PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

Một phần của tài liệu skkn vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP nêu vấn đề TRONG dạy học PHẦN “ CÔNG dân với đạo đức” NHẰM GIÁO dục đạo đức, lối SỐNG CHO học SINH (Trang 43 - 49)

Dạy phần này sử dụng phương pháp nêu vấn đề là chủ đạo và sự hỗ trợ của các phương pháp:

- Phương pháp đàm thoại.

- Thảo luận nhóm - Phương pháp đóng vai

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- SGK, SGV GDCD lớp 10

- Tục ngữ, ca dao, bài hát, câu chuyện nói về tình yêu - Một số băng đĩa phục vụ cho nội dung bài học.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Lấy ví dụ chứng minh: “Danh dự là sức mạnh tinh thần giúp con người làm điều tốt”

Câu hỏi 2: Tại sao con người không thể thỏa mãn mọi nhu cầu của mình?

3. Học bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI

- GV cử học sinh đọc bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi và bài “Hương Thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn.

- GV đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào về tình yêu qua hai bài thơ trên. Từ đó dẫn dắt học sinh vào nội dung bài mới

Hoạt động 2

GIỚI THIỆU NỘI DUNG BÀI HỌC Cách thực hiện:

- GV chiếu lên bảng một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu. Sau đó cho học sinh nghe một vài đoạn nhạc (Có hình ảnh) về tình yêu.

- GV: cho học sinh thảo luận tìm hiểu khái niệm tình yêu

- Nhóm 1: Qua những câu thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, em hiểu gì về tình yêu?

- Nhóm 2: Em hãy nêu một vài quan niệm tình yêu mà em biết?

- Nhóm 3: Hãy kể một câu chuyện hay về tình yêu mà em biết?

- Học sinh thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện nhóm trình bày

- Các nhóm khác bổ sung ý kiến cho nhóm bạn

- GV bổ sung, kết luận thế nào là tình yêu.

1. Đơn vị kiến thức 1: Thế nào là tình yêu

a. Tình yêu là gì?

Tình yêu là sự rung cảm quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…

Họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó nguyện sống với nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.

GV: Cho HS trao đổi ý kiến sau:

“Tình yêu là chuyện riêng tư của mỗi người, không gì liên quan đến người khác”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

- Cả lớp cùng trao đổi

- HS sẽ có những ý kiến khác nhau về vấn đề này.

- GV đưa ra câu hỏi gợi ý:

- Tình yêu là chuyện riêng tư đúng hay sai?

- Tình yêu được bắt nguồn từ đâu? Bị chi phối như thế nào?

- Tình yêu luôn đặt những vấn đề gì cho xã hội?

- HS trả lời các câu hỏi trên - GV chốt lại ý kiến của HS

Xã hội không can thiệp đến tình yêu của cá nhân, nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng về tình yêu. Đặc biệt ở những người bước sang tuổi thanh niên. Vì vậy, tình yêu mang tính xã hội.

- GV đặt tiếp câu hỏi:

Em hãy chỉ ra các quan niệm và thái độ của các giai cấp trong lịch sử về tình yêu nam nữ.

- HS phát biểu ý kiến

- GV tập hợp ý kiến và kết luận:

+ Xã hội phong kiến “Nam nữ thụ thụ bất thân”, “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”

+ Xã hội XHCN: Phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ đó là tình yêu chân chính.

- GV chuyển ý

- GV: Cho HS thảo luận: Thế nào là tình yêu chân chính.

- GV giao tình huống:

Tình huống 1: Hà là một cô gái xinh đẹp, rất nhiều người theo đuổi cô. Cô nói rằng: bây giờ lựa chọn người yêu thì tiêu chuẩn đầu tiên phải là đẹp trai và lắm tiền, đi đâu mới mở mày mở mặt được. Nếu như không có hai thứ đó thì tình yêu chẳng có gì là thú vị cả.

Hỏi: Hà nói như vậy có đúng không? Quan niệm của em về tình yêu là gì?

Tình huống 2: Hùng và Lan yêu nhau đã lâu nhưng tính Hùng lại hay ghen, Lan đi đâu, làm gì Hùng phải hỏi cho bằng được. Có hôm, Lan cùng một cậu bạn đi thăm thầy giáo cũ Hùng cũng giận mặc cho cô hết lời giải thích. Anh bảo rằng Lan là người yêu của anh thì sẽ thuộc quyền sở hữu của anh.

Hỏi: Em nghĩ sao về quan niệm của Hùng, điều quan trọng nhất để duy trì tình yêu là gì?

Tình huống 3: Nam và Hoa là hai người bạn thân học cùng nhau ở THPT. Sau khi học xong lớp 12, thì Nam và Hoa thi đậu vào trường ĐHSP và khi ấy tình cảm của họ phát triển lên tình yêu. Trong suốt 4 năm học, hai người cùng giúp đỡ nhau trong học tập, họ động viên giúp đỡ nhau những lúc khó khăn. Sau 4 năm học cả hai cùng ra trường có công việc ổn định thì họ

b. Tình yêu chân chính

Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

+ Biểu hiện tình yêu chân chính:

- Tình cảm chân thực, sự quyến luyến, cuốn hút, sự gắn bó của cả hai người.

- Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi.

- Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía.

- Lòng vị tha và thông cảm.

tổ chức đám cưới. Tình yêu của họ được hai bên gia đình ủng hộ và vun đắp

Hỏi: Em có nhận xét gì về tình yêu của Nam và Hoa?

- GV ghi các tình huống trên vào các phiếu có màu sắc khác nhau và phát cho các nhóm

- HS trao đổi, trả lời. Các nhóm khác góp ý, bổ sung

- GV chốt lại ý kiến dẫn dắt các em hiểu thế nào là tình yêu chân chính và biểu hiện của tình yêu chân chính

GV chuyển ý.

GV nêu tình huống có vấn đề:

Một hôm, Dũng nhận được một mẩu giấy trong ngăn bàn, nét chữ nắn nót “Dũng thân!

không hiểu sao ngay từ phút đầu gặp gỡ, Mai đã cảm mến bạn. Và lạ thay, Mai càng cố quên bạn thì nỗi nhớ càng trở nên da diết. Mong bạn hãy cho Mai một lời khuyên chân thành.”

Nếu là Dũng, em sẽ:

a. Thử chấp nhận lời tỏ tình của Mai vì bây giờ phải yêu nhiều thì mới lựa chọn cho mình người thích hợp.

b. Coi đó là chiến công chinh phục của mình và đưa lá thư cho bạn bè xem.

c. Nói chuyện chân thành với Mai rằng vẫn còn nhỏ để nghĩ đến chuyện đó, nhiệm vụ quan trọng nhất bây giờ là học tập.

- GV cho HS trao đổi và nêu ý kiến của

c. Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên

- Yêu đương quá sớm

- Yêu một lúc nhiều người, yêu chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới, yêu vì mục đích vụ lợi

- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân

riêng mình.

- GV nhận xét, định hướng quan điểm không đúng của HS (nếu có).

- GV đặt câu hỏi: Em có đồng ý với quan điểm cho rằng nên yêu nhiều để có sự lựa chọn không?

- HS nêu ý kiến, có thể có ý kiến trái chiều.

- GV cho HS xem một đoạn băng video nói về sự khó xử của một người đàn ông yêu một lúc nhiều người khi bị phát hiện.

→Tình yêu là một tình cảm thiêng liêng, đáng được tôn trọng, không nên đùa giỡn.

- GV: Nhiều bạn trẻ cho rằng trong thời đại ngày nay, đã yêu là phải yêu hết mình, hiến dâng cho nhau tất cả, em có đồng ý không? Vì sao?

- HS tranh luận, nêu ý kiến.

- GV nhận xét quan điểm của HS, liên hệ giáo dục các em. Để có sức thuyết phục, GV cần nêu ra dẫn chứng thực tế về thực trạng HS hiện nay có xu hướng yêu từ rất sớm, yêu nhiều người và quan hệ tình dục với nhiều người. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc, tổn thương đến tinh thần, thể chất của các em, gây hệ lụy cho xã hội mà lẽ ra đây là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, đầy ước mơ hoài bão.

- GV lồng ghép thêm nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, dân số

- GV đưa số liệu về:

+ Tình trạng nạo phá thai lứa tuổi vị thành niên.

+ Kết hôn sớm

+ Lây nhiễm các căn bệnh qua con đường tình dục, trong đó có HIV/ AIDS đối với vị thành niên.

Củng cố

- GV tổ chức cho học sinh thi hát về chủ đề tình bạn - tình yêu.

Dặn dò:

- Làm bài tập 1, 2 trong SGK, sưu tầm tục ngữ, ca dao về tình yêu.

- Chuẩn bị tiết 2 phần hôn nhân - gia đình

Một phần của tài liệu skkn vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP nêu vấn đề TRONG dạy học PHẦN “ CÔNG dân với đạo đức” NHẰM GIÁO dục đạo đức, lối SỐNG CHO học SINH (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)