Bày bàn và dọn sau khi ăn

Một phần của tài liệu cong nghe 6 chuẩn KTKN (Trang 137 - 145)

B. Tiến trình bài dạy

IV. Bày bàn và dọn sau khi ăn

- Căn cứ vào thực đơn và số người dự bữa tiệc để tính số bàn ăn, các dụng cụ ăn, các loại bát, chén, cốc

- Chọn dụng cụ đẹp, phù hợp với tính chất bữa ăn

2. Bày bàn ăn

- Trang trí bàn ăn đẹp mắt, món ăn được đưa ra theo thực đơn, trình bày hài hoà, đẹp mắt

- Phù thuộc vào tính chất bữa ăn mà bố trí chỗ ngồi cho khách và cách trình bày bàn ăn

3. Cách phục vụ và thu dọn bàn ăn a. Phục vụ

- Thái độ ân cần, niềm nở, quý trọng khách, tạo sự hài lòng và thiện cảm của khách với người tổ chức

- Khi dọn ăn tránh với tay trước mặt khách b. Dọn bàn ăn

- Thu dọn bàn ăn, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, chu đáo.

- Không dọn bàn khi còn người đang ăn

- Sắp xếp dụng cụ hợp lý theo từng loại V. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà

- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ - Trả lời các câu hỏi sgk

* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau - Về nhà học bài cũ

- Xem lại kiến thức Xây dựng thức đơn, đọc trước bài 23

Soạn: Ngày 28 tháng 3 năm 2015

Giảng dạy: Lớp 6A, C ngày 8 tháng 4 năm 2015 Lớp 6B,D ngày 8 tháng 4 năm 2015

Tiết 61: Ôn tập chương II I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Nắm vững những kiến thức và kỹ năng về thu nhập của gia đỡnh.

- Củng cố và khắc sâu kiến thức về cơ sở ăn uống hợp lý, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, các phương pháp chế biến thực phẩm.

2/ Kỹ năng:

- Có kỹ năng vận dụng kiến thức để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống.

3/ Thái độ:

- Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá những cái mới áp dụng vào thực tiễn.

III. Phương pháp: Trực quan, thực hành theo nhóm, vấn đáp.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.

2. Bài mới: Như vậy chúng ta đã được tìm hiểu chương III và được cung cấp một lượng kiến thức cơ bản nhất về công việc nấu ăn trong gia đình, giúp chúng ta biết được những thông tin về thực phẩm, an toàn thực phẩm, các phương pháp chế biến thức ăn, cách trình bày trang trí món ăn. Hôm nay để củng cố lại kiến thức trong chương III chúng ta cùng nhau ôn tập lại.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV nêu một số câu hỏi yêu cầu học sinh

tự ôn tập trả lời

I. Hệ thống kiến thức

Câu 1: Vai trò của các chất dinh dưỡng (sgk trang 67, 68, 69, 70. 71)

Câu 2:

+ Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh

GV yêu cầu HS ôn tập theo các câu hỏi chuẩn bị thảo luận trình bày trước lớp

GV theo dõi, giám sát hỗ trợ HS làm

GV tổ chức lớp thảo luận từng câu hỏi GV chốt lại các câu trả lới cho từng câu

hỏi

dưỡng nuôi sống cơ thể, tạo cho con người có sức khoẻ, làm việc, nhưng nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hay nhiễm trùng lại là nguồn gây bệnh cho con người, dẫn đến tử vong. Do đó vệ sinh thực phẩm là rất cần thiết và quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.

+ Muốn giữ an toàn thực phẩm cần lưu ý: An toàn thực phẩm khi mua sắm, An toàn thực phẩm khi chế biến (sgk trang 78)

Câu 3: Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm (sgk trang 79)

Câu 4: Bảo quản chất dinh dưỡng cần thực hiện trong 2 giai đoạn:

+ Khi chuẩn bị chế biến (sơ chế): Với thịt, cá:

không ngâm rửa thịt cá sau khi cắt thái, cắt khúc, không để ruồi bọ đậu vào

Với rau, củ, quả, đậu hạt tươi: rửa sạch, chỉ cắt sau khi đã rửa, không để rau khô héo, gọt vỏ trước khi ăn

Với đậu, hạt khô: phơi khô cất kĩ trong lọ, không ăn hạt mốc

+ Khi chế biến: không đun nấu thực phẩm lâu, cho thực phẩm vào khi nước sôi, khi nấu tránh khuấy nhiều, không nên hâm lại thức ăn nhiều.;

không xát kĩ gạo khi vo, không chắt bỏ nước cơm khi nấu.

Câu 5: Các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng:

+ Phương pháp làm chín thực phẩm có sử dụng nhiệt: luộc, nấu, kho,

+ Phương pháp làm chín thực phẩm không sử dụng nhiệt

(sgk trang 85, 86, 87, )

Câu 6: Tổ chức bữa ăn hợp lý cần đáp ứng:

+ Đ ảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng

lượng và các chất dinh dưỡng

+ Bố trí các bữa ăn trong ngày hợp lý để đảm bảo tốt cho sức khoẻ.

+ Bữa ăn phải đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, phù hợp điều kiện tài chính, ngon, bổ, không tốn kém hay lãng phí.

Câu 7: Tổ chức bữa ăn cần theo quy trình 4 bước:

+ Xây dựng thực đơn: Cần chú ý đến số lượng và chất lượng món ăn phải pù hợp với tính chất bữa ăn; thực đơn phải có đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn; thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.

+ Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn: cần chọn thực phẩm tươi ngon, và số lượng thực phẩm đủ dùng

+ Chế biến món ăn: Cần đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật và yêu cầu của mỗi công việc như sơ chế thực phẩm, chế biến món ăn, trình bày món ăn

+ Bày bàn và thu dọn sau khi ăn: : cần chuẩn bị dụng cụ chu đáo, đầy đủ, bày bàn ăn lich sự đẹp mắt, thái độ phục vụ cởi mở, chu đáo, lịch sự, dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ.

II. Ôn tập về nhà

1. - Nêu chức năng dinh dưỡng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.

- Việc phân nhóm thức ăn có tác dụng gì trong việc tổ chức và thay thế thức ăn trong bữa ăn gia đình?

2. - Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?

- Thế nào là an toàn thực phẩm? Làm thế nào để giữ an toàn thực phẩm?

- Nêu 1 số biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn.

3. Tại sao cần bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến thức ăn? Để bảo quản các chất dinh dưỡng cho thực phẩm khi chế biến, ta cần chú ý điều gì?

4. Có mấy phương pháp chế biến thực phẩm?

Kể tên các phương pháp đó. So sánh sự khác nhau giữa một số phương pháp luộc - nấu; kho- nấu; rán-xào;

5. Cho nguyên liệu: thịt lợn nạc, trứng vịt, hành, mỡ, gia vị, hãy trình bày cách chế biến món trứng rán.

6. Thế nào là bữa ăn hợp lý? Để tổ chức 1 bữa ăn hợp lý cấn tuân theo những nguyên tắc nào?

7. - Để tổ chức được một bữa ăn chu đáo cần thực hiện những công việc nào?

- Trình bày những điều cần chú ý khi xây dựng thực đơn. Hãy xây dựng một thực đơn đơn giản cho 1 bữa ăn gia đình.

- Trình bày cách bày bàn ăn, cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn của các bữa tiệc, cỗ.

V. Tổng kết – Hướng dẫn về nhà

- GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức của chương - Nhận xét về sự chuẩn bị và kiến thức của học sinh

* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau

- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị trước nội dung bài sau:"Thu nhập của gia đình"

Soạn: Ngày 28 tháng 3 năm 2015

Giảng dạy: Lớp 6A, C ngày 9 tháng 4 năm 2015 Lớp 6B,D ngày 10 tháng 4 năm 2015

Tiết 62: Thu nhập của gia đình I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Nêu được thế nào là chi tiêu trong gia đỡnh và cỏc khoản chi tiêu.

- Xác định được các khoản chi tiêu của gia đình mình.

2/ Kỹ năng:

- Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu 3/ Thái độ:

- Giáo dục học sinh cú ý thức tiết kiệm không chi tiêu hoang phí III. Phương pháp: Trực quan, thực hành theo nhóm, vấn đáp.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

2. Bài mới: Vấn đề thu chi trong gia đình có quan hệ đến đời sống hàng ngày của mỗi con người, vì vậy mọi người đều phải quan tâm ở các mức độ khác nhau.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu và liên hệ

thực tế

? Gv: Để tạo ra thu nhập đáp ứng những nhu cầu hàng ngày, con người phải làm gì?

? Em hiểu lao động là gì? Mục đích của lao động?

? Theo em thế nào là thu nhập của gia đình

I. Thu nhập của gia đình là gì?

Con người phải lao động

Lao động là làm việc, sử dụng sức lực và trí tuệ để tạo ra thu nhập chính đáng, đáp ứng cho các nhu cầu hàng ngày

Hs trả lời theo sgk Kết luận:

Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.

- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu

? Có mấy hình thức thu nhập chính? Hãy kể tên các hình thức thu nhập đó?

- Yêu cầu hs quan sát hình 4.1 và bổ sung thêm các khoản thu

? Giải thích rõ hơn các hình thức thu nhập trên?

- Yêu cầu hs quan sát hình 4.2, điền tiếp những ô sản phẩm còn thiếu

? Dựa vào hình 4.2 đã hoàn chỉnh, hãy cho biết hình thức thu nhập chính của gia đình mình?

? Trong số chúng ta, có gia đình nào trực tiếp sản xuất ra sản phẩm không? Đó là những sản phẩm nào?

? Hãy so sánh và nhận xét hình thức thu nhập của nông thôn và thành thị? Giải thích điều đó?

- Gv kết luận

- Gv: Mỗi gia đình có hình thức thu nhập riêng và tuỳ vào từng địa phương có những sản phẩm khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, hình thức thu nhập của gia đìnhChúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này trong bài sau.

Một phần của tài liệu cong nghe 6 chuẩn KTKN (Trang 137 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w