Sản xuất thủy sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 33 - 42)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA

2.1. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam

2.1.1. Sản xuất thủy sản của Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện.

Hình 2.1: Sản lượng thủy sản Việt Nam

(VASEP, 2015) Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

24

Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.

Năm 2014, công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được các ban ngành quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là các chính sách khuyến khích và hỗ trợ ngư dân đóng tầu công suất lớn đi khai thác vùng biển xa với nhiều nghề đánh bắt hiệu quả như lưới rê khơi, vây, pha xúc…cùng với yếu tố thời tiết thuận lợi đã mang lại những sản phẩm biển có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, mực, cá cơm…

Trên bờ, các hoạt động thu mua, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng được chú trọng đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Sản lượng khai thác thủy sản cả năm 2014 đạt 2.918 ngàn tấn, tăng 4,1 % so với năm 2013, trong đó: khai thác biển ước đạt 2.712 ngàn tấn, tăng 4%.

Theo báo cáo của 3 tỉnh ven biển chuyên đánh bắt cá ngừ, sản lượng khai thác cá ngừ mắt to vây vàng cả năm 2014 tại Bình Định ước đạt 9.419 tấn, tăng 12,6% so với năm 2013, Phú Yên ước đạt cá ngừ đại dương khai thác khoảng 4030 tấn giảm 11%, Khánh Hòa ước đạt khoảng 5.164 tấn, giảm so với cùng kỳ năm trước.

+ Cá Tra: Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cả năm 2014 ước đạt hơn 5.500 ha với sản lượng 1.116 ngàn tấn. Đầu năm 2014, giá cá tra bắt đầu có diễn biến khả quan, tuy nhiên dư âm từ vụ nuôi năm 2013 đã khiến nhiều hộ nuôi hoặc không đủ vốn hoặc trì hoãn quyết định thả nuôi năm 2014 để đợi những tín hiệu vững chắc hơn từ thị trường. Sau một thời gian giá cá tra tăng ổn định, nhiều hộ nuôi tiếp tục thả nuôi vụ mới, diện tích nuôi tăng mạnh kể từ tháng 10 đến nay và đã dần hồi phục gần bằng cùng kỳ năm ngoái cả về diện tích và sản lượng. Hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang có sản lượng cá tra lớn nhất vùng nhưng sản lượng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, Đồng Tháp (-2%), An Giang (-8%). Chỉ riêng Hậu Giang, diện tích giảm 12% so với cùng kỳ, nhưng sản lượng lại tăng đáng kể, đạt 70.905 tấn, tăng 102% so với cùng kỳ nguyên nhân là do năm ngoái không được giá nên các hộ dân không thu hoạch, năm nay giá cá tra tăng nên các hộ thu hoạch nhiều.

+ Tôm sú: Diện tích và sản lượng tôm sú vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 đều giảm so với năm trước. Diện tích nuôi tôm sú năm 2014 ước đạt 537 ngàn ha, giảm 4% so với năm 2013, sản lượng ước đạt 248 ngàn tấn, giảm 3%. Sóc Trăng là tỉnh 11 có diện tích và sản lượng giảm nhiều nhất, diện tích giảm 35% và sản

25

lượng giảm 28% so với 2013, nguyên nhân là do nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng.

+ Tôm chân trắng: Mặc dù mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 2001, đến nay phong trào nuôi tôm chân trắng phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, do thời gian nuôi tôm chân trắng ngắn, đạt tỷ lệ thành công cao, giá bán cao. So với tôm sú, tôm chân trắng có nhiều ưu điểm như thích nghi tốt với môi trường, khả năng chống chịu dịch bệnh và thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm sú đang có xu hướng chuyển sang nuôi tôm chân trắng sau một số vụ tôm sú thua lỗ. Diện tích nuôi tôm chân trắng vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 ước đạt 67 ngàn ha, tăng 68% so với năm 2013, sản lượng ước đạt 245 ngàn tấn, tăng 53%, trong đó: Sóc Trăng và Bến Tre là hai tỉnh có sản lượng lớn nhất vùng, đều tăng 31% so với năm 2013, cụ thể Sóc Trăng sản lượng đạt 66.400 tấn, Bến Tre sản lượng đạt 42.200 tấn.

Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản Việt Nam 2013/2014

(ĐVT: nghìn tấn)

(VASEP, 2015)

2.1.1.2. Chuỗi giá trị và sự liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản

Khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản. Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, doanh nghiệp càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh.

Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn.

Chỉ tiêu 2013 2014 % tăng, giảm

Tổng sản lượng 6.050 6.311 + 4,8

+ Sản lượng khai thác 2.804 2.918 + 5,2

-Khai thác biển 2.607 2.712 + 5,5

-Khai thác nội địa 197 306 + 1,0

+ Sản lượng nuôi trồng 3.216 3.393 + 4,5

26

Hình 2.2: Chuỗi giá trị ngành nuôi trồng thủy sản

(VASEP, 2015)

Hình 2.3: Mối liên kết dọc giữa các chủ thể trong ngành thủy sản

(VASEP, 2015) Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu cho ngành CBTS từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu từ nước ngoài. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chưa khép kín

27

toàn bộ qui trình nguồn nguyên liệu của mình, nên tình trạng thiếu hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp.

Nguyên liệu thủy sản từ nuôi trồng đáp ứng trên 50% nguyên liệu cho CBTS.

Khó khăn hiện nay trong ngành nuôi là:

- Nguồn con giống trong nuôi trồng thủy sản

Nguồn con giống trong hoạt động của ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, nó là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản, nên có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng hiện chất lượng nguồn con giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp.

Đối với cá tra, tỉ lệ cá tra bột lên cá hương chỉ khoảng 20-35%, chất lượng cá bố mẹ thấp, chưa được chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thoái hóa giống.

Hiện nguồn cá tra giống chủ yếu được thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng không đảm bảo do trình độ kỹ thuật của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế.

Đối với tôm, chất lượng nguồn tôm giống đang là vấn đề đáng báo động. Hiện lượng tôm giống đã qua kiểm dịch chưa cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên nên chất lượng không đồng đều. Việc quản lý nhà nước về tôm giống còn nhiều bất cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ. Số lượng tôm bố mẹ nhập về và số lần cho đẻ chưa được theo dõi và báo cáo cụ thể. Các trại sản xuất giống hoạt động không được kiểm soát, các giống tôm tốt xấu bị trộn lẫn lộn vào nhau... Điều này khiến hầu hết tôm nuôi đều có khả năng kháng bệnh kém, dễ mắc các loại bệnh dịch như thời gian vừa qua. Ngoài ra, giá tôm giống cũng không có sơ sở để xác định, khiến giá cả biến động thất thường. Việc quản lý nhà nước về nguồn tôm giống hiện khá mờ nhạt với những qui định về trại nuôi, kiểm dịch, thanh tra, quản lý kinh doanh tôm giống… còn lỏng lẻo.

Hiện nguồn tôm giống có chất lượng gần như đang nằm trọn trong tay hai doanh nghiệp lớn là CP Việt Nam và Uni-President Việt Nam. CP gần như độc quyền trong cung cấp tôm giống chân trắng ở Việt Nam, còn UniPresident đang có một nhà máy sản xuất 1-2 tỷ con tôm giống/năm và đang xây dựng thêm một nhà máy ở Quảng Trị với mục tiêu chiếm lĩnh nguồn tôm giống ngoài tôm chân trắng. Ngoài ra, doanh nghiệp tôm lớn nhất là Minh Phú cũng đã xây dựng cho mình trại tôm giống (sản lượng 5 tỷ tôm post/năm) ở Ninh Thuận nhằm chủ động phần nào nguồn tôm giống cho nhu cầu nuôi trồng lớn của mình trong tương lai.

28 + Tôm

Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng tôm nuôi không ngừng tăng, đến năm 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt trên 666.000 ha với sản lượng trên 548.000 tấn.

Đến năm 2014, cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu tôm, tập trung chủ yếu ở Miền Trung, Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu…), Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang), với tổng công suất chế biến đạt gần 1 triệu tấn sản phẩm/năm.

Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 85 thị trường, với tổng giá trị đạt 3 tỷ USD, một số thị trường chủ lực của tôm Việt Nam là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico.

Tôm nguyên liệu được thu gom từ nhiều nguồn manh mún, nhỏ lẻ làm cho chất lượng không đồng nhất, rất khó kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm và không thể truy xuất được nguồn gốc, khó sử dụng để chế biến hàng xuất khẩu cao cấp nên hiệu quả chế biến xuất khẩu không cao.

Việc chế biến các sản phẩm GTGT từ tôm còn ít, chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại 70% là xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu, sơ chế, bán thành phẩm tươi/sống/đông lạnh.

+ Cá tra

Trong những năm qua, ngành hàng cá tra có sự phát triển nhanh chóng, đóng góp lớn cho phát triển ngành thuỷ sản nói chung cũng như vào phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Chỉ trong thời gian ngắn diện tích nuôi thả tăng trên 10 lần, sản lượng đạt trên 1,4 triệu tấn. Đây là ngành kinh tế quan trọng, thu hút trên 200.000 lao động, hơn 70 cơ sở chế biến phi lê cá tra đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,7 tỷ USD vào năm 2013.

Sản lượng cá tra thương phẩm tăng vượt bậc, từ 23.250 tấn năm 1997 tăng lên 1.150.500 tấn trong năm 2014, tăng hơn 50 lần.

Các sản phẩm chế biến từ cá tra nhìn chung còn đơn điệu, chủ yếu là sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh chiếm đến trên 95% (phi lê, nguyên con, cắt khúc), số còn lại cũng chỉ là các sản phẩm có hình thức khác hơn một ít so với phi lê. Loại sản phẩm chế biến sâu,

29

phối chế, làm sẵn, ăn liền tuy bước đầu có sản xuất (cá kho tộ, viên, chả giò, lạp xưởng, chà bông, bánh phồng, khô ăn liền,...) nhưng còn rất ít, chiếm khoảng 5%.

Chế biến sản phẩm GTGT cá tra đòi hỏi nhiều lao động, sản lượng chế biến đạt thấp, vòng quay vốn dài, đối tượng khách hàng hạn chế, rủi ro lớn nên các doanh nghiệp chưa có quan tâm đúng mức sản xuất sản phẩm GTGT.

Thiết bị công nghệ chế biến hiện nay chủ yếu để sản xuất cá tra phi lê đông lạnh, rất thiếu thiết bị công nghệ sản xuất ra sản phẩm GTGT, nhất là giai đoạn hiện nay thì việc mua thiết bị công nghệ mới là điều khó đối với doanh nghiệp.

Các phụ phẩm trong chế biến cá tra phi lê đông lạnh như đầu, xương, da, vây, nội tạng, mỡ ...tuy đã tận dụng để sản xuất ra các sản phẩm như dầu cá, bột cá, bong bóng, bao tử cá... nhưng sản phẩm còn thô, chưa có những sản phẩm cao cấp dùng trong dược phẩm hoặc mỹ phẩm như tinh dầu cá, gelatine, thực phẩm chức năng chứa vi chất... có GTGT cao.

+ Cá ngừ

Hiện nay, việc khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay kết hợp với ánh sáng xuất hiện gặp nhiều khó khăn; số lượng tàu khai thác và sản lượng cá ngừ tăng nhanh, nhưng chất lượng, giá trị sản phẩm cá ngừ giảm, cơ cấu sản phẩm có giá trị cao nhất là dùng ăn sashimi thấp, tiêu thụ khó khăn, hiệu quả sản xuất giảm, sản xuất thua lỗ ảnh hưởng đến đời sống ngư dân, thất thoát về giá trị và nguồn lợi, ảnh hưởng uy tín, thương hiệu cá ngừ Việt Nam, giảm khả năng cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu.

Trong thời gian qua, chất lượng sản phẩm cá ngừ của nghề câu tay giảm 60- 70% so với nghề câu vàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng, cơ cấu sản phẩm, uy tín, thương hiệu cá ngừ xuất khẩu ở các thị trường lớn (Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…). Do vậy, cần cơ cấu lại nghề khai thác cá ngừ theo hướng giảm tỷ trọng nghề câu tay và phục hồi, phát triển nghề câu vàng.

Phương thức và tổ chức sản xuất trong khai thác thiếu chặt chẽ, không phù hợp, tổ chức liên kết sản xuất trên biển theo mô hình tổ đội còn hình thức, hoạt động khai thác chưa được kiểm soát. Bên cạnh đó, phương thức và tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm không phù hợp, phân tán, không được kiểm soát, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ và chia sẻ lợi ích giữa cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và

30

xuất khẩu với ngư dân. Công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và an toàn vệ sinh thực phẩm trong khai thác và thu mua không được chú trọng.

Chưa chú trọng đầu tư và liên kết chặt chẽ với hoạt động khai thác, bảo quản, thu mua để nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Đặc biệt là công tác bảo quản sản phẩm đảm bảo chất lượng để sản xuất hàng tươi sống có giá trị kinh tế cao.

Trong khâu chế biến: hiện nay tỷ trọng các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng của cá ngừ mới đạt khoảng 13% trong tổng sản phẩm cá ngừ xuất khẩu. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ trong bảo quản sản phẩm ăn liền, tươi sống; chế biến các sản phẩm đóng hộp, hun khói,…nhằm nâng cao chất lượng và giá trị cho cá ngừ.

- Nhập khẩu nguyên liệu

Trong 10 năm qua, các DN XK thủy sản đã tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước để chế biến XK, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sự bất ổn định nguồn nguyên liệu, nhất là nguồn lợi khai thác ngày càng cạn kiệt, khiến các DN phải tìm giải pháp NK thêm nguyên liệu từ các nước khác để chế biến XK, giữ vững thị trường và duy trì sản xuất và lợi nhuận, tăng doanh số XK.

Ước tính, giá trị XK từ nguồn nguyên liệu NK chiếm trung bình 11-14% tổng giá trị XK thủy sản hàng năm.

Đặc biệt, từ năm 2014 đến nay, NK nguyên liệu tăng mạnh, với giá trị NK trung bình 50 - 60 triệu USD/tháng. Trong 2 năm gần đây, các mặt hàng NK không chỉ dừng lại ở các loại hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc, các loại cá biển…mà các DN còn đẩy mạnh NK tôm từ các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan…

Đài Loan là nguồn cung cấp thủy sản lớn nhất cho Việt Nam, chủ yếu XK cá ngừ và các loại cá biển khác, trong khi Ấn Độ trong 2 năm qua là nguồn cung cấp tôm sú và tôm chân trắng quan trọng của Việt Nam với nguồn cung khá ổn định do không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh EMS.

-Thức ăn cho vùng nuôi thủy sản

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)