Khai thác đồ dùng trực quan để phát triển tư duy học sinh

Một phần của tài liệu skkn PHÁT TRIỂN tư DUY học SINH TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM GIAI đoạn 1919 – 1930 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 30 - 33)

IV. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 –

IV.2.3. Khai thác đồ dùng trực quan để phát triển tư duy học sinh

Hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều yếu tố quyết định như chất lượng bài học, tranh ảnh lịch sử, phương pháp sử dụng, kỹ năng và năng lực sư phạm của giáo viên. Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại, mỗi loại có một cách sử dụng riêng, đặc thù để có thể phát triển tư duy học sinh:

- Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa:

Hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học, có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn

kiến thức, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Từ việc quan sát thường xuyên các tranh ảnh lịch sử, giáo viên luyện cho các em thói quen quan sát và khả năng quan sát các vật thể một cách khoa học, có xem xét, giải thích, phân tích để đi đến những nét khái quát rút ra những kết luận lịch sử. Nhờ việc làm thường xuyên như vậy mà các thao tác tư duy được rèn luyện, khả năng phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng lên.

Sử dụng tranh ảnh như vậy, vừa khai thác được nội dung lịch sử thể hiện qua tranh ảnh bổ sung cho bài giảng vừa phát huy được năng lực tư duy của học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em.

- Khai thác bản đồ (lược đồ) nhằm phát triển tư duy học sinh.

Thông qua quan sát bản đồ, đọc ký hiệu, nội dung lịch sử được biểu diễn trên bản đồ, việc sử dụng bản đồ lịch sử còn góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc bản đồ, củng cố thêm kiến thức địa lý…

- Sử dụng bảng so sánh để phát triển tư duy học sinh.

Bảng so sánh là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng và cả tài liệu để - sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng loại hay khác loại. Sử dụng bảng so sánh góp phần to lớn trong việc phát triển tư duy học sinh, từ bảng so sánh giúp học sinh rút ra được những vấn đề giống nhau và khác nhau của các sự kiện, hiện tượng; từ đó học sinh có thể nắm được tính chất đặc trưng nhất của vấn đề lịch sử cần so sánh.

- Sử dụng đồ thị để phát triển tư duy học sinh.

Đồ thị dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học.

Ví dụ, khi học mục I.2. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925”. Khi nói về đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, giáo viên nhấn mạnh: thực dân Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. Diện tích trồng cây cao su tăng từ 15.000 ha năm 1918 lên 120.000 ha năm 1930. Giáo viên có thể biểu diễn trên đồ thị 3.1, để giúp học sinh thấy được “tốc độ nhanh, quy mô lớn” như thế nào đối với diện tích trồng cây cao su bởi trong nông nghiệp thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất cho các đồn điền trồng cây cao su.

ha 120.000

15.000

Năm 1918 1930

Đồ thị 3.1. Đồ thị diện tích trồng cây cao su năm 1918 và 1930

Sau khi vẽ đồ thị cho học sinh thấy được diện tích trồng cây cao su tăng vượt bậc, giáo viên có thể kết hợp hỏi học sinh: Trọng tâm của chương trình khai thác lần thứ hai thực dân Pháp nhằm vào ngành nào? Vì sao trong nông nghiệp thực dân Pháp lại đầu tư chủ yếu cho đồn điền cao su? Nếu học sinh trả lời được câu hỏi này rõ ràng học sinh càng có điều kiện để rút ra một số đặc

điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai và giáo viên có thể gợi ý để hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Với cách làm này một mặt buộc học sinh phải huy động các giác quan, tai nghe, mắt quan sát và nhớ lại những kiến thức đã được học ở phần trước về chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, mặt khác rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát đồ thị, rút ra nhận xét và lập bảng so sánh với những vấn đề, sự kiện, hiện tượng chung bản chất.

Một phần của tài liệu skkn PHÁT TRIỂN tư DUY học SINH TRONG dạy học LỊCH sử VIỆT NAM GIAI đoạn 1919 – 1930 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)