Môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn, điều KIỆN CHIẾU SÁNG KHÁC NHAU lên SINH TRƯỞNG, PHÁT dục của tôm hùm BÔNG(Panulirus ornatusfabricius, 1798) NUÔI TRONG bể (Trang 49 - 50)

M ụ cl ục

3.1.2. Môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm

Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm thể hiện

qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm Độ mặn (‰) Nhiệt độ (0C) pH NH3 + (mg/L) NO2 - (mg/L)

Oxy hoà tan (mg/L) 32 – 34 33,1 ± 0,61 27 – 32 28,6 ± 0,59 7,6 – 8,5 0 – 0,01 0 – 1,0 0,3 ± 0,27 5 – 6,0 5,7 ± 0,2

Ghi chú: Giá trị trên bảng là giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm tương đối ổn định và không có sự sai khác giữa các nghiệm thức do tất cả các bể nuôi thí nghiệm đều được lắp đặt chung trong một hệ thống bể lọc sinh học.

Độ mặn trong quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng 32 – 34‰, trung bình 33,1 ± 0,61‰, thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của Tôm Hùm Bông.

Giá trị pH tương đối ổn định trong suốt quá trình nuôi, dao động 7,6 - 8,5, nên rất thuận lợi cho sinh trưởng của Tôm Hùm Bông.

39r

Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng 27 – 300C vào buổi sáng và 29 – 320C vào buổi chiều. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho

sự phát triển của Tôm Hùm Bông.

NH3có giá trị bằng 0, khi nước mới cấp vào chuẩn bị để thả Tôm Hùm thí nghiệm. Trong suốt quá trình thí nghiệm, việc quản lý môi trường nuôi rất tốt, hệ

thống lọc sinh học hoạt động hiệu quả nên hàm lượng NH3 đỉnh cao nhất là 0,01 mg/L. Rất tốt cho sinh trưởng của tôm.

NO2- có giá trị trung bình 0,3 ± 0,27 mg/L, biến động trong suốt quá trình nuôi không lớn, từ 0 đến 1 mg/L. Nên không ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.

Nhìn chung, các yếu tố độ mặn, pH, nhiệt độ, hàm lượng NH3 và NO2 nằm

trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của Tôm Hùm Bông. Trong suốt quá trình nuôi, không có những biến động đáng kể có thể gây ảnh hưởng đến

kết quả thí nghiệm.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn, điều KIỆN CHIẾU SÁNG KHÁC NHAU lên SINH TRƯỞNG, PHÁT dục của tôm hùm BÔNG(Panulirus ornatusfabricius, 1798) NUÔI TRONG bể (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)