M ụ cl ục
3.1.1. Thành phần sinh hóa của các công thức thức ăn thí nghiệm
Bảng 3.1: Thành phần sinh hóa của các công thức thức ăn thí nghiệm (%)
STT Chỉ tiêu GHẸ-80 SÒ-80 MỰC-80
1 Protein (%) 11,58 12,02 11,64
2 Lipid (%) 12,59 14,26 16,28
Ghi chú: Thành phần % tính theo khối lượng khô của mẫu.
Từ kết quả phân tích thành phần sinh hóa của các công thức thức ăn, tỷ lệ % protein ở 3 công thức thức ăn tương đương nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ lipid cao nhất ở
công thức thức ăn MỰC-80 (16,28%), thấp nhất ở công thức thức ăn GHẸ-80 (12,59%) (bảng 3.1). Do đó, trong thí nghiệm thức ăn này chúng ta sẽ tìm ra được ảnh hưởng của các mức lipid khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và phát dục
của Tôm Hùm Bông.
Tuy nhiên, để tìm hiểu sâu hơn chúng tôi đã phân tích thành phần các acid béo có trong từng công thức thức ăn. Trong đó, 5 acid béo không no có ảnh hưởng
nhiều đến sinh trưởng và phát dục của giáp xác đã được phân tích thu được kết quả ở bảng 3.2.
Trong số 5 acid béo không no cần thiết cho sinh trưởng và phát dục của tôm
Hùm, chỉ có 4 loại được phát hiện trong các công thức thức ăn thí nghiệm. Riêng acid Arachidonic không được tìm thấy trong cả 3 công thức thức ăn.
Tỷ lệ của 4 loại acid béo không no được tìm thấy cao nhất ở công thức thức ăn MỰC-80 (3,58%) và thấp nhất ở công thức thức ăn GHẸ-80 (1,51%). Tỷ lệ các acid béo không no thể hiện được chất lượng của lipid có trong mỗi công thức thức ăn.
38r
Bảng 3.2: Thành phần acid béo không no của các công thức thức ăn thí nghiệm (%)
STT Acid béo không no GHẸ-80 SÒ-80 MỰC-80
1 Linoleic C18H32O2 (18 :2n-6) 0,12 0,14 0,07 2 Alpha-Linolenic C18H30O2 (18 :3n-3) 0,07 0,07 0,02 3 Arachidonic C20H32O2 (20 :4n-6) - - - 4 Eicosapentaenoic C20H30O2 (20 : 5n-3) 0,16 0,42 0,06 5 Docosahexaenoic C22H32O2 (22 :6n-3) 1,17 1,24 3,43 Tổng 1,51 1,87 3,58
Ghi chú: Thành phần % tính theo khối lượng khô của mẫu.