Tìm hiểu cách cất giữ

Một phần của tài liệu cong nghe 6 chuẩn KTKN (Trang 21 - 37)

II- Bảo quản trang phục

3: Tìm hiểu cách cất giữ

+Sau khi giặt sạch, phơi khô làm như thế nào ? Cần cất giử trang phục ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

+Treo bằng gì ? Mắc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ, những áo quần sử dụng thường xuyên theo từng loại.

* Những áo quần chưa dùng đến cần gói trong túi nilon để tránh ẩm mốc và tránh gián, nhộng làm hỏng.

Không những chỉ biết ăn mặc đẹp mà chúng ta còn phải biết tiết kiệm tiền mua sắm, biết cách bảo quản để trang phục lâu cũ, lâu hư hỏng.

thấp (vải polyeste), sau đó là đến loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao hơn (vải bông). Đối với một số loại vải, trước khi là cần phun nước làm ẩm vải, hoặc là trên khăn ẩm.

c/ Kí hiệu giặt là :

Bảng 4 (xem SGK trang 24 )

3. Cất giữ:

Cất giữ nơi khô ráo,sạch sẽ ,tránh ẩm mốc.

V. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà

* GV cho HS đọc phần ghi nhớ trang 25 SGK.

+Bảo quản áo quần gồm những công việc chính nào ? +Các kí hiệu câu 3 trang 25 có ý nghĩa gì ?

* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau - Học thuộc bài.

- Học thuộc phần ghi nhớ.

-Chuẩn bị : Bài thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản.

-Vải : Hai mảnh vải có kích thước 10 cm x 11cm -Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu, thêu.

Soạn: Ngày 6 tháng 9 năm 2014

Giảng dạy: Lớp 6A, C ngày tháng năm 2014 Lớp 6B,D ngày tháng năm 2014

Tiết 9: Bài 5: Thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản(T1) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Thông qua bài thực hành HS nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản, để áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng may, vá đơn giản quần áo bị rách, tuột chỉ, tuột lai.

3. Thái độ :

- Giáo dục HS biết chăm lo cho bản thân mình.

II. Chuẩn bị:

- GV: Chuẩn bị một số miếng vải để bổ sung cho những HS thiếu.

- HS: Kim khâu, len chỉ, len màu, bìa, kim, chỉ vải.

III. Phương pháp: Trực quan, thực hành IV. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

* Bảo quản áo quần gồm những công việc chính nào?

2. Bài mới:

* GV giới thiệu: Ở tiểu học các em đã được học một số mũi khâu cơ bản. Để các em có thể vận dụng các mũi khâu đó vào hoàn thành sản phẩm đơn giản ở bài Thực hành sau. Hôm nay cô và các em ôn lại kĩ thuật khâu các mũi khâu cơ bản đó. Em hãy kể các mũi khâu cơ bản mà các em đã được học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS

GV: Chuẩn bị một số miếng vải để bổ sung cho những HS thiếu.

HĐ2: Tiến trình thực hành

* GV hướng dẫn HS xem hình ở SGK trang 27 nhắc lại thao tác bằng mũi may, thao tác mẫu trên bìa bằng len và kim khâu len để

*Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim.

* Lên kim từ mặt trái vải, xuống kim cách 3 canh sợi vải, tiếp tục lên kim cách mũi vừa xuống 3 canh sợi vải. Khi có 3-4 mũi trên kim, rút kim lên và vuốt theo đường đã khâu cho phẳng.

* Khi khâu xong cần lại mũi (khâu thêm 1 đến 2 mũi) tại mũi cuối, xuống kim sang mặt trái, vòng chỉ, tết nút trước khi cắt chỉ.

I . Chuẩn bị:

HS: Kim khâu, len chỉ, len màu, bìa, kim, chỉ vải.

II. Tiến trình thực hành:

1/ Khâu mũi thường (mũi tới ) HS quan sát nắm vững thao tác.

Hs thực hànhtheo các bước:

- Vạch một đường thẳng ở giữa vải theo chiều dài bằng bút chì.

- Xâu chỉ vào kim.

- Vê gút một đầu chỉ - Khâu từ phải sang trái - Lên kim từ mặt trái vải - Khi khâu xong cần lại mũi V. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà

- Đánh giá kết quả thực hành

- GV nhận xét chung tiết thực hành (sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ làm việc, kết quả sản phẩm)

- GV thu bài làm của HS để chấm điểm.

* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau - Học thuộc bài.

- Vải: Hai mảnh vải có kích thước 10 cm x 11cm - Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu, thêu.

Soạn: Ngày 6 tháng 9 năm 2014

Giảng dạy: Lớp 6A, C ngày tháng năm 2014 Lớp 6B,D ngày tháng năm 2014

Tiết 10: Bài 5: Thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản(T2) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Thông qua bài thực hành HS nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản, để áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng may, vá đơn giản quần áo bị rách, tuột chỉ, tuột lai.

3. Thái độ :

- Giáo dục HS biết chăm lo cho bản thân mình.

II. Chuẩn bị:

- GV: Chuẩn bị một số miếng vải để bổ sung cho những HS thiếu.

- HS: Kim khâu, len chỉ, len màu, bìa, kim, chỉ vải.

III. Phương pháp: Trực quan, thực hành IV. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

* Hãy kể các mũi khâu mà em đã học? Kỹ thuật khâu mũi thường (mũi tới) 2. Bài mới:

* GV giới thiệu: Ở tiết trước các em đã được ôn một số mũi khâu cơ bản đã học ở bậc tiểu học. Để các em có thể thực hành thuần thục, hôm nay cô và các em tiếp tục ôn lại kỹ thuật khâu các mũi khâu cơ bản mà các em đã học ở tiểu học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS

GV: Chuẩn bị một số miếng vải để bổ sung cho những HS thiếu.

HĐ2: Tiến trình thực hành

* Giống như khâu mũi thường (bước đầu) GV nhắc lại thao tác bằng mũi may, thao tác mẫu trên bìa bằng len và kim khâu len để HS nắm vững thao tác.

*Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim.

- Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 8 canh sợi vải, xuống kim lùi lại 4 canh sợi vải, lên kim về phía trước 4 canh sợi vải, xuống kim đúng lổ mũi kim đầu tiên, lên kim về phía trước 4 canh sợi vải, cứ khâu như vậy cho đến hết đường, lại mũi khi kết thúc đường khâu.

- Khi khâu xong cần lại mũi (khâu thêm 1 đến 2 mũi) tại mũi cuối, xuống kim sang mặt trái, vòng chỉ, tết nút trước khi cắt chỉ.

I . Chuẩn bị:

HS: Kim khâu, len chỉ, len màu, bìa, kim, chỉ vải.

II. Tiến trình thực hành:

1/ Khâu mũi đột mau

HS quan sát nắm vững thao tác.

Hs thực hànhtheo các bước:

- Vạch một đường thẳng ở giữa vải theo chiều dài bằng bút chì.

- Xâu chỉ vào kim.

- Vê gút một đầu chỉ - Khâu từ phải sang trái - Lên kim từ mặt trái vải - Khi khâu xong cần lại mũi

V. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà - Đánh giá kết quả thực hành

- GV nhận xét chung tiết thực hành (sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ làm việc, kết quả sản phẩm)

- GV thu bài làm của HS để chấm điểm.

* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau - Học thuộc bài.

- Vải: Hai mảnh vải có kích thước 10 cm x 11cm - Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu, thêu.

Soạn: Ngày 6 tháng 9 năm 2014

Giảng dạy: Lớp 6A, C ngày tháng năm 2014 Lớp 6B,D ngày tháng năm 2014

Tiết 11: Bài 5: Thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản(T3) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Thông qua bài thực hành HS nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản, để áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng may, vá đơn giản quần áo bị rách, tuột chỉ, tuột lai.

3. Thái độ :

- Giáo dục HS biết chăm lo cho bản thân mình.

II. Chuẩn bị:

- GV: Chuẩn bị một số miếng vải để bổ sung cho những HS thiếu.

- HS: Kim khâu, len chỉ, len màu, bìa, kim, chỉ vải.

III. Phương pháp: Trực quan, thực hành IV. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

* Em hãy kể các mũi khâu cơ bản mà các em đã được học.

2. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS

GV: Chuẩn bị một số miếng vải để bổ sung cho những HS thiếu.

HĐ2: Tiến trình thực hành

* Gấp mép vải, khâu lược cố định, tay trái cầm vải, mép gấp để phía trong người khâu, khâu từ phải sang trái, từng mũi một ở mặt trái vải, lên kim từ dưới nếp gấp vải, lấy 2-3 sợi vải mặt dưới rồi đưa chếch kim lên qua nếp gấp, rút chỉ để mũi kim chặt vừa phải, các mũi khâu vắt 0,3 – 0,5 cm, ở mặt phải vải nổi lên những mũi chỉ nhỏ nằm ngang cách đều nhau.

* GV theo dõi uốn nắn thao tác cho HS.

* Khi học xong 3 mũi khâu này về nhà một số em khéo tay có thể phụ gia đình vắt lai, vá một số quần áo. Những HS nam có thể tự may phù hiệu vào áo của mình.

I . Chuẩn bị:

HS: Kim khâu, len chỉ, len màu, bìa, kim, chỉ vải.

II. Tiến trình thực hành:

1/ Khâu mũi vắt

HS quan sát nắm vững thao tác.

Hs thực hànhtheo các bước:

- Vạch một đường thẳng ở giữa vải theo chiều dài bằng bút chì.

- Xâu chỉ vào kim.

- Vê gút một đầu chỉ - Khâu từ phải sang trái - Lên kim từ mặt trái vải - Khi khâu xong cần lại mũi

V. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà - Đánh giá kết quả thực hành

- GV nhận xét chung tiết thực hành (sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ làm việc, kết quả sản phẩm)

- GV thu bài làm của HS để chấm điểm.

* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau - Học thuộc bài.

- Vải: Hai mảnh vải có kích thước 10 cm x 11cm - Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu, thêu.

Soạn: Ngày 15 tháng 9 năm 2014

Giảng dạy: Lớp 6A, C ngày tháng năm 2014 Lớp 6B,D ngày tháng năm 2014

Tiết 12: Bài 5: Thực hành cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh(T1) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Vẽ được, tạo mẫu giấy và cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.

2. Kĩ năng:

- May hoàn chỉnh một chiếc bao tay 3. Thái độ :

- Rèn luyện kỹ năng có tính cẩn thận thao tác chính xác theo đúng quy trình.

II. Chuẩn bị:

GV: Mẫu bao tay hoàn chỉnh, Tranh vẽ phóng to cách tạo mẫu giấy HS: Bút chì, compa, thước, vải.

III. Phương pháp: Trực quan, thực hành IV. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

* Gọi 3 em HS lên bảng cho từng em làm khâu mũi thường, khâu mũi đột mau, khâu vắt.

HS thực hành.

2. Bài mới:

* GV giới thiệu: Bài trước các em đã ôn lại kĩ thuật khâu 1 số đường khâu cơ bản. Hôm nay chúng ta áp dụng các đường khâu đó vào việc hoàn thành một sản phẩm đơn giản, một chiếc bao tay trẻ sơ sinh.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS

GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs HĐ2 : Thực hành cắt mẫu giấy

* GV giới thiệu yêu cầu của bài thực hành

* Vẽ mẫu hình 1-7a trang 29 SGK

* GV hướng dẫn HS vẽ hình chữ nhật AB = CD = 9 cm

AC = BD = 11 cm AE = BF = 4,5 cm

Phần cong đầu các ngón tay, dùng compa vẽ nửa đường tròn có bán kính R = 4,5 cm

* GV hướng dẫn HS cắt theo nét vẽ tạo được mẫu giấy bao tay trẻ sơ sinh.

* GV xem xét HS từng bàn để xem HS vẽ hình đúng hay sai, nhắc nhở những HS vẽ sai

HĐ 3: Cắt vải theo mẫu giấy

GV hướng dẫn HS cách đặt mẫu giấy đã cắt lên mảnh vải, ghim chặt mẫu giấy lên vải.

- GV: kiểm tra.

- GV: yêu cầu HS dùng phấn vẽ lên vải theo rìa giấy.

- GV: quan sát nhắc nhở, sửa chữa những sai sót.

GV: Nhắc HS chú ý an toàn lao động, giữ vệ sinh.

I . Chuẩn bị:

HS: Kim khâu, len chỉ, len màu, bìa, kim, chỉ vải.

II. Tiến trình thực hành:

1/ Vẽ và cắt mẫu giấy HS cắt giấy.

2/ Cắt vải theo mẫu giấy HS:Cắt vải theo mẫu giấy.

- HS: thực hành.

- HS: Cắt vải theo nét vẽ.

- HS: Thực hành theo nhóm.

V. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà

- GV lấy 1 vài bài mẫu ở các tổ trao đổi cho nhau để nhận xét chéo nhau.

- GV nêu những sai sót.

- GV nhận xét quá trình thực hànhtheo sơ đồ, quy trình, thái độ…

- GV cho điểm một vài bài.

- HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh.

* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau

- Thực hành cho thành thạo theo quy trình.

- Tự rèn luyện để khâu các muũi khâu cơ bản.

- Đem kim, chỉ để khâu bao tay.

Soạn: Ngày 15 tháng 9 năm 2014

Giảng dạy: Lớp 6A, C ngày tháng năm 2014 Lớp 6B,D ngày tháng năm 2014

Tiết 13: Bài 5: Thực hành cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh(T2) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Vẽ được, tạo mẫu giấy và cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.

2. Kĩ năng:

- Hình thành kĩ năng vẽ, cắt trên giấy và trên vải.

- May thành thạo các mũi khâu đã học.

- May được hoàn chỉnh một chiếc bao tay.

3. Thái độ :

- Ý thức thực hành đúng quy trình, cẩn thận, chính xác.

- Ý thức an toàn lao động, giữ vệ sinh môi trường.

II. Chuẩn bị:

GV: Mẫu bao tay hoàn chỉnh, Tranh vẽ phóng to cách tạo mẫu giấy HS: Bút chì, compa, thước, vải, kim, chỉ, kéo.

III. Phương pháp: Trực quan, thực hành IV. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

* Gọi 3 em HS lên bảng cho từng em làm khâu mũi thường, khâu mũi đột mau, khâu vắt.

HS thực hành.

2. Bài mới:

* GV giới thiệu: Bài trước các em đã ôn lại kĩ thuật khâu 1 số đường khâu cơ bản. Hôm nay chúng ta áp dụng các đường khâu đó vào việc hoàn thành một sản phẩm đơn giản, một chiếc bao tay trẻ sơ sinh.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS

GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs HĐ2 : Gv hướng dẫn khâu bao tay

* GV hướng dẫn HS khâu bao tay.

- Khâu vòng ngoài bao tay, úp mặt phải 2 miếng vải vào trong, sắp bằng mép, khâu một đường cách mép vải 0,7 cm.

- Khâu viền mép vòng cổ tay và luồn dây chun.

GV hỏi:

+ Tại sao phải úp mặt phải 2 miếng vải vào trong?

+ Tại sao phải sắp bằng mép?

+ Khi khâu phải chú ý điều gì?

HĐ 3: Thực hành

GV theo dõi, quan sát, uốn nắn HS thực hành.

I . Chuẩn bị:

HS: Kim khâu, len chỉ, len màu, bìa, kim, chỉ vải.

II. Tiến trình thực hành:

3/ Khâu bao tay:

a/ Khâu vòng ngoài bao tay

b/ Khâu viền mép vòng cổ tay và luồn dây chun (thun)

HS: Thẳng hàng, khoảng cách đều nhau.

HS tiến hành thực hành.

HS thực hành theo hướng dẫn của GV V. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà

- Các nhóm tự đánh giá chéo nhau theo các tiêu chí sau:

+ Sự chuẩn bị.

+ Thực hành đúng quy trình.

+ Sản phẩm đẹp, đúng kỹ thuật, đúng thời gian.

+ Có sáng tạo.

- GV nhận xét bổ sung.

- Chấm điểm 1 vài bài mẫu, nêu những ưu và nhược điểm.

- Yêu cầu HS dọn dụng cụ, vệ sinh.

* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau - Về nhà tập thực hành lại bài đã học.

- Đọc trước bài 7, tìm hiểu quy trình thực hành vỏ gối hình chữ nhật.

- Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ.

Soạn: Ngày 6 tháng 9năm 2014

Giảng dạy: Lớp 6A, C ngày tháng năm 2014 Lớp 6B,D ngày tháng năm 2014

Tiết 14: Bài 6: Thực hành khâu vỏ gối hình chữ nhật(T1) I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Biết vẽ, cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối.

- Cắt được vải theo mẫu giấy.

- Khâu được hoàn chỉnh 1 chiếc vỏ gối.

- Trang trí được vỏ gối.

2/ Kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng vẽ, cắt mẫu trên giấy và trên vải.

- Kỹ năng thực hành đúng quy trình, cẩn thận, chính xác.

- Hình thành kỹ năng may chính xác.

3/ Thái độ:

- Ý thức thực hành nghiêm túc, đúng quy trình.

- Biết tiết kiệm, giữ vệ sinh môi trường.

- Yêu thích công việc may vá và yêu thích môn học.

III. Phương pháp: Trực quan, thực hành IV. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2. Bài mới:

* GV giới thiệu: Bài trước các em đã ôn lại kĩ thuật khâu 1 số đường khâu cơ bản. Hôm nay chúng ta áp dụng các đường khâu đó vào việc hoàn thành một sản phẩm đơn giản, một chiếc vỏ gối hình chữ nhật.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hướng dẫn ban đầu

- GV thoả thuận mục tiêu của bài.

- Hướng dẫn HS thực hiện đúng quy trình.

Bước 1: Vẽ các hình chữ nhật.

Bước 2: Cắt mẫu giấy.

- Lưu ý đo kích thước chính xác.

- Phân nhóm, vị trí làm việc, giao dụng cụ cho các nhóm.

GV sử dụng phương pháp:

Trực quan – diễn trình

Bài tập – thực hành theo nhóm.

- GV quan sát uốn nắn HS thực hành, kịp thời sửa chữa những sai sót.

- HS tiến hành thực hành.

- GV theo dõi, uốn nắn HS thực hành.

- Yêu cầu HS thực hành cẩn thận, chính xác.

- GV theo dõi, uốn nắn, sửa chữa những sai sót nếu có?

- GV đặt 1 số câu hỏi để HS nắm vững.

+ Tại sao phải vẽ canh phần nẹp là 2,5 cm?

+ Các phần đó nhằm mục đích gì?

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Khâu vỏ gối

HS tiến hành vẽ các hình chữ nhật.

a) Vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối.

- Vẽ và cắt một mảnh trên của vỏ gối kích thước 15 x 20 cm

- Vẽ đường may xung quanh cách đều nét vẽ 1 cm

- Vẽ và cắt 2 mảnh dưới vỏ gối:

+ Một mảnh: 14x15 cm + Một mảnh: 6 x 15 cm

- Vẽ đường may xung quanh cách đều nét vẽ 1 cm và phần nẹp là 2,5 cm.

-HS tiến hành cắt trên giấy.

b) Cắt mẫu giấy

- Cắt theo đúng nét vẽ để tạo thành 3 mẫu giấy của vỏ gối.

V. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà

- Các nhóm trao đổi sản phẩm, sau đó tự đánh giá.

- GV góp ý bổ sung, nêu những sai sót thường gặp.

- Chấm điểm 1 vài sản phẩm.

- Yêu cầu lớp thu dọn dụng cụ, vệ sinh.

Một phần của tài liệu cong nghe 6 chuẩn KTKN (Trang 21 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w