Phương pháp: nêu vấn đề
Đặt vấn đề: Nghĩa vụ và lương tâm là những phạm trù đạo đức cơ bản. Mỗi con người phải luôn tự rèn luyện bản thân thực hiện tốt nghĩa vụ và sống có lương tâm trong sáng và chính họ tạo ra cho mỗi cá nhân có những phẩm chất nhất định.
Những phẩm chất này làm nên giá trị của mỗi cá nhân
Nêu tình huống có vấn đề:
Trên đường đi học thêm, Nam và Minh nhặt được một túi xách đen trong đó có ví tiền và một số giấy tờ, vật dụng của một phụ nữ. Nam đưa ý kiến mang chiếc túi xách đó nộp cho công an phường gần nhất để họ tìm người trả lại cho dễ, Minh thì lại cho rằng không cần đi nộp, mình lấy tiền rồi vứt túi đi ai mà tìm thấy được.
Câu hỏi:
1. Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
2. Nếu em là người nhặt được cái túi xách đó, em sẽ làm gì?
2. Đơn vị kiến thức 3:
Nhân phẩm, danh dự.
a. Nhân phẩm
- HS phát biểu, GV nhận xét ý kiến.
- GV liên hệ tình huống trên để giảng giải khái niệm nhân phẩm (là toàn bộ những phẩm chất của con người, là giá trị làm người của mỗi con người).
VD: Phẩm chất thật thà, trung thực, dũng cảm, liêm khiết, chăm chỉ, hiếu thảo...
- GV nhấn mạnh tính khách quan và chủ quan của nhân phẩm: Người có nhân phẩm là người có đạo đức, có văn hóa, là sản phẩm của quá trình giáo dục và tự giáo dục, tự rèn luyện. Do đó được xã hội đánh giá cao và kính trọng.
- GV hỏi:
- Bằng vốn hiểu biết của mình hãy chứng minh trong bất kỳ xã hội nào, người có nhân phẩm luôn được xã hội đánh giá cao?
- GV khuyến khích học sinh lấy ví dụ về người có nhân phẩm ở địa phương và suy nghĩ của bản thân về người đó.
- Nêu một số câu tục ngữ, thành ngữ về nhân phẩm.
- GV nêu vấn đề:
- Một SV Việt Nam học tại Đài Loan, trên đường đi học về em nhặt được một chiếc cặp.
Trong cặp có nhiều tài liệu và một số tiền tương đương 10 triệu đồng VN. Với số tiền đó, em có thể giữ lại để trang trải cho việc học ít nhất cũng được 6 tháng đến 1 năm nhưng em đã không làm như vậy mà quyết định mang nộp cho BGH nhà
Khái niệm nhân phẩm:
Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác: Nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi người.
- Nhân phẩm biểu hiện:
+ Lương tâm trong sáng.
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.
+ Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức
b. Danh dự.
trường, chiếc cặp được trao trả cho một vị giáo sư. Sau đó em được BGH nhà trường biểu dương và khen thưởng.
- Một gia đình ở Hải Phòng từng đề nghị anh Vũ Quốc Tuấn - một người nông dân nghèo dành quả thận cho con họ và sẽ bồi dưỡng cho 50.000USD, nhưng anh đã từ chối để dành tặng cho cô bé nghèo khó không hề quen biết. Với tấm lòng nhân ái, anh đã vinh dự là đại biểu dự đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8.
- GV đặt câu hỏi: Vậy làm thế nào để trở thành người có danh dự? Có người cho rằng danh dự chỉ dành cho những người có địa vị trong xã hội, em có đồng ý không? Vì sao?.
- HS trả lời, giáo viên nhận xét ý kiến
- GV cần khẳng định: Để có được danh dự, bản thân cá nhân phải thể hiện những phẩm chất tốt đẹp. Danh dự không tách rời việc làm tròn nghĩa vụ đối với xã hội. Khi cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, được xã hội đánh giá và công nhận thì người đó có danh dự. Ai cũng có danh dự vì ít nhiều đóng góp cho cuộc sống, xã hội. Vì vậy phải tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình.
- GV cho HS liên hệ một số đóng góp của bản thân trong các phong trào của lớp, của trường.
- GV cần tổ chức cho HS hành động để giải quyết vấn đề.
Tình huống đóng vai:
1. Trong giờ kiểm tra Hóa, A không tìm ra kết
a. Khái niệm:
- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. Do vậy, danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận
- Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần giúp con người làm những điều tốt.
quả, B đã đưa bài cho A chép, bạn A suy nghĩ không biết có nên chép không…
2. Chú cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ bắt chặn một số xe vi phạm giao thông. Một anh tài xế đưa cho chú ít tiền để cho qua…
- GV chia nhóm đóng vai giải quyết vấn đề trên. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Sau phần diễn, GV hỏi:
a. Em có đồng tình với cách xử lý trong tình huống trên không? Vì sao?
b. Nếu là em, em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống đó?
GV đánh giá, HS rút ra bài học.
Dựa vào cách cư xử của các em trong tình huống trên, GV khẳng định: Một cá nhân biết làm chủ những nhu cầu bản thân, kiềm chế ham muốn, nhu cầu không chính đáng, biết giữ gìn nhân phẩm, bảo vệ danh dự của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì người đó có lòng tự trọng.
- GV nêu ví dụ: A và B là đôi bạn thân và học giỏi. Vì A ngày càng học hành sa sút, B đã khuyên và nhắc nhở bạn cố gắng hơn, A nghĩ B coi thường mình nên giận B và không chơi với B nữa.
Theo em hành động của A có phải là tự trọng không?
- GV cho học sinh so sánh giữa tự trọng và tự ái và để học sinh tự lấy VD khác trong thực tế cuộc sống của tính tự ái.
b. Tự trọng
Là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của mình.
Mục tiêu: Cho học sinh hiểu hạnh phúc là cảm xúc vui sướng của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, để có hạnh phúc thì cá nhân phải biết phấn đấu đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân đem lại hạnh phúc cho xã hội. Đó mới là niềm hạnh phúc trọn vẹn.
- Cách thực hiện:
- GV nêu tình huống sau để HS hiểu hành phúc là gì:
Trong quá trình tìm đường cứu nước, sau một thời gian bôn ba ở nhiều nước, tháng 7 năm 1920 Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên tiếp xúc với bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người đã vui mừng đến phát khóc. Người nói: “Luận cương của Lênin làm tôi vui sướng, tin tưởng, phấn khởi biết bao, ngồi trong phòng một mình tôi tưởng chừng như đang đứng trước quần chúng đông đảo… Tôi muốn nói thật to: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”
- Hãy giải thích tâm trạng của Nguyễn Ái Quốc, đó là tâm trạng gì, nó được diễn ra như thế nào?
- GV cần nhấn mạnh tình huống trên thể hiện sự thỏa mãn về nhu cầu tinh thần. Ngoài nhu cầu tinh thần, hạnh phúc còn là sự thỏa mãn cả nhu cầu về vật chất.
3. Đơn vị kiến thức 4: Hạnh phúc
- GV đặt thêm câu hỏi thảo luận để dẫn dắt học sinh hiểu thêm về khái niệm hạnh phúc.
- Nhóm 1: Tại sao hạnh phúc đối với mỗi người lại không giống nhau?
- Nhóm 2: Hạnh phúc có đồng nghĩa với việc thỏa mãn mọi nhu cầu nói chung không?
- Nhóm 3: Có người cho rằng hạnh phúc là “ Cầu được ước thấy”, em có đồng ý không? Vì sao?
- Các nhóm trao đổi và trình bày.
- GV nhận xét và giải thích thêm cho các em hiểu.
- GV nhấn mạnh tính chân chính và lành mạnh của nhu cầu. Vì trên thực tế có những nhu cầu không lành mạnh nhưng được thỏa mãn như nghiện ma túy, làm giàu bất chính , ăn cắp…
Đồng thời, giáo dục các em, để có hạnh phúc con người phải phấn đấu, nỗ lực để có chứ không thể “ cầu” và “ước” được.
Để xây dựng cho HS ý thức về hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội, GV sử dụng tình huống có vấn đề sau:
Khi đọc câu nói của Các Mác: “Hạnh phúc là đấu tranh” Dung đã cho rằng: Muốn có hạnh phúc là bản thân phải luôn giành giật, đố kị với hạnh phúc của người khác. Dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình cả về vật chất hay tinh thần.
- GV: Em có đồng ý với cách lý giải của
a. Hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần
b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.
- Hạnh phúc cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.
- Xã hội hạnh phúc thì cá
Dung không? Nếu không, em hiểu câu nói ấy như thế nào?
- Cả lớp thảo luận và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, định hướng: “ Hạnh phúc là đấu tranh” không phải sự tranh giành với người khác mà là đấu tranh với chính bản thân mình, phấn đấu vươn lên hoàn thành mục đích xây dựng hạnh phúc cho mình, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đem lại hạnh phúc cho người khác.
- Củng cố:
GV : Những câu tục ngữ , thành ngữ nào nói về nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc?
Nhân phẩm - danh dự
Hạnh phúc
- Tốt danh hơn lành áo.
- Ngọc nát còn hơn ngói lành
- Có an cư mới lập nghiệp - Đói miếng hơn tiếng đời - Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
HS trình bày ý kiến (Đánh dấu X) GV nhận xét
- Dặn dò:
- Làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài 12
nhân có điều kiện phấn đấu cho hạnh phúc của mình.
- Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ đối với người khác, xã hội.