Cơ cấu tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ gửi tiền tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank chi nhánh Đông Hà – Quảng Trị (Trang 25 - 28)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. TỔNG QUAN VỀ VP BANK

2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý

* Chú thích

: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng

Nguồn: phòng chăm sóc khách hàng GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng quan hệ

khách hàng Phòng tổ chức

hành chính Phòng kế toán

ngân quỹ

Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

* Giám đốc: là người có quyền và trách nhiệm cao nhất của chi nhánh, có trách nhiệm tổ chức và điều hành mộ hoạt động của Ngân hàng theo đúng chức năng nhiệm vụ đã quy định của Hội sở Trung ương. Giám đốc là người chụi trách nhiệm trước Tổng Giám đốc VP Bank và trước pháp luật.

Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện, giám sát kiểm tra phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ, quy trình và thể lệ chế độ lưu hành: báo cáo kết quả công việc của ngân hàng theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

* Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, được uỷ quyền ký thay Giám đốc các văn bản giao dịch, giấy toè liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách.

Phó giám đốc chụi trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật.

* Phòng quan hệ khách hàng:

Chức năng: Phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp và các hộ gia đình, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCP.

Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp và hộ gia đình, tiếp thị hỗ trợ khách hàng, thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng cho khách hàng, quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng, thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý giao dịch, cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định, quản lý các khoản vay cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo, theo dõi trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết…

* Phòng kế toán – ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, thực nhiệm vụ thanh toám trong và ngoài nước. Quản lý là sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời chấp hành quy định về an

toàn kho quỹ. Đồng thời tư vấn cho giám đốc các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán và chất lượng dịch vụ thanh toán.

* Phòng tổ chức – hành chính:

Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của ngân hàng Vpbank Việt Nam, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn tại chi nhánh.

Nhiệm vụ: Thực hiện quy định của Nhà Nước và của ngân hàng Vpbank có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế… Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh, mua sắm và sửa chữa, nâng cấp tài sản và công cụ lao động, máy móc thiết bị tại chi nhánh, tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và NHCP Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan…

Mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng được trao quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng như một mắc xích trong sợi dây xích, chúng hoạt động nhịp nhàng dưới sự điều hành của ban giám đốc ngân hàng nhưng bên cạnh đó ngân hàng gặp không ít những khó khăn. Đó là phần lớn các doanh nghiệp có vốn tự có thấp, một số ít doanh nghiệp đang lúng túng chưa tìm ra giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng Vpbank Quảng Trị là tự huy động vốn tự bù đắp chi phí trang trải vốn. Để khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, ngân hàng đã chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh tiền tệ tín dụng, thường xuyên tăng cường cả nguồn vốn lẫn sử dụng vốn. Kết quả kinh doanh tiền tệ năm sau cao hơn năm trước đóng góp cho ngân hàng ngày càng lớn, tạo được uy tín với nhiều khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:

+ Hoạt động đầu tư tín dụng + Huy động vốn

+ Dịch vụ thanh toán

+ Các hoạt động kinh doanh khác

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ gửi tiền tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank chi nhánh Đông Hà – Quảng Trị (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w