Qua thực tế giảng dạy theo phương pháp nêu vấn đề môn Giáo dục công dân lớp 10 phần “Công dân với đạo đức” tại trường THPT Lương Thế Vinh, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 64 HS về việc học theo phương pháp này thì phần lớn các em cho rằng học theo kiểu này rất vui, hiểu bài ngay tại lớp (65,6%), trong khi đó, chỉ có 34,4% HS lựa chọn mức độ “bình thường” và không em nào cho rằng học theo phương pháp trên là khó hiểu. Kết quả học tập ở những lớp vận dụng phương pháp nêu vấn đề cũng cao hơn so với giảng dạy phương pháp truyền thống
Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra lần 1
Lớp vận dụng PP nêu vấn đề Lớp dạy PP truyền thống
Trường Số Kết quả Trường Số Kết quả
THPT Lương Thế
Vinh
lượng
Giỏi Khá TB Yếu Kém
THPT Lương Thế
Vinh
lượng
Giỏi Khá TB Yếu kém
36 14 38,9%
19 52,8%
3 8,3%
0 0%
35 7 20%
16 45,7%
12 34,3%
0 0%
Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra lần 2
Lớp vận dụng PP nêu vấn đề Lớp vận dụng PP truyền thống
Trường THPT Lương Thế Vinh
Số lượng
Kết quả
Trường THPT Lương
Thế Vinh
Số lượng
Kết quả
Giỏi Khá TB Yếu
Kém Giỏi Khá TB Yếu
kém
23 14 60,9%
8 34,8%
1 4,3%
0 0%
25 6 24%
14 56%
5 20%
0 0%
Trong quá trình học, học sinh lĩnh hội bài, đánh giá hành vi hay giải quyết tình huống một cách tích cực, hào hứng, tự nhiên, không gò ép và rút ra kết luận cần thiết, thiết thực cho bản thân mình
Theo ý kiến của nhiều HS là giáo viên nên đưa thật nhiều tình huống, bài tập để các em giải quyết và biến những kiến thức trong sách giáo khoa thành những câu chuyện, tình huống để các em dễ học hơn.
Học tập phần “Công dân với đạo đức” theo phương pháp nêu vấn đề có tác động mạnh mẽ đến đạo đức, lối sống của các em. Khi giải quyết các vấn đề, các tình huống đạo đức sẽ giúp các em biết đánh giá và tỏ rõ thái độ của mình với những biểu hiện về mặt đạo đức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là biểu hiện tiêu cực mà lứa tuổi các em cần phải tránh xa như lười biếng, thiếu trung thực trong học tập, thích sống đua đòi, thiếu lễ độ với thầy cô, cha mẹ, tình trạng đánh nhau với bạn bè, gây rối trong trường học và xã hội, sự yêu đương quá sớm… Các em biết đánh giá được cái đúng, cái sai và cái xấu trong mỗi hành vi. Nhận thức có tác động đến hành vi con người. Đối với những hành vi
đạo đức phù hợp với giá trị và chuẩn mực của xã hội, học sinh sẽ tỏ rõ thái độ ủng hộ, tôn trọng và có thái độ tự giác thực hiện hành vi ấy trong thực tế. Ngược lại, đối với những hành vi vi phạm đạo đức, học sinh biết phê phán và lên án.
Qua đó, các em biết cần phải điều chỉnh hành vi của mình không vi phạm các chuẩn mực đạo đức nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự của mình.
Qua nhìn nhận thực tế, tác giả đã thấy được sự chuyển biến tích cực về hành vi của học sinh sau khi học xong một số bài phần “Công dân với đạo đức”.
Các em có ý thức học tập nghiêm túc hơn, tôn trọng giáo viên hơn, các em biết lễ phép chào hỏi mọi người kể cả cô lao công, bác bảo vệ trong trường học.
Trong quá trình làm bài kiểm tra, biểu hiện quay cóp giảm thiểu đáng kể. Thậm chí có nhiều em còn khoe là đã thực hiện nhiều hành vi đạo đức chẳng hạn như có em nhường ghế trên xe buýt cho người già, phụ nữ có thai, có em nhặt những mảnh vỡ ở bờ biển do khách du lịch để lại, có em còn tự giác trả lại số tiền không nhỏ khi nhặt được… Các em cho rằng sau khi thực hiện những hành vi ấy khiến các em cảm thấy rất vui và hài lòng với bản thân mình. Đây chính là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự tác động tích cực của bài học đến tư tưởng, tình cảm và hành vi của các em trong thực tế. Điều đó chứng tỏ việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào dạy phần “Công dân với đạo đức” vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Phương pháp trên đã phát huy tác dụng, góp phần giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh.