Chương 2: PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN CHO MỘT TIẾT DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
2.1 Cách thức đầu tư soạn giáo án môn Lịch sử
Giáo án là bản kế hoạch về một tiết lên lớp trong đó nêu rõ các bước chủ yếu của giáo viên và học sinh phải thực hiện trên lớp như đã nêu ở trên ; đồng thời cũng nêu một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của dạy học nhằm đạt được mục đích cụ thể và rõ ràng mà giáo viên đã xác định theo yêu cầu của chương trình học.
Như vậy, giáo án bao gồm không chỉ nội dung, phương pháp dạy học, mà cả cách tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh, như bản thiết kế của thầy về một bài giảng. Giáo án có thể viết một cột hoặc chia thành hai cột (một bên là nội dung những kiến thức cơ bản học sinh cần ghi, một bên là công việc mà thầy và trò cần tiến hành theo hướng tích cực hoá việc dạy học). Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sự sáng tạo của thầy.
Để soạn giáo án cho tiết dạy lịch sử tốt, Giáo viên cần tiến hành các công việc sau:
Thứ nhất, cần xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình để có nội dung và phương pháp dạy học phù hợp.Ví dụ như, khi soạn bài “Cách mạng tư sản Pháp 1789”, Giáo viên phải xác định rõ loại bài này và vị trí của bài trong khóa trình Lịch sử lớp 10 theo chương trình chuẩn. Đây là bài trình bày và tiếp nhận kiến thức mới, tiếp sau các cuộc cách mạng tư sản đã học và đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất mà Lê-nin gọi là cuộc “Đại cách mạng”. Quần chúng đã làm cho cách mạng thắng lợi và đưa cách mạng phát triển theo đường đi lên đạt đến đỉnh cao của nó là nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản dân chủ. Nó đã mở ra thời kì thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến châu Âu, châu Mĩ. Nó thức tỉnh các lực lượng dân tộc, dân chủ và tiến bộ đứng lên chống phong kiến chuyên chế, chống chế độ thực dân. Như vậy, bài này có một vị trí quan trọng trong giúp học
29
sinh nắm vững hơn khái nhiệm “cách mạng tư sản”, được hình thành từ bài “Cách mạng Nê-đéc-lan thế kỉ XVI”, hiểu nhận thức được nguyên nhân sâu xa, duyên cớ trực tiếp, các hình thức khác nhau của cuộc cách mạng tư sản, kết quả ý nghĩa của mỗi cuộc cách mạng. Trên cơ sở ấy giáo dục học sinh lòng kính trọng, niềm tin vào sự sáng tạo của quần chúng nhân dân trong cách mạng, phát triển ở các em năng lực nhận thức, kĩ năng tư duy về tính tất yếu của sự phát triển xã hội theo quy luật.
Thứ hai, phải xác định rõ mục tiêu (mục đích yêu cầu) của bài học, gồm có các nhiệm vụ về nhận thức giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Đây là công việc khó và phức tạp, quyết định hiệu quả của các công việc tiếp theo khi soạn bài. Về nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo viên phải tìm hiểu nội dung bài viết trong sách giáo khoa, hướng dẫn của sách giáo viên để xác định những đơn vị kiến thức của bài học với những sự kiện cơ bản niên đại, phương pháp truyền thụ thích hợp làm sáng tỏ nội dung cần học. Để xác định nhiệm vụ giáo dục của bài, giáo viên cần căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục chung của khóa trình và nội dung cụ thể của bài. Như vậy sẽ không rơi vào công thức giáo điều và việc tiến hành giáo dục tư tưởng, thái độ, phẩm chất, đạo đức của từng bài có hiệu quả thiết thực.
Muốn xác định nhiệm vụ phát triển, giáo viên nên dựa vào nội dung đặc trưng bộ môn, nội dung bài học mà xác định những kĩ năng tư duy về thực hành (vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào cuộc sống).
Tổng hợp các yêu cầu trên, chúng ta xác định một cách toàn diện cụ thể mục tiêu bài học, chỉ đạo nội dung, phương pháp dạy học.
Thứ ba, phải xây dựng đề cương và viết giáo án. Để xây dựng đề cương bài học, Giáo viên phải xem xét mối tương quan giữa bài viết của sách giáo khoa với nội dung bài giảng. Căn cứ vào nội dung chính của bài (đã xác định), thời gian của tiết học, giáo viên xác định khối lượng thông tin học sinh cần nắm, mức độ lĩnh hội các thông tin này (những sự kiện cần đi sâu, sự kiện đi lướt và những sự kiện hướng dẫn học sinh về nhà đọc), các phương tiện học tập (tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan...). Nội dung bài soạn cần tránh lối dạy học nhồi nhét kiến thức, kiểu cổ động giáo dục bằng những “khẩu hiệu chính trị” không xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể. Bài soạn phải thể hiện được các hoạt động điều khiển, tổ chức của giáo viên
30
trên cơ sở phát huy tính tức cực của học sinh trong quá trình dạy học. Muốn vậy, khi xác định cách tổ chức công việc của giáo viên và học sinh phải kết hợp việc truyền thụ kiến thức mới với hoạt động tích cực của các em. Lĩnh hội kiến thức và phát triển năng lực nhận thức là hai mặt khăng khít với nhau của quá trình học tập của học sinh.
Giáo án của một bài học lịch sử thường bao gồm các phần : - Mục tiêu của bài học.
- Cấu tạo các bước của giờ học (cấu trúc của giờ học). Việc vận dụng các bước lên lớp, cấu tạo nội dung lịch sử của bài cần linh hoạt mềm dẻo.
Cấu trúc nội dung lịch sử của bài có thể chuẩn bị tuần tự theo các mục đích của SGK, hoặc có thể chia nhỏ các mục, gộp các mục lại với nhau (nếu thấy hợp lý).
- Nội dung, phương pháp dạy học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học là khâu trung tâm của giáo án. Ở phần này cần ghi rõ các công việc của thầy và hoạt động nhận thức của trò, mối quan hệ giữa hoạt động của thầy và trò (qua việc thầy đặt câu hỏi, kích thức học sinh suy nghĩ, tìm ý trả lời, hướng dẫn học sinh thảo luận, động viên đánh giá việc trả lời của Học sinh, bổ sung, sửa chữa những thiếu sót, bài tập về nhà...).
Ghi cụ thể các công việc của Giáo viên và trong giáo án sẽ tiết kiệm được thời gian khi tiến hành bài học, tránh tình trạng lúng túng vì câu hỏi nêu không rõ ràng, học sinh không trả lời được, hoặc giáo viên không biết hướng dẫn, gợi ý cho học sinh trả lời...Trong giáo án ghi cụ thể công việc của giáo viên: xác định nội dung cơ bản sẽ trình bày ở từng mục theo hướng cung cấp kiến thức mới, hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề nêu trong bài, thu thập tư liệu tham khảo cần thiết để bổ sung cho các mục, xác định phương pháp tiến hành, dự kiến thời gian cho từng mục, nội dung các câu hỏi vận dụng (bài tập nhận thức) đặt ở đầu giờ, các câu hỏi gợi mở trong quá trình giảng... Chi tiết hơn, khi ghi câu hỏi, nên ghi rõ dự định hỏi các học sinh khá, trung bình hay yếu, vận dụng gì cần để học sinh tranh luận, thầy
31
nên chốt cái gì, cách gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm câu trả lời, động viên đánh giá học sinh khi phát biểu; việc kiểm tra ở cuối giờ (miệng hay viết, nội dung các câu hỏi kiểm tra). Như vậy giáo án xác định rõ công việc của giáo viên trên lớp không phải “thuyết trình, độc thoại” mà tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức.
Hoạt động nhận thức của học sinh được thể hiện ở việc chú ý nghe giảng, biết ghi chép, nêu vấn đề lĩnh hội được kiến thức cơ bản một cách tích cực đánh giá câu hỏi của bạn, nắm được phương pháp nhận thức lịch sử mà thầy đã hướng dẫn, từ sự kiện cụ thể rút ra kết luận khái quát. Giáo án tốt được đánh giá theo những yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Phản ánh được nội dung cơ bản của chương trình, SGK và tình hình học sinh.
- Thể hiện được các điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng vùng, từng địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên lên lớp đạt hiệu quả cao.
- Tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội bài tốt.
Một giáo án đạt yêu cầu phải thể hiện được sự đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
Thứ nhất : đổi mới về nội dung. Đó là xác định kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm, không liệt kê nhiều sự kiện mang tính chất một bài kể chuyện, chất đống tài liệu sự kiện mà không hiểu lịch sử.
Thứ hai : Đổi mới về phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, thiết kế và thể hiện được hai hoạt động của giáo viên và học sinh; học sinh được chủ động tham gia vào quá trình nhận thức, được “nghĩ nhiều, làm nhiều, nói nhiều” trong giờ học.
Thứ ba : Phải tăng thêm tính thực hành của bộ môn. Trước hết cần chú trọng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học bộ môn. Giáo viên phải khai thác và tổ chức cho học sinh khai thác tất cả những thiết bị và đồ dùng đã có trong sách giáo khoa và được trang bị. Thiết bị, đồ dùng được sử dụng theo quan niệm đổi mới không phải
32
là để minh họa cho bài học mà còn chính là nguồn nhận thức lịch sử, cung cấp kiến thức cần khai thác cho học sinh.
Thứ tư: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu trước khi học bài mới Để giúp học sinh có thể tự nghiên cứu bài học trước khi lên lớp dòi hỏi giáo viên phải soạn bài trước một tuần để từ nội dung giáo án giáo án bài giảng mà đưa ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh tự nghiên cứu trước ở nhà theo tiến trình tổ chức một tiết học của mình. Việc vận dụng phương pháp tích cực vào dạy học lịch sử cần có sự phối kết hợp giữa giáo viên và học sinh. Sự chuẩn bị trước lúc đầu sẽ gặp nhiều khó khăn vì cần có sự đầu tư nhiều công sức của giáo viên, nhưng bù lại tiết học sẽ thuận lợi hơn, giờ học sẽ trở nên sôi nổi hơn, hiệu quả hơn với sự tham gia đóng góp những ý kiến có chất lượng của nhiều học sinh và học sinh sẽ thực sự chủ động quá trình dạy học, giáo viên có thể hoàn thành vai trò hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức bền vững hơn
Thứ năm: Giáo viên cần có thời gian nghiên cứu nắm vững cấu trúc, lôgic của toàn bộ bài dạy, chương, khóa trình trong sách giáo khoa khi soạn giảng. Nếu bản thân giáo viên không chịu khó nghiên cứu, học tập nắm vững toàn bộ hệ thống kiến trúc bài giảng, toàn chương và cả khóa trình lịch sử theo đặc trưng bộ môn, không nắm được cấu trúc lôgic của chương trình môn học lịch sử và hiểu được vị trí của từng bài, từng chương thì không thể dạy theo phương pháp tích cực được và học sinh cũng không thể học theo phương pháp mới với đầy đủ yêu cầu, đặc trưng của môn học, bài học. Nếu cả giáo viên và học sinh đều tiếp cận tài liệu học ở trạng thái tĩnh và công nhận những cái sẵn có trong sách giáo khoa, sùng bái nó như khuôn vàng thước ngọc thì đó là phương pháp dạy học theo truyền thống cũ. Giáo viên phải cố gắng vận dụng sách hướng dẫn giảng dạy, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để giúp học sinh tiếp cận tài liệu dạy học ở trạng thái vận động theo hệ thống và phê phán thì phương pháp mới này mới đào sâu tìm tòi khám phá, khắc sâu kiến thức cho học sinh sau mỗi tiết dạy lịch sử.
Thứ 6: Muốn giảng dạy đạt hiệu quả, giáo viên cần phải kiểm soát và thực hành để trao dồi kỹ năng của mình gồm có
33
- Sắp xếp quá trình giảng dạy theo những bài học với các chủ đề kết hợp có liên quan.
- Sử dụng phương pháp học tập hợp tác và học theo nhóm.
- Nhận biết và giảng dạy theo nhiều mức độ khả năng và năng lực trí tuệ.
- Hỗ trợ các phong cách học tập của từng cá nhân học sinh.
- Nhấn mạnh kỹ năng tư duy thay vì học thuộc lòng một cách đơn thuần.
- Tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin.
- Đánh giá quá trình học tập của học sinh một cách chính xác thông qua các phương pháp đánh giá hiệu quả.
- Khuyến khích học sinh đánh giá cao việc học.
-Nhận rõ tầm quan trọng của giảng dạy tích cực, thời gian và thời lượng học tập cụ thể.
- Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và đưa ra các sáng kiến.
+ Công việc quan trọng nhất của giáo viên là hỗ trợ, dạy học sinh làm thế nào để học và trở thành một người có suy nghĩ độc lập.
+ Giáo viên cần biết cách tạo động lực học tập cho học sinh bằng những câu khuyến khích, động viên hơn là là khen ngợi và giáo viên cũng cần biết rõ những kỳ vọng trong học tập của học sinh để thiết kế bài giảng và các hoạt động gắn liền với hứng thú học tập của học sinh như :
- Kiểm tra xem mình có công bằng không.
-Yêu cầu từng học sinh, có phân công cụ thể trong mỗi phần bài học.
- Cho học sinh có thời gian để trả lời.
- Nói rõ những câu hỏi.
- Đưa ra những gợi ý.
- Phản ứng tích cực đối với những câu trả lời của học sinh.
- Nhìn và lắng nghe học sinh.
34 - Quan tâm đồng đều đến tất cả học sinh.
- Không chia nhóm học sinh theo khả năng.
- Đưa ra những lời khen cụ thể - Làm gương.
- Quan tâm đến lối sống và kinh nghiệm của học sinh.
- Khuyến khích học sinh đặt ra những mục tiêu học tập.
- Đưa ra các bài tập thu hoạch và đề tài nghiên cứu.
Thứ bảy: Giáo viên tìm nguồn tư liệu từ sách báo, thư viện, internet, đài truyền hình
Khi soạn giảng cho tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị tìm hiểu các tư liệu và các phương tiện sau để phục vụ cho giảng dạy:
-Thường xuyên đến thư viện của trường tìm đọc các sách báo có liên quan đến bài học, đến Công ty Sách và Thiết bị trường học tìm mua bản đồ tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học để bổ sung kiến thức giảng dạy.
-Hướng dẫn học sinh xem chương trình chiếu phim tư liệu lịch sử trên đài HTV7 và liên hệ số điện thoại 09.104.746 của người phụ trách chương trình phim tư liệu lịch sử, sẵn sàng cung cấp cho giáo viên khi hỏi mua những phim có liên quan đến bài dạy lịch sử.
-Tìm đọc bộ Từ điển Bách khoa toàn thư phiên bản năm 2007, phần mềm của Microsoft cung cấp bằng 10 đĩa VCD đem về chép vào máy tính ở nhà và truy cập dữ liệu thông tin liên quan đến bài dạy lịch sử, hoặc truy cập chương trình internet để chép các hình ảnh, các phim về tư liệu lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới rất phong phú đầy đủ. Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tự thiết kế bài thuyết trình bằng phương pháp trình diễn PowerPoint có kèm hình ảnh minh họa càng hấp dẫn lôi cuốn học sinh tham gia tiết học hơn, vì thực tế hiện nay đa số học sinh đều có máy tính cá nhân ở nhà và các em đã học qua chương trình sử dụng internet thành thạo qua chương trình của bộ môn tin học. Đây cũng là dịp hướng dẫn học
35
sinh biết cách tự học, truy cập những thông tin lành mạnh có liên quan đến kiến thức bài học ở nhà trường.
-Truy cập giáo trình điện tử môn lịch sử của trường đại học sư phạm do Bộ GD&ĐT cung cấp trên mạng internet địa chỉ : (http:/gtdt.edu.net.vn) để bổ sung kiến thức bài giảng và tìm những hình ảnh, phim tư liệu để tải về giới thiệu cho học sinh trong những phần có liên quan đến bài học.
-Truy cập thư viện đề thi kiểm tra học kì của Bộ GD&ĐT đưa lên mạng internet tại địa chỉ : (http://ts.edu.net.vn/?page=2.1). Các đề thi của thư viện đã được Bộ GD&ĐT tổ chức tuyển chọn, biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa và biên tập từ đề thi trong cả nước gởi về. Giáo viên giới thiệu cho học sinh có thể truy cập vào địa chỉ trên để tải về các đề thi (tập tin PDF) và giáo viên cũng có thể tham khảo vận dụng.
-Lưu trữ vào máy tính các nội dung tư liệu có liên quan đến từng bài học để tải về sử dụng khi soạn giáo án.
-Trước khi dạy bài mới, qua hướng dẫn của giáo viên, tổ chức cho học sinh thi sưu tầm tìm tư liệu lịch sử, phân công học sinh khá giỏi nghiên cứu sâu một đề tài có liên quan đến bài học để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, đồng thời giáo viên bổ sung vào nguồn tư liệu giảng dạy nếu có.