Chương 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
2.3. Các giải pháp giúp thực hiên chuyên đề tốt
Đối với nhà trường
- Phát huy hơn hiệu quả hoạt động của thư viện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS được đọc sách,mượn tài liệu về bộ môn.
58
-Tổ chức các buổi ngoại khóa HĐNGLL theo chủ đề với hình thức tập trung, có thi đua giữa các lớp tìm hiểu về lịch sử các ngày lễ lớn,các anh hùng dân tộc,các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc…
- Có phòng truyền thống kết hợp với công tác đoàn trong nhà trường để giáo dục lòng biết ơn tổ tiên.
Đối với bản thân
- Phải nắm vững và vận dụng thuần thục hệ thống các PPDH theo hướng đổi mới PPDH tích cực hiện nay.
- Phải có tâm huyết với nghề nghiệp, cải tiến phương pháp dạy học và coi đây là một việc làm thường xuyên liên tục của người thầy giáo.
- Áp dụng những kinh nghiệm dạy học trên vào quá trình dạy –học và không ngừng sáng tạo, bổ sung,rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Tích cực sưu tầm các nguồn tài liệu để bổ sung vào bài học làm phong phú và tránh cảm giác bài học quá nặng nề giúp HS thêm yêu thích học tập bộ môn Lịch sử hơn nữa.
- Kết hợp với nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa chủ đề lịch sử, hoặc tổ chức cho HS sưu tầm tư liệu,tranh ảnh, kể chuyện về nhân vật,sự kiện lịch sử…có tổng kết thi đua khen thưởng kịp thời.
Đối với học sinh
- Xác định đúng động cơ học tập, nhất là khắc phục tư tưởng xem nhẹ những bộ môn xã hội như môn Lịch sử.
- Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức.
- Tự giác hoàn thành các bài tập mà giáo viên cho về nhà, tìm đọc sách báo,truyện về lịch sử, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng những gương người tốt việc tốt…để bổ sung kiến thức vào bài học.
59
KẾT LUẬN
Đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của giáo viên nhằm góp phần thực hiện yêu cầu nhiệm vụ dạy học bộ môn.Việc học tập lịch sử cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh. Nắm vững kiến thức lịch sử là là tiền đề để hiểu đúng hiện thực lịch sử một cách khoa học, biết rút từ quá khứ những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Để làm được điều đó, việc trước tiên là phải soạn giáo án kỹ và chuẩn bị tốt các kiến thức khi lên lớp. Như vậy, để soạn bài một giáo án Lịch sử lên lớp có hiệu quả thì người giáo viên cần có các điều kiện sau:Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học lịch sử chỉ rõ mức độ học sinh phải đạt được sau bài học, chú ý đến xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học.Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển từ thiết kế các hoạt động của thầy sang hoạt động của trò, tăng cường hoạt động cá nhân hoặc làm việc theo nhóm nhỏ bằng các phiếu học tập, tặng cường giao tiếp thầy – trò, trò – trò. Nâng cao chất lượng câu hỏi, giảm câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng câu hỏi tư duy tích cực. Nhận xét sửa sai các câu trả lời của học sinh. Và cần có các câu hỏi có khó hơn một chút so với trình độ hiện tại của học sinh nhằm kích thích học sinh tích cực suy nghĩ hơn.
Với kinh nghiệm được tích lũy còn ít ỏi của bản thân trong phạm vi nghiên cứu và áp dụng là các đối tượng học sinh ở trường THPT Phú Ngọc, phần nào chuyên đề của bản thân tôi giúp các em học sinh nâng cao nhận thức của mình về môn lịch sử và phần nào yêu thích môn lịch sử hơn. Hiện nay những thành tựu của công nghệ thông tin được áp dụng ngày một rộng rãi với cường độ ngày một cao hơn vào hệ thống giáo dục, Cách soạn giáo án giảng dạy theo hướng tích cực và sử dụng tích hợp các phương tiện. Hiện nay cả thế giới tiếp cận với nhau nhờ các thông tin được nối mạng, học sinh có thể truy cập tìm hiểu nhiều dữ liệu, thông tin từ mạng máy tính. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên luôn phải cập nhập các thông tin chính xác và thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với tiến bộ của tư duy học sinh. Mặc dù hiện đang có sự thay đổi hết sức lớn lao trong việc đổi mới phương
60
pháp dạy học lịch sử qua một tiết dạy bằng giáo án điện tử như đã trình bày, do sự áp dụng những công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin. Tuy nhiên quá trình giáo dục con người không thể “công nghệ hóa” hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục không thể quy trình hóa được, “máy tính hóa” được như việc giáo dục nhân văn, đạo đức, thẫm mĩ, lòng yêu quê hương tổ quốc … Vai trò của giáo viên, bạn học, nhà trường, gia đình, xã hội … đều vẫn hết sức quan trọng và nếu có sự hỗ trợ của những công nghệ tiên tiến thì chất lượng hiệu quả của chất lượng dạy học môn Lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung sẽ cao hơn.
Do vậy, việc“ Giải pháp đầu tư soạn giáo án cho một tiết dạy học Lịch sử ở trường THPT” mà tôi trình bày trong chuyên đề này do mang tính chủ quan và còn nhiều thiếu sót. Nhưng với lòng nhiệt tâm và mong muốn áp dụng những học tập qua các lớp bồi dưỡng và kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng với việc tìm tòi nghiên cứu. Nên tôi đã mạnh dạn chọn chuyên đề này để thực hiện trong năm học này. Vì thế, đề tài sáng kiến kinh nghiệm nay là dịp để bản thân tôi tổng kết lại hoạt động thực tiễn, rút kinh nghiệm qua nhiều năm đổi áp dụng phương pháp soạn giảng dạy học lịch sử ở trường THPT Phú Ngọc. Rất mong được sự góp ý của các quý thầy cô đồng nghiệp và BGH cùng Hội đồng xét duyệt góp ý để tôi làm tốt hơn trong công tác dạy học lịch sử trong các năm học tới.