, các lễ hội truyền thống đƣợc bảo tồn, phát triển và xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn. Hà Nam là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, gồm đủ các loại hình, phân bố rộng khắp trên địa bàn, gắn liền với nền văn hóa ĐBSH nhƣng vẫn mang bản sắc riêng. Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể, Hà Nam còn là quê hương của những lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc địa phương như Hát Dậm Quyển Sơn ở Kim Bảng, lễ hội Tịch Điền ở Duy Tiên,
Phát lương Đức thánh Trần ở L Nhân, Hội vật Liễu Đôi ở Thanh Liêm...Toàn tỉnh có 1.784 di tích, trong đó 141 di tích đã đƣợc xếp hạng 70 di tích cấp quốc gia, 71 di tích cấp tỉnh . Tôn tạo, tu bổ 51/70 di tích cấp quốc gia, chiếm 36,2% tổng số di tích đƣợc xếp hạng [58;14].
Đặc biệt, các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho nông dân thường xuyên đƣợc tổ chức. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Hà Nam năm 2010 Hà Nam có 1 trung tâm văn hóa tỉnh, 6 trung tâm văn hóa huyện, thị, số đơn vị nghệ thuật là 8, số rạp chiếu phim là 1 [9;184].
T ể dụ , ể : Toàn tỉnh có 23,6% dân số, 20,3% gia đình tập thể thao thường xuyên. Tỉnh đã xây dựng 486 công trình thể dục thể thao cấp xã;
trong đó Nhà nước quản l 482 công trình, doanh nghiệp và tư nhân quản l 4 công trình, 100% xã đã quy hoạch đất dành cho thể dục thể thao, cơ bản hoàn thành sân vận động tỉnh. Tỉnh đã phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án phát triển phong trào thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010 [58;15]. Nếu như năm 1997 Hà Nam chưa có huy chương thể thao quốc gia nào thì đến năm 2009 có 13 huy chương vàng, 26 huy chương bạc và 38 huy chương đồng [9;160].
Có thể khẳng định, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng góp phần quan trọng vào xây dựng nếp sống văn minh ở nông thôn. Người dân nông thôn có nếp sống văn minh, lành mạnh hơn khi cảnh quan môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang hơn, người dân có thức chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, phấn đấu sản xuất kinh doanh giỏi... Đây là lí do trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngày càng xuất hiện nhiều những thôn văn hóa, làng văn hóa, phường văn hóa và các gia đình văn hóa. Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn tỉnh có 85,1 % gia đình văn hoá, 80,1% làng, phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đồng thời, tỉnh ban hành Quyết định về xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở; đã xây dựng