Tình hình nuôi Tôm Hùm

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn, điều KIỆN CHIẾU SÁNG KHÁC NHAU lên SINH TRƯỞNG, PHÁT dục của tôm hùm BÔNG(Panulirus ornatusfabricius, 1798) NUÔI TRONG bể (Trang 32 - 34)

M ụ cl ục

1.3.Tình hình nuôi Tôm Hùm

Nghiên cứu Tôm Hùm trên thế giới được bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII, khi

nghề khai thác Tôm Hùm phát triển mạnh, thời gian đầu hướng nghiên cứu tập

trung vào mô tả các đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố của một số loài phổ

biến ở các vùng biển Ấn Độ Dương [11].

Từ những năm 60 của thế kỷ XIX do sự phát triển kinh tế, nhu cầu xã hội ngày càng tăng đã thúc đẩy các nhà sinh học chú trọng đến các nghiên cứu bảo vệ

nguồn lợi và nuôi Tôm Hùm.

Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất giống Tôm Hùm Mỹ

(Homarus spp) và đã đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm loài Tôm Hùm này.

Tùy nhiên, chúng còn chiếm tỷ lệ rất thấp về sản lượng so với khai thác ngoài tự

nhiên. Một trong những nguyên nhân chính là nhu cầu về dinh dưỡng, công nghệ

chế biến thức ăn cho tôm Hùm, dịch bệnh và các quy trình nuôi thương phẩm còn

chưa đáp ứng được. Cho đến nay các vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu dần

22r

Đối với các loài thuộc họ Tôm Hùm Gai (Palinuridae), khó khăn lớn nhất

cho nghề nuôi thương phẩm trên thế giới là nguồn cung cấp giống còn phụ thuộc

hoàn toàn vào tự nhiên. Một trong những nguyên nhân khó khăn trong sản xuất

giống nhân tạo là thời gian phát triển của ấu trùng Tôm Hùm Gai rất dài, từ 306 đến

391 ngày [22].

Hiện nay các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu ương nuôi thí nghiệm thành công đến giai đoạn Puerulus các loài Jasus lalandii, J.edwardsii Panulirus

elphas; Panulirus japonicus cũng ương nuôi thành công tất cả các giai đoạn ấu

trùng tôm. Ngoài ra, Illingworth & ctv (1997) tại Niu - di - lan cũng ương nuôi thành công các giai đoạn ấu trùng loài J.edwardsii [22].

Các nghiên cứu về sản xuất giống Tôm Hùm trên thế giới đã thấy được triển

vọng sản xuất giống Tôm Hùm Gai cung cấp cho nghề nuôi thương phẩm. Nhưng

kết quả thu được tỷ lệ sống cao nhất đạt được ở loài J.ereauxi khi ương nuôi qua giai đoạn ấu trùng là 10% [22].

23r

Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn, điều KIỆN CHIẾU SÁNG KHÁC NHAU lên SINH TRƯỞNG, PHÁT dục của tôm hùm BÔNG(Panulirus ornatusfabricius, 1798) NUÔI TRONG bể (Trang 32 - 34)