Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU THIẾT LẬP CHUẨN
Tạp chất (2-clorophenyl)diphenylmethanol được điều chế từ clotrimazol để làm nguyên liệu thiết lập tạp chuẩn theo sơ đồ sau:
Hình 3.12: Sơ đồ phản ứng điều chế clotrimazol tạp A
50
Cho 34,5 g clotrimazol vào bình cầu đáy tròn dung tích 500 ml (0,1mol) và 120 ml dung dịch HCl 1M (0,12mol). Sau đó, khối phản ứng được khuấy đều và đun hồi lưu trong 3h. Theo dõi điểm kết thúc phản ứng bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng với hệ dung môi CHCl3:MeOH = 9:1. Sau quá trình hồi lưu kết thúc, khối phản ứng được làm lạnh bên ngoài bằng nước đá thấy xuất hiện tủa. Hỗn hợp này được chiết bằng ethyl acetat 3 lần, mỗi lần 30ml. Rửa pha hữu cơ bằng nước đến khi đạt pH trung tính, sau đó được làm khan bằng Na2SO4 qua đêm.
Thu lấy pha hữu cơ, cất loại dung môi thu được cắn: chất rắn màu trắng.
Quá trình tinh chế:
Hòa tan sản phẩm alcol thô thu được ở trên trong 100 ml n-hexan ở nhiệt độ khoảng 50oC. Làm lạnh qua đêm, thu lấy tinh thể. Quá trình kết tinh được lặp lại 2 lần như trên với dung môi n-hexan. Lọc lấy tinh thể, để khô dung môi hữu cơ, tiếp tục sấy chân không ở 60oC đến khối lượng không đổi (24 giờ) thu được (2-clorophenyl)diphenylmethanol tinh khiết. Sản phẩm có dạng tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 94oC, cho 1 vết trên bản mỏng sắc kí lớp mỏng với hệ dung môi pha động toluen – propanol – ammoniac (90:10:0,5), Rf = 0,88 (254nm).
Đánh giá độ ổn định của qui trình điều chế
Qui trình điều chế (2-clorophenyl)diphenylmethanol được tiến hành 3 lô, xác định hiệu suất điều chế.
Bảng 3.22: Kết quả đánh giá qui trình điều chế Lần 1
NC 01.2015
Lần 2 NC 02.2015
Lần 3 NC 03.2015
Khối lượng
clotrimazol (g) 34,512 34,501 34,506
Khối lượng sản
phẩm (g) 12,987 14,184 12,218
Hiệu suất (%) 44 48 41
Trung bình 45%
51
Qui trình điều chế ổn định với hiệu suất khoảng 45%, lượng sản phẩm sau mỗi mẻ đồng đều và phù hợp cho một lô thiết lập chuẩn tạp chất. Có thể sử dụng qui trình này để cung ứng nguyên liệu thiết lập chất chuẩn.
Sản phẩm của 3 lô sản xuất được đóng gói riêng biệt trong lọ nâu, nút kín, nạp khí nitơ, bảo quản ở 5oC trong bình hút ẩm chứa silica gel, và kí hiệu là NC 01.2015, NC 02.2015, NC 03.2015. Theo dõi độ ổn định của 3 lô nguyên liệu này trong 6 tháng với các chỉ tiêu định tính (HPLC), điểm chảy, định lượng và tạp chất liên quan (HPLC). Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.23: Bảng kết quả theo dõi độ ổn định của nguyên liệu
NC 01.2015 NC 02.2015 NC 03.2015
0 tháng
Định tính: Đúng MP: 94,1oC Tạp chất: < 1,0%
Định lượng: 99,82%
Định tính: Đúng MP: 94,5oC Tạp chất: < 1,0%
Định lượng: 99,61%
Định tính: Đúng MP: 94,0oC Tạp chất: < 1,0%
Định lượng: 99,52%
3 tháng
Định tính: Đúng MP: 94,0oC Tạp chất: < 1,0%
Định lượng: 99,73%
Định tính: Đúng MP: 94,2oC Tạp chất: < 1,0%
Định lượng: 99,99
Định tính: Đúng MP: 94,4oC Tạp chất: < 1,0%
Định lượng: 100,02%
6 tháng
Định tính: Đúng MP: 93,9oC Tạp chất: < 1,0%
Định lượng: 100,01%
Định tính: Đúng MP: 94,2oC Tạp chất: < 1,0%
Định lượng: 99,93%
Định tính: Đúng MP: 94,3oC Tạp chất: < 1,0%
Định lượng: 99,75%
Từ kết quả trên sơ bộ cho thấy, chất lượng sản phẩm đồng đều giữa các lô và chất lượng nguyên liệu ổn định sau 6 tháng.
Kết luận: Quá trình điều chế nguyên liệu (2-clorophenyl)diphenylmethanol theo qui trình đã xây dựng cho sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, số lượng của một mẻ điều chế đủ cho thiết lập một lô chuẩn DĐVN (2- clorophenyl)diphenylmethanol.
52
3.2.2. Xác định cấu trúc của sản phẩm bằng phân tích phổ 3.2.2.1. Phổ hồng ngoại (IR)
Phổ hồng ngoại của nguyên liệu (2-clorophenyl)diphenylmethanol sau tinh chế trùng với phổ hồng ngoại của Clotrimazole related compound A USPRS số lô: J2M033 với hệ số match 99,48%.
Hình 3.13: Phổ IR của (2-clorophenyl)diphenylmethanol 3.2.2.2. Phổ khối (MS)
Trên phổ MS xuất hiện pic ion (m/z): 316,90 [M+Na]+, như vậy, công thức phân tử tương ứng của nguyên liệu là C19H15ClO.
Hình 3.14: Phổ MS của (2-clorophenyl)diphenylmethanol 3.2.2.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
1H-NMR (500MHz, CD3OD), δ (ppm):4,6 (1H, s, OH); 6,98 (d, 1H, J=8,0, H-6’); 7,14 (m, 1H, H-5’); 7,27-7,28 (11H, m, H-4’, H-2’’-H-6’’, H-2’’’- H- 6’’’), 7,36 (1H, d, J=8,0, H-3’).
53
Hình 3.15. Phổ 1H-NMR của (2-clorophenyl)diphenylmethanol
13C-NMR (500MHz, MeOD) , δ (ppm): 83,15 (C-OH), 127,16 (C4’’, C4’’’);
128,19 (C5’); 128,72 (C4’); 129,09 (C2’’, C2’’’, C6’’, C6’’’); 130,13 (C3’’, C3’’’, C5’’, C5’’’); 132,09 (C6’); 132,60 (C3’); 135,40 (C2’) ; 145,25 (C1’); 147, 13 (C1’’, C1’’’).
Hình 3.16: Phổ 13C-NMR của (2-clorophenyl)diphenylmethanol
54
Phân tích dữ liệu phổ cộng hưởng từ 1H và 13C của hợp chất sau tinh chế được cho thấy xuất hiện các tín hiệu proton và carbon phù hợp với công thức cấu tạo của (2-Clorophenyl)diphenylmethanol.
Như vậy, từ kết quả phân tích tính chất và dữ liệu phổ IR, MS và NMR kết hợp so sánh với chuẩn có thể khẳng định hợp chất sau khi tinh chế là (2- Clorophenyl)diphenylmethanol.