2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Câu tục ngữ sau có ý nghĩa gì: “Tiên học lễ, hậu học văn”
Câu 2: Sự khác nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán trong việc điều chỉnh hành vi của con người.
3. Dạy bài mới Mở đầu bài học:
Mỗi khoa học đều có một hệ thống các phạm trù của mình để phản ánh những mặt, những khía cạnh, những thuộc tính, những mối liên hệ giữa các đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học đó.
Chẳng hạn:
- Toán học có các phạm trù: Số, điểm, các hình học...
- Vật lí có các phạm trù: Điện, ánh sáng…
- Hoá học có các phạm trù: nguyên tử, phân tử…
Đạo đức cũng có những phạm trù phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản, bản chất phổ biến giữa các hiện tượng đạo đức của đời sống xã hội.
Một số phạm trù cơ bản mà chúng ta tiếp cận đó là: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc.
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Mục tiêu: giúp HS ý thức được khi nào cần
kết hợp giữa nhu cầu, lợi ích của bản thân với nhu cầu và lợi ích của tập thể, xã hội. Từ đó biết thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội
GV sử dụng thuyết trình nêu vấn đề:
Ta thường nghe: “Bầu cử Quốc hội là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân”, “thanh niên lên đường nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự”,
“Chăm sóc, nuôi dạy con là nghĩa vụ trách nhiệm của cha mẹ”…Vậy thế nào là nghĩa vụ, tại sao con người phải thực hiện những nghĩa vụ ấy?
GV: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề giúp
1. Đơn vị kiến thức 1:
Nghĩa vụ
a. Nghĩa vụ là gì?
HS hiểu nội dung bài học.
GV sử dụng máy chiếu về hình ảnh của:
- Động vật nuôi con
- Cha mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng con cái Em hãy nhận xét và so sánh hai hành động đó?
GV có thể nêu câu hỏi gợi mở:
- Khi con vật trưởng thành, quan hệ giữa chúng và mẹ còn diễn ra như trên nữa không?
Việc nuôi con có phải là nghĩa vụ của nó không?
Tại sao?
- Khi con cái trưởng thành, tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ đối với con cái còn tồn tại không? Vì sao việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái của cha mẹ gọi là nghĩa vụ?
- Học sinh trao đổi, trả lời.
- GV nhận xét, KL: Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, chỉ có ở con người khác hẳn với loài vật quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. Mặt khác trên cơ sở nhận thức về nghĩa vụ, con người có thể hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích của người khác, của xã hội.
- GV đặt vấn đề: Vậy vì sao trong cuộc sống con người phải thực hiện nghĩa vụ? thực hiện nghĩa vụ là yêu cầu tự giác hay bắt buộc?
- GV nêu tình huống sau:
Năm 1946 để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân. Hưởng ứng xây
dựng “Quỹ độc lập” và phong trào“Tuần lễ vàng”do Chính phủ phát động, nhân dân cả nước hăng hái đóng góp tiền của, vàng bạc, kể cả những vật quý giá trong đời tư như nhẫn cưới, hoa tai…
Câu hỏi:
- Em có suy nghĩ gì về hành động của đồng bào ta? Nếu trong hoàn cảnh đó em có làm như thế không, vì sao?
- Hãy nêu một số VD về nghĩa vụ và lý giải vì sao phải thực hiện nghĩa vụ ấy?
Học sinh suy nghĩ trả lời và rút ra khái niệm nghĩa vụ
GV chuyển ý: Trong cuộc sống, không phải lúc nào lợi ích cá nhân cũng phù hợp với lợi ích xã hội. Vậy khi nhu cầu và lợi ích cá nhân và xã hội mâu thuẫn nhau, cá nhân phải hành động như thế nào?
GV nêu tình huống, chia lớp thành 2 nhóm giải quyết
Nhóm 1: Trong giờ học, Nam bỗng dưng muốn hát thật to bài hát mình yêu thích nhưng cả lớp đang chăm chú nghe giảng vì bài học bổ ích.
Nam biết vậy nhưng làm thế nào bây giờ?
- Nếu là Nam, em sẽ hành động như thế nào?
Nhóm 2: Minh học xong lớp 12 đã hơn một năm mà vẫn không có định hướng nghề nghiệp cho mình, chỉ tụ tập bạn bè ăn chơi lêu lổng.
Bất ngờ Minh bị gọi đi nghĩa vụ quân sự trong 2
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu và lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
năm. Vì sợ vào quân ngũ phải rèn luyện cực khổ, Minh bắt bố mẹ phải tìm mọi cách để Minh không phải nhập ngũ. Theo em thái độ của Minh là đúng hay sai?
HS trao đổi, đưa ý kiến, GV nhận xét cùng học sinh rút ra kết luận.
- GV lập bảng, chiếu lên màn hình.
Hãy đánh dấu (X) vào cột “Tán thành”,
“Không tán thành” trong bảng dưới đây và lý giải về sự lựa chọn của mình:
Nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay:
Tán thành
Không tán thành - Nghĩa vụ của học sinh
là học tập tốt
- Góp phần xây dựng xã hội mới là của người lớn - Chấp hành các quy định của nhà trường.
- Mỗi người đều phải lao động cần cù, sáng tạo,
+ Bài học
- Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên, không những thế còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung.
- Xã hội có trách nhiệm đảm bảo cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân
b. Nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay
- Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống cái ác. Xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa…
- Tích cực lao động cần cù sáng tạo, có trách nhiệm.
- Sẵn sàng tham gia sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
đem lại lợi ích cho bản thân
- Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
GV yêu cầu học sinh liên hệ một số tấm gương sáng thực hiện tốt nghĩa vụ của người thanh niên: Trần Quốc Toản, Võ Thị Sáu…
Mục tiêu: HS hiểu được các trạng thái của lương tâm, ý nghĩa của lương tâm đối với đạo đức cá nhân và có ý thức phấn đấu để giữ cho lương tâm được trong sáng.
GV chuyển ý
- Đưa ra tình huống có vấn đề sau:
Đầu xóm có bà cụ bán hàng một mình. Huệ đến mua một số đồ dùng cá nhân, do mắt đã lòa, bà cụ đã trả tiền thừa cho Huệ. Nếu trong tình huống của Huệ, em sẽ làm gì?
a. Cầm lấy và lẳng lặng bỏ đi coi như đó là sự may mắn của mình.
b. Trả lại số tiền thừa cho bà cụ.
Hãy giải thích vì sao em làm như vậy?
- HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân - Cả lớp trao đổi
- GV nhận xét, kết luận:Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, với xã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, các cá nhân tự điều
2. Đơn vị kiến thức 2:
Lương tâm
chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Đó là lương tâm
GV lần lượt đưa ra một số câu hỏi để học sinh rút ra được hai trạng thái của lương tâm
- Người có lương tâm khi gây ra một lỗi lầm nào đó họ sẽ có tâm trạng, cảm giác như thế nào?
- Khi nào chúng ta có trạng thái thanh thản của lương tâm? Nêu ví dụ trải nghiệm của bản thân, hoặc được biết?
- Người có lương tâm là người biết ân hận, xấu hổ, cắn rứt lương tâm. Tại sao con người lại cảm thấy lương tâm cắn rứt?
- GV: Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng mang ý nghĩa tích cực, giúp con người vươn lên những giá trị cao đẹp của cuộc sống, “hướng thiện, hoàn lương”. Tuy nhiên, một cá nhân thường làm điều ác mà không biết ăn năn, hối cải, không cắn rứt lương tâm thì coi là vô lương tâm. Những người này luôn bị xã hội lên án, phê phán
- GV kể cho HS nghe câu chuyện “ Sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời” trích trong “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. Từ đó để HS tự liên hệ bản thân.
GV sử dụng PP nêu vấn đề + Thảo luận nhóm
a. Khái niệm lương tâm Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
+ Hai trạng thái của lương tâm: Lương tâm thanh thản, cắn rứt lương tâm
GV đưa tình huống để học sinh rút ra bài học cho bản thân:
Tối Hải chở Hoa đi sinh nhật bạn. Trên quãng đường vắng, họ bỗng nhìn thấy một người bị tai nạn nằm bất tỉnh. Hoa bảo Hải quay lại xem và đưa họ đi cấp cứu, nhưng Hải nói:
- Cậu dây vào đấy để làm gì cho rắc rối, không khéo họ lại bảo mình gây tai nạn. Chắc lát nữa có người đi qua đưa người ấy đi bệnh viện.
Chúng mình đến sinh nhật không kẻo trễ.
GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận:
- Nhóm 1: Em đánh giá gì về con người Hải qua hành động và lời nói vừa rồi.Trong trường hợp của Hải em sẽ hành động như thế nào để trở thành người có lương tâm?
- Nhóm 2: Có ý kiến cho rằng, để giữ được lương tâm trong sáng, yên ổn thì con người cần phải không bao giờ gây ra lỗi lầm. Em nhận xét như thế nào về ý kiến đó?
Các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến, giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận:
Lương tâm là yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức của con người. Nhờ có lương tâm mà những cái tốt đẹp trong đời sống được duy trì và phát triển. Do đó, trong cuộc sống không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân phải có lương tâm mà còn phải biết giữ gìn lương tâm. Muốn vậy phải:
- Phát huy những hành vi tốt.
- Tránh xa những hành xấu.
b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm.
- Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hàng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức.
- Thực hiện nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện.
Phấn đấu trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.
- Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ giữa người và người, cao thượng, bao dung và nhân ái.
- Sửa chữa những lỗi lầm.
- GV: Cho HS làm bài tập củng cố (đã chuẩn bị giấy khổ to)
- Viết những câu tục ngữ, thành ngữ , câu nói nói về nghĩa vụ, lương tâm
Nghĩa vụ Lương tâm
- Nhường cơm sẻ áo
- -
…
- Đào hố hại người lại chôn mình
- -
…
- Yêu cầu thực hiện: Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 5 người lên thi, lần lượt từng người lên viết. Trong 3 phút đội nào viết nhiều câu nhất là đội thắng cuộc.
TIẾT 2