Phương pháp ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây sơn ta rhus succedanea l tại xã tân an huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 37)

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu.

- Hạt giống, túi bầu, đất tầng A, sàng đất.

- Thước đo cao, thước dây, thước kép.

- Bảng biểu, giấy, bút.

- Bình phun nước.

- Phân bón

Bước 2: Bố trí thí nghiệm.

+ Thí nghiệm 1: Xử lý kích thích hạt nảy mầm Xử lý kích thích hạt nảy mầm:

Hạt được ngâm vào dung dịch thuốc tím nồng độ 0,1% ngâm trong khoảng thời gian 15phút sau đó vớt hạt lên để ráo nước rồi tiến hành kích thích nảy mầm bằng phương pháp vật lý, sử dụng nước ở nhiệt độ khác nhau.

Bước 1: vệ sinh sạch sẽ dụng cụ

Bước 2 : kiểm tra loại bỏ những hạt kém chất lượng như những hạt bị lép, thối, các tạp chất như đá sỏi lẫn trong hạt giống.

Bước 3: Bố trí thí nghiệm ngâm hạt trong nước có nhiệt độ khác nhau:

Tiến hành thí nghiệm với 4 công thức và 3 lần lặp, mỗi lần lặp là 30 hạt, vậy trong mỗi công thức là 90 hạt, tổng số hạt của 4 công thức là 360 hạt

CT1: ngâm hạt trong nước lã

CT2: ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh CT3: 3 sôi 2 lạnh

CT4: 4 sôi 1 lạnh

Bước 4: ngâm hạt trong nước nguội dần trong khoảng thời gian là 6 giờ, vớt lại để ráo nước cho hạt vào túi ủ hạt đảm bảo nhiệt độ >200C.

Bước 5: Hàng ngày rửa chua cho hạt, theo dõi quá trình nảy mầm của hạt ngày 1 lần vào buổi sáng. Kết quả theo dõi số hạt nảy mầm được ghi vào mẫu bảng 3.1:

Mẫu bảng 3.1: Bảng theo dõi số hạt nảy mầm Ngày

theo dõi

Công thức

Số hạt nảy mầm

Số hạt sống (chƣa nảy mầm) cuối TN

Số hạt thối

Ghi chú

1 2 3 4

Quy định: hạt được coi như đã nẩy mầm khi rễ phôi bằng chiều dài hạt (hạt Sơn có kích thước trung bình).

Quá trình nẩy mầm kết thúc khi trong 3 ngày theo dõi liền số hạt nẩy mầm ≤ 1%.

+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Sơn ta

Thí nghiệm tiến hành với 5 công thức và 3 lần lặp lại mỗi lần lặp là 30 bầu vậy trong một công thức là 90 bầu, tổng số bầu của 5 công thức là 450 bầu.

CT1: 90% hỗn hợp đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai.

CT2: 89% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 1 % lân CT3: 88% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 2% lân CT4: 87% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 3% lân CT5: không bón phân

Bảng 3.2 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của chế độ che sáng Số lần nhắc lại Công thức thí nghiệm

1 CT1 CT3 CT2 CT5 CT4

2 CT2 CT4 CT5 CT1 CT3

3 CT3 CT2 CT1 CT4 CT5

Bước 3: Thực hiện gieo ươm và chăm sóc thí nghiệm

* Tạo bầu: Đất ruột bầu được đập nhỏ, sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, tạp vật rồi trộn đều với phân chuồng và supe lân theo các công thức trên. Vỏ bầu bằng Polyetylen kích thước 9 x 13cm có đáy đục lỗ hai bên.

- Tạo luống đặt bầu: Luống rộng 1m, dài 5m, mặt luống được rẫy sạch cỏ dại, san phẳng, nền đặt bầu là nền đất cố định (chặt).

- Đóng và xếp bầu: Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ từng công thức, hỗn hợp ruột bầu đủ ẩm. Cho đất vào 1/3 bầu lèn chặt để tạo đáy bầu, tiếp tục cho đất vào đầy bầu, dỗ cho đất xuống đều. Bầu được xếp sát nhau trên luống.

Vun đất xung quanh bầu cao 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả, giữ ẩm cho luống cây.

* Xử lý kích thích hạt

Ngâm hạt đã loại bỏ tạp vật, hạt lép trong nước 3 sôi 2 lạnh và để nguội dần 6 tiếng, sau đó vớt ra, để ráo nước, ủ trong cát ẩm. Hàng ngày tưới bằng nước sạch đến khi nứt nanh thì đem cấy

* Cấy cây vào bầu

Trước khi cấy, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày.

Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu để tạo lỗ giữa bầu sâu 1- 1,5 cm rồi cấy hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt, bên trên làm dàn che nắng theo các công thức.

* Chăm sóc cây con

+ Tưới nước: Tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất trong bầu. Thí nghiệm luôn giữ đủ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bình quân lượng nước tưới cho mỗi lần là 3-5 lít/m2.

+ Cấy dặm: Nếu cây nào chết cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Nhổ cỏ phá váng: Trước khi nhổ cỏ phá váng cho luống bầu cây tôi tưới nước cho đủ ẩm trước khoảng 1-2 tiếng cho bầu ngấm đủ độ ẩm.

Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp xới nhẹ, phá váng bằng một que nhỏ, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10 - 15 ngày/lần.

+ Sâu bệnh hại: Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm định kỳ phun thuốc phòng bệnh cho cây.

Bước 4: Theo dõi thí nghiệm và thu thập số liệu

Thời gian đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng được tiến hành vào cuối đợt thí nghiệm. Trong mỗi ô tiêu chuẩn theo dõi 30 cây được đánh số từ cây số 1 đến cây số 30.

Đo cao: Sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là ± 0,1cm. Đặt thước sát miệng bầu đến hết ngọn cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây sơn ta rhus succedanea l tại xã tân an huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)