Những thông tin về cây sơn ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây sơn ta rhus succedanea l tại xã tân an huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 24 - 33)

Phân loại thực vật: Carl von Linné đặt định tên khoa học đầu tiên cây sơn Phú Thọ là Rhus succedanea Lin. Sau đó các nhà thực vật học như Lecomte, Crévost Lemarié, Piere Domart, Tardieu Blot, Phạm Hoàng Hộ, Vơ Văn Chi, Dương Đức Tiến đă định tên cây sơn Phú Thọ là:

Toxicodendron Succedanea (L.): Moldenke - Rhus succedanea (Linn) Ngành Ngọc Lan (hạt kín) : Angiospermeae

Lớp Ngọc Lan (hai lá mầm) : Dicotyledoneae Bộ : Cam Rutales

Họ Đào lộn hột : Anacardiaceae Chi : Rhus

Loài : Succedaneae

- Theo nghiên cứu của H. Lecomte (1908 - 1923) và Pierre Domart (1929), cây sơn Phú Thọ có tên khoa học là Rhus Succedanea, Linné. Var.

Dumoutieri. Còn cây sơn miền Nam và Campuchia có tên gọi là Mélannorea Laccifera Pierre. Hai giống sơn bản địa này khác hẳn giống sơn Rhus vernicifera D.C. của Nhật Bản. Các nước Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ (Cachemire, Sikkim, Gănđơn) và Népal đều có cây sơn.,trong đó Việt Nam và Trung Quốc là hai nước sản xuất sơn nhiều nhất trên thế giới (Crévost Charles, 1905).

Du Pasquier kỹ sư nông học tại Phú Hộ mới mô tả sơ qua hình thái bên ng ̣oài của cây sơn nhưng chưa đi sâu nghiên cứu phân loại đến giống sơn (1925 - 1934). Kết quả điều tra của chúng tôi trong năm 1959 trong sản xuất của nông dân ở Phú Thọ thế có ba dạng chủ yếu là:

Sơn lá si, hình thái lá giống lá cây si (Ficus), dày, nhỏ, màu xanh thẫm, mặt phiến lá bóng láng, cây thấp, mọc chậm, ít hoa quả, nhựa ít nhưng chất lượng tốt nhiều mặt dầu (lacool) gọi là sơn mặt dầu;

Sơn lá trám, lá giống lá cây trám, (Canarium), to, mỏng, màu xanh nhạt, mặt phiến lá không láng bóng, cây cao, to, mọc khỏe, nhanh, nhiều hoa quả, nhựa nhiều, màu trắng, chất lượng sơn kém ít mặt dầu (lacool), màu trắng gọi là sơn bầu giác;

Sơn dọm, hay sơn ngố là những loại sơn cao to da mỏng không có hay rất ít nhựa;

Sơn lá trám chiếm tỷ lệ lớn hơn sơn lá si trong các quần thể điều tra, sơn ngố hay sơn dọm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong các nương sơn sản xuất điều tra.

2) Hình thái giải phẫu a) Thân và cành

Cây sơn thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên cao 5 - 8 m, đang thu hoạch nhựa sơn cao 2 -3 m. Dạng thân thẳng đứng, mặt cắt ngang tṛn không đều, dưới gốc to có đường kính 6 - 9 cm, chu vi 20 -28 cm, lên ngọn nhỏ dần.

Thân phân nhánh liên tục, thành một hệ thống cành và chồi, có ṿòm lá đều,

thưa, h́ình tán. Cành ngang phân bố không đều trên thân, có đoạn mọc xít nhau như cây bàng, theo kiểu phân cành một trụ nhi?u tầng.

- Thân cây sơn gồm 1 - 4 thân nhỏ (chẵng), thống kê tại đồi sơn Phú Hộ (1954) có những tỷ lệ sau đây: 1 chẵng (57 %), 2 chẵng (34,1 %), 3 chẵng (6,8 %), 4 chẵng (1,4 %). Sơn nhiều chẵng, cành nhỏ, tốn công cắt nhựa sơn, hứng nhựa.

Trên đất xấu Tiên Kiêng, huyện Lâm thao cây sơn cao 2 -3 mét; c ̣òn trên đất tốt như Đồn Vàng, huyện Thanh Sơn, Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tại thê xă Phú Thọ cây sơn cao 5 -6 mét. Sơn lá si thấp cây, mọc xiên, nhiều cành c ̣òn sơn lá trám cao cây, mọc thẳng, ít cành.

Cây sơn con mọc từ hạt mới gieo, thân mập, lóng ngắn, ngọn màu đỏ nhạt phần lớn là sơn tốt nhiều dầu. Cây sơn con đỏ tía, cao vóng, lóng dài phần lớn là sơn xấu phải nhổ đi khi tỉa sơn con mới mọc.

- Vỏ thân (da)

+ Vỏ (da) cây sơn chứa những ống tiết nhựa, phần gỗ cứng bên trong gọi là xương. vỏ sơn có đặc điểm như sau:

Chiều dày 5 - 6 mm, có nơi đến 8 mm gọi là sơn tốt;

Độ mềm khi cắt vỏ sơn, dễ cắt (ngọt dao) là cây sơn tốt nhiều nhựa; da cứng khô cắt là cây sơn xấu ít nhựa;

Mầu sắc da mầu hồng nhựa nhiều mặt dầu tốt hơn da mầu xanh ít mặt dầu; Độ nhẵn vỏ xù xì tốt hơn vỏ nhẵn, các nốt sần sùi là các lỗ vỏ (bì khổng);

Theo kinh nghiệm nông dân, cây sơn to tán, to cây, dầy da, vỏ mềm, xù xì là sơn tốt nhiều nhựa ; còn cây sơn tán nhỏ, thân nhỏ, da mỏng, vỏ xanh, vỏ cứng vỏ nhẵn là cây sơn xấu ít nhựa. Đây là kinh nghiệm dân gian chọn giống sơn tốt xấu.

+ Giải phẫu vỏ và thân

Pierre Domart (1929) đă giải phẫu thân, lá, khí khổng và hạt cây sơn.

Nguyễn Đăng Phong và Nguyễn Bá (1961) đă nghiên cứu giải phẫu ba mẫu vê cây sơn trồng thí nghiệm tại Phú Hộ. Kết quả cho thấy:

Giải phẫu vỏ sơn

Tuổi sơn 4 5 6

Chiều dày vỏ (mm) 2,5 - 2,8 4 -5 5 - 6 - Hoa sơn bắt đầu mọc từ tháng ba âm lịch, tháng tư nở rộ.

- Quả sơn thuộc loại hạch , hạt nhỏ như hạt đỗ xanh , hạt lớn như đỗ tương, hình dẹt, gần giống h́nh quả tim (9 x 8 mm). Một chùm quả nặng trung b́nh 30 gam, chia ra:

Quả sơn Cành Hạt Vỏ 31,75 18,25 26,65 5,10

Khi hình thành quả hạt huy động nhiều nhựa làm cây sơn lá vàng rụng héo, chi nên phải hái bỏ đi chùm quả lấy về đun bếp cho cây sơn chẩy nhiều nhựa.

3) Sinh hóa nhựa sơn

Nhựa sơn c ̣n được ít các nhà sinh hóa chú trọng nghiên cứu . Năm 1892 S. Ishimatsu đă nghiên cứu sớm nhất tại Nhật Bản. Sau đó đến Pháp gồm có Bertrand (1834) và Georges Brooks (1934). Năm 1959 Nguyễn Quy tại Cục Kiểm nghiệm Trung Ương và Trần Vĩnh Diệu, Lê thị Phái Trường Đại học bách khoa năm 1979, cũng đă thông báo kết quả nghiên cứu đầu tiên về nhựa sơn Việt Nam.

Theo Brooks, trong cuốn sách Chất laccase và laccol “ Nhựa sơn màu trắng sữa, có mùi hơi chua của adid buturic để sau 3 -4 năm có mùi chua như dấm. Hàm lượng acid acetic là 0.27 %, tủ trọng chất nhựa là 1,151 ở nhiệt độ 180C. Khi tiếp xúc với không khí, chất nhựa chuyển màu nâu, trên mặt hình thành một lớp màng rất mỏng đen nhánh, nhưng rất bền vững, không tan trong những dung môi thông thường, ngay cả ở những dung môi acid hay

alcalin. Do đó nhựa sơn được dùng để sơn trên mặt gỗ, kim khí, giấy vải, giấy xi măng … thành một màng mỏng đen nhánh rất bền vững”.

Công thức hóa học của chất laccol (urushiol) là :

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Vĩnh Diệu và Lê Thị Phái (1979) thành phần nhựa sơn ở Phú Thọ (cây 5 tuổi) bảo quản trong bình thủy tinh màu có nắp đậy kín, xác định theo phương pháp của Brooks như sau:

Laccol: 25 - 36 % ; Glucid, men: 21 - 22 % ; Laccase và tạp chất ; Nước: 39 - 40 %.Phần chứa glucid, laccaase của sơn ta cao hơn sơn Nhật Bản khoảng 4 lần. Caaus tạo hóa học của laccase là protéin đồng.

Kết luận của tác giả là:

a) Phần laccophenol của sơn ta chỉ bao gồm một cấu tử chủ yếu là laccol b) Sau một thời gian lắng đọng tự nhiên 2 -5 năm dùng toluene tách lấy phần laccol kỹ thuật rồi tiếp tục bảo quản 6 - 12 tháng thì tạo thành oligomere laccol có tỷ lệ thuận với thời gian (hàm lượng và khối lượng phân tử).

c) Kết quả phân tích thành phần nguyên tố, hàm lượng nhôm hydroxyphenol, hàm lượng liên kết đôi và khối lượng phân tử, phù hợp với công thức của G. Brooks.

Phương pháp phân tích laccol

Ngoài phương pháp phân tích hóa học chính quy , còn có phương pháp cảm quan dùng ch́a khuấy và phương pháp nấu sơn , dùng trong thu mua sơn tương đối đơn giản để đánh giá phẩm cấp, tiêu chuẩn phân loại theo kinh nghiệm lâu năm và định giá thu mua.

4) Sinh trưởng phát triển

Cây sơn là cây lâu năm trung niên có hai chu kỳ phát triển: chu kỳ lớn và chu kỳ nhỏ. Chu kỳ lớn bắt đầu từ khi tế bào thụ tinh phát triển thành hạt sơn đến khi cây già cỗi rồi chết. Chu kỳ nhỏ bao gồm các thời kỳ phát triển hàng năm như hạt nẩy mầm, mọc chồi, mọc lá, ra hoa kết quả… Hai chu kỳ này quan hệ chặt chẽ với nhau, chu kỳ nhỏ được thực hiện trên cơ sở chu kỳ lớn, hay là sinh trưởng của các cơ quan dinh dư?ng, sinh thực (tuổi riêng) bao giờ cũng tiến hành trên cơ sở của chu kỳ lớn (tuổi chung) của cây sơn. Thí dụ cùng một hiện tượng ra hoa kết quả từ tháng 3 - 8, nhưng trên cây sơn non (tuổi chung nhỏ) có ít hoa quả hơn trên cây sơn già (tuổi chung lớn) hơn.

1/ Chu kỳ phát triển lớn.

Gồm năm giai đoạn hạt giống, sơn hố, sơn rạ sơn kinh doanh và sơn già.

a) Giai đoạn hạt giống.

b) Giai đoạn sơn hố c) Giai đoạn sơn rạ

d) Giai đoạn sơn kinh doanh e) Giai đoạn sơn già

2/ Chu kỳ phát triển nhỏ hàng năm

Bao gồm hai quá trình xen kẽ, cây sơn vừa mọc lá, vừa ra hoa kểt quả.

 Kỹ thuật trồng Sơn:

Đặc điểm kỹ thuật (cây trung niên, vùng đồi dốc thoải, chống xói mòn Cây sơn là một loại cây lấy nhựa. Khác chè, cà phê, cao su ... nhựa sơn không phải chế biến phức tạp, chỉ cần bảo quản tốt là sử dụng được ngay.

Trong các biện pháp phát triển cần đặc biệt chú ý đên chất lượng nhựa sơn, không được cắt sơn trời mưa, để nước mưa không chảy vào nhựa sơn, nếu vô tình gặp mưa phải bảo quản riêng vì bị chua.

Cây sơn trồng để cắt nhựa. Cứ 3 - 4 ngày phải cắt một lần gọi là một cữ. Nhựa sơn có chất laccol rất độc với da, gây dị ứng, nhất là phụ nữ da non,

đi qua một buổi cắt sơn, gặp phải hơi sơn là xưng phồng như con bò mộng.

Nhưng sơn ăn tùy mặt ma bắt tùy người, có những phụ nữ không bị dị ứng với sơn. Thời gian cắt sơn không phụ thuộc vào giờ hành chính, phải đi từ lúc mặt trời chưa mọc, vì gặp nắng là sơn ngừng chảy. cho nên phải khoán công hái sơn hiệu quả, gắn với sản lượng và chất lượng nhựa sơn.

Cây sơn ưa trồng trên đất đồi thoải, Vùng đồi có những trận mưa rào lớn.

Mưa to gió lớn gây xói mòn nghiêm trọng, có khi làm đổ rạp cả một nương sơn.

Đặc điểm khí hâu đất đai vùng sơn Phú Thọ:

Cây sơn Phú thọ được trồng tại Việt Trì, ngã ba sông Hồng đến Đoan Hùng, ngã ba sông Lô, sông Chẩy.

Khí hậu là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc biệt, mùa đông lạnh cuối mùa rét ướt với hiện tượng mưa phùn đặc sắc, mùa hạ nắng nóng và nhiều mưa.

Ở Vĩnh Phú, có 3 vùng sơn ở tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng.

- Vùng Tiên Kiên, Chu Hóa, Lâm Thao, Đào Xá, Vinh Quang, Cổ Tuyết, Thanh Thủy, Vạn Xuân, Mê Linh ở Tam Nông.

- Vùng Phú Hộ, Phú Lộc, Phù Ninh, Chí Tiên, Vơ Lao, Thanh Ba.

- Vùng Thanh Sơn, Đồn Vàng.

Thu hoạch nhựa sơn

Cắt sơn hứng nhựa là mục đích cuối cùng của người trồng sơn, Cắt sơn có liên quan chặt chẽ với sản lượng, chất lượng sơn, nhiệm kỳ kinh doanh và hiệu quả kinh tế của cây Sơn.

Phải đào tạo một đội ngũ cắt sơn, có kỹ thuật giỏi, gắn với chế độ tiền công tiền thưởng thích đáng, kịp thời mới kéo dài được nhiệm kỳ kinh tế và hiệu quả tối ưu.

1/ Cắt sơn

- Phương pháp cắt sơn hợp lý phải đảm bảo bốn yêu cầu sau đây:

Cắt được nhiều nhựa nhưng phải điều hòa được mâu thuẫn giữa sản lượng và chất lượng - Thời kỳ và tuổi thu họach nhựa sơn.

Theo kinh nghiệm sơn 3 giêng (3 lần tháng giêng), mới đủ tuổi cắt nhựa.

Cành sơn già hết nhựa đă chặt làm củi đun bếp a) Kỹ thuật cắt sơn phải đảm bảo;

b) Chăm sóc sơn trong thời gian thu hoạch;

- Dụng cụ chuyên dùng cắt sơn

Dụng cụ cắt sơn, nẳn đựng sơn, chá cau vớt sơn, chóc (vỏ hến) hứng nhựa sơn chảy sau khi cắt sơn. Dao cắt sơn, là dụng cụ chủ yếu giống như con dao bài mỏng lưỡi, chiều dài 18 - 20 cm, chiều rộng 4 - 5 cm; lưỡi sắc mũi nhọn, sống dao dày để dễ ghì khi cắt vỏ sơn;

Dụng cụ cắt sơn Thân cây sơn

2/ Bảo quản vận chuyển nhựa sơn. Các sải sơn phải bảo quản chu đáo, dụng cụ chứa đựng sơn làm bằng te hay gỗ, không được dùng kim khí. Không để mặt sơn trực tiếp với không khí để tránh ô xy hóa, đóng thành váng đen rất hao sơn, phải đậy nắp nhẹ bằng tre và giấy bản mỏng.

Bảo quản nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu dọi vào sơn. Vận chuyển phải nhẹ nhàng, chu đáo, không được đổ. Sau 1 năm bảo quản, nhựa sơn sẽ lắng đọng thành 4 lớp sau đây:

a) Nước thiếc

Nặng nhất, chìm xuống đáy sải sơn, trút riêng chộn với mùn cưa, làm chất gắn mạch gỗ đáy thuyền rất bền chặt.

b) Sơn thịt

Sơn gắn màu trắng đặc chuyên dùng gắn thuyền gỗ sơn, đồ gia dụng tre nứa.

c) Sơn giọi

Chia làm 2 lớp, sơn nhát nhẹ nổi lên trên, màu vàng rơm, hơi nhạt, nếu có màu trắng là đă bị rút hút mặt dầu hàm lượng 15 - 25 % nước.

Sơn nhị nặng chìm xuống đáy, màu trắng nhạt hơi vàng, hàm lượng nước 40 - 45 %.

d) Sơn mặt dầu, chủ yếu là acid uushic màu cà phê sữa nhạt, hay màu hạt dẻ, màu nâu thẫm rất bongss. Tích trữ sau 2 - 3 tháng, dùng thìa hớt sơn, mặt dầu đổ riêng, vào một sải sơn tích trữ khác (Nguyễn Hữu, 2012) [16].

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây sơn ta rhus succedanea l tại xã tân an huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 24 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)