Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA

2.2. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Khánh Hòa

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao với tăng trưởng GDP của tỉnh trong năm 2014 là 10,2% (ngành dịch vụ - du lịch chiếm 43,32% cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 41,71%, nông - lâm - thủy sản chiếm 14,97%). Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo, và trên vùng biển có khoảng 600 loài cá, trong đó có khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao (ALMRV, 2005). Loài cá nổi chiếm một tỷ trọng cao với khoảng 115.800 tấn và mức sản lượng khai thác bền vững khoảng 38.000 tấn/năm (ALMRV, 2005). Đây là những điều kiện rất tốt cho ngành thủy sản Khánh Hòa phát triển.

2.2.1. Khai thác thủy sản

Sản lượng thủy sản khai thác biển tăng bình quân 1,3%/năm từ năm 2010 đến 2014 và chiếm khoảng 73% - 88% tổng sản lượng thủy sản của cả tỉnh, trong đó sản lượng cá biển luôn chiếm hơn 90% (Sở NN&PTNTKH, 2015). Năm 2014, sản lượng khai thác của Khánh Hòa khoảng 72.301 tấn và tạo việc làm cho hơn 31.000 lao động (Sở NN&PTNTKH, 2015). Số lượng tàu cá của toàn tỉnh tăng từ 4.812 chiếc lên 12.802 chiếc (15%/năm) trong giai đoạn 2010-2014 và công suất máy tăng khoảng

39

18%/năm (Chi cục KT&BVNLKH, 2015). Năng suất khai thác của đội tàu đánh bắt ở Khánh Hòa giảm từ năm 2010 đến 2014 với tốc độ giảm bình quân năm của năng suất/tàu là 9,4%/năm và năng suất/mã lực khoảng 12%/năm. Năm 2014, sản lượng đánh bắt bình quân đạt 5,65 tấn/tàu, tương ứng với 0,195 tấn/1 đơn vị công suất (CV).

Trong cơ cấu đội tàu khai thác biển của Khánh Hòa, khoảng 88% số tàu có công suất dưới 50CV và hơn 90% số tàu có công suất dưới 90CV (Chi cục KT&BVNLKH, 2015). Số lượng tàu trên 90CV chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng gần 700 tàu trong năm 2014, nhưng tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang (chiếm hơn 80% tàu) với 3 nghề khai thác chủ yếu là lưới rê, lưới kéo và câu.

Có thể nói rằng nghề khai thác biển Khánh Hòa đóng góp một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, cũng giống như tình trạng khai thác biển nước ta, ngành khai thác thủy sản Khánh Hòa đang gặp phải không ít những khó khăn và thách thức về sự suy giảm nguồn lợi biển, cạnh tranh mạnh khi số lượng tàu tăng lên, chi phí các yếu tố đầu vào tăng cao, sự biến động không ổn định của giá đầu ra, sự tiếp cận nguồn vốn đầu tư khó khăn và những rủi ro đe dọa trong hoạt động đánh bắt trên biển (Duy và ctv, 2012b). Đây là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm thủy Khánh Hòa.

Sản lượng khai thác hải sản chủ yếu gồm: khai thác hải sản cá nổi và khai thác hải sản cá đáy. Khai thác hải sản cá nổi bao gồm các loại hải sản ở ven bờ và vùng biển khơi với các loại như họ cá ngừ, họ cá thu, cá trích, cá dũa, cá cờ,…trong đó họ cá ngừ và họ cá thu là những loài cá vừa có giá trị kinh tế lại vừa chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản lượng. Tập trung ở vùng biển khơi, họ cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác cá nổi có giá trị xuất khẩu lớn đã và đang được khuyến khích phát triển với các nghề câu vàng cá ngừ đại dương, nghề lưới rê thu ngư và gần đây nhất xuất hiện thêm hình thức đánh bắt bằng đèn cao áp để thu hút cá xong giá được trả cho sản lượng cá ngừ đánh bắt bằng hình thức này không cao nên vẫn đang là một vấn đề cần giải quyết. Khai thác nguồn lợi hải sản cá đáy chủ yếu tập trung ở ven bờ, sản lượng cá đáy vùng biển khơi không lớn nhưng có giá trị xuất khẩu cao như cá mú, cá hồng, cá lạc…Một số loài cá đáy ven bờ chủ yếu như cá đổng, cá mối, cá liệt, cá thóc…

40

Bảng 2.5: Số lượng tàu cá phân theo nghề và công suất tỉnh Khánh Hòa 2014

Nghề <20cv 20 – <50 cv

50 –

<90 cv

90

<250 cv

250

<400cv >400cv Tổng

Câu 767 253 25 25 95 68 1233

Cản 338 57 30 40 119 60 644

Dịchvụthủysản 29 152 72 57 16 4 330

Giả 52 443 158 164 135 52 1004

Lướicước 1700 407 26 8 0 0 2141

Lướiquét 2 39 49 3 0 0 93

Mành 720 732 37 12 9 1 1511

Nghềkhác 1840 157 9 5 1 1 2013

Phaxúc 2 23 53 93 26 8 205

Trủ 40 145 79 69 36 18 387

Vâyrút 39 121 43 27 7 20 257

Tổng 5529 2529 581 503 444 232 9818

(Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, 2015)

2.2.2. Nuôi trồng thủy sản

Mặc dù sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh chỉ chiếm khoảng 25% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh, nhưng Khánh Hòa được biết đến có vùng sinh thái khá đa dạng và thuận lợi cho việc phát triển các hình thức nuôi trồng hải sản ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợi, nước mặn. Đặc biệt, Khánh Hòa được xem là trung tâm cung cấp tôm giống cho cả nước, mỗi năm sản xuất 3,5 tỷ con tôm giống. Hiện nay, toàn tỉnh có gần hơn 10.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 1.100 ha; nguôi thủy sản nước lợ hơn 5.000 ha; nuôi mặt nước ven bờ gần 4.000 ha (trong đó khoảng 2000 ha nuôi tôm hùm lồng, cá mú, cá bớp, cá hồng, cá chẽm ở các vùn biển ven bờ của Vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, Vịnh Nha Trang, Cam Ranh; khoảng 1500 ha nuôi ngọc trai; 300 ha nuôi nhuyễn thể và 200 ha nuôi rong biển). Những năm gần đây, ngư dân Khánh Hòa đã khai thác triệt để vùng mặt nước ven biển để phát triền nghề nuôi tôm hùm lồng, cá mú, vẹm xanh, ốc hương, ngọc trai. Toàn tỉnh hiện có gần 30.000 bè nuôi tôm hùm với sản lượng bình quân 1.500 tấn/năm. Một số loài cá có giá trị kinh tế cao đang được đầu tư phát triển mạnh hiện nay

41 là cá bớp, hải sâm, bào ngư, cá chẽm, cá chim

Trong những năm gần đây sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh có xu hướng giảm, trong đó sản lượng nuôi tôm sú giảm là chủ yếu (tôm thường chiếm hơn 50%

trong tổng sản lượng nuôi trồng của Khánh Hòa). Nguyên nhân do điều kiện nuôi chưa đảm bảo kỹ thuật, chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng con giống không cao, môi trường nuôi chứa nhiều mầm bệnh, điều kiện thời tiết không thuân lợi và việc thả nuôi không tuân thủ các quy tắc (nông dân lạm dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm xử lý môi trường).

2.2.3. Tình hình chế biến thủy sản

Hiện nay, Khánh Hòa có 44 xưởng chế biến xuất khẩu trong đó có 26 xưởng chế biến đông lạnh, 3 phân xưởng chế biến đồ hộp, 15 cơ sở chế biến thủy sản khô, 22 phân xưởng đạt tiêu chuẩn được cấp Code xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Sản lượng thủy sản chế biến đông lạnh cả tỉnh tăng bình quân khoảng 9%/năm trong giai đoạn 2010-2014, đạt 57.742 tấn trong năm 2014 (NGTKKH, 2014).

Giá trị xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa năm 2010 đạt 305 triệu USD, năm 2014, tuy đối diện với không ít khó khăn song giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh vẫn tăng trưởng vượt bậc, đạt 460 triệu USD. Đây là kết quả cao nhất trong quá trình hình thành và phát triển của ngành CBTS xuất khẩu tỉnh trong thời gian qua. Hiện nay, các sản phẩm thủy sản của Khánh Hòa đã có mặt tại thị trường 64 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Nhật Bản và EU luôn là những thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Khánh Hòa, chiếm khoảng 75% thị phần.

Phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh đều đầu tư mạnh cơ sở hạ tầng, nhà xưởng sản xuất, máy móc thiết bị đồng bộ, đạt các tiêu chuẩn cấp ngành, bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự đầu tư mạnh cơ sở hạ tầng nhà xưởng, máy móc thiết bị đồng bộ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu đã làm cho ngày càng giảm việc xuất khẩu hàng thô, tạo cơ sở vững vàng cho việc chế biến nhiều mặt hàng đa dạng từ đông lạnh đến đồ hộpcó giá trị gia tăng cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi để chế biến thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa trở thành ngành sản xuất công nghiệp hiện đại, có đủ năng lực chủ động hội nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

42

Các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh hầu như chưa thể chủ động tạo nguồn cung nguyên liệu bền vững cho chính doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp này hoạt động không hết công suất của máy móc. Nguồn cung ứng nguyên liệu thủy sản trong tỉnh không đủ cung cấp cho nhu cầu của các công ty chế biến, vì vậy các công ty chế biến trên địa bàn tỉnh phải chọn giải pháp đi thu mua thêm ở những tỉnh lân cận hoặc chế biến nhiều loại sản phẩm thủy sản. Hơn nữa, nguyên liệu đầu vào để sản xuất của các doanh nghiệp chế biến chỉ có khoảng 20% là thu mua trực tiếp của các ngư dân/người nuôi trồng thủy sản, còn lại là các doanh nghiệp tiến hành thu mua thông qua hệ thống mua bán trung gian. Điều này làm tăng thêm chi phí đầu vào trong sản xuất của các doanh nghiệp, và tạo thêm sự khó khăn trong hoạt động truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến. Ngoài ra, dù giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến xuất khẩu và hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp chế biến đang được cải thiện nhưng tính chủ động để tăng khả năng cạnh tranh còn rất thấp do các doanh nghiệp chế biến còn ở quy mô nhỏ, chưa đủ khả năng để đầu tư đồng bộ từ khâu bảo quản và dự trữ nguyên liệu (không có đủ kho nguyên liệu và bảo quản nên quy mô sản xuất không lớn để ký hợp đồng mang tính chất dài hạn, dành ưu thế về thị phần xuất khẩu) đến tiếp thị sản phẩm, tiếp cận kịp thời các thông tin thị trường. Những cơ sở chế biến thủy sản tiêu dùng trong nước vẫn mang nặng tính chất chế biến thủ công truyền thống, nhỏ lẻ không nhãn mác, không xuất xứ, hoàn toàn chưa đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.2.4. Tình hình tiêu thụ

Tiêu thụ thủy sản nội địa trong tỉnh Khánh Hòa chủ yếu dùng cho nhu cầu thực phẩm con người và nhu cầu cho chăn nuôi, ngoài ra tiêu thụ ở các tỉnh khác. Dạng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nội địa thường là thủy sản tươi sống tiêu thụ tại các chợ và sản phẩm qua chế biến như thủy sản khô, bột cá, nước mắm, thủy sản đông lạnh.

Nhìn chung, mức tiêu thụ nội địa rất thấp so với tổng sản lượng sản xuất của tỉnh. Vì vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Khánh Hòa chủ yếu là thị trường xuất khẩu.

Kim ngạch thủy sản xuất khẩu hàng năm của tỉnh luôn chiếm hơn 50% tổng giá trị kim ngạch của toàn tỉnh (NGTKKH, 2015). Giai đoạn 2010-2014, xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa tăng bình quân 8,55%/năm về sản lượng và 7,04%/năm về giá trị, trở thành tỉnh đứng thứ 4 cả nước về kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản.

43

Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Khánh Hòa chủ yếu trong những năm gần đây là Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Trước năm 2000, sản phẩm của các doanh nghiệp Khánh Hòa chỉ xuất hiện ở các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh đã có mặt ở các thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu và châu Úc. Đây là những thị trường lớn, có sức mua và nhu cầu cao và giá cả tương đối ổn định.

Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn từ việc EU tổ chức thanh tra điều kiện sản xuất nghề cá của tỉnh Khánh Hòa, thị trường Nhật Bản và EU liên tục cảnh báo và kiểm tra 100% các lô tôm xuất khẩu của Việt Nam cũng như đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, nhưng xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa vẫn tăng trưởng tốt. Thêm vào đó, do ảnh hưởng kéo dài của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa được dự báo sẽ gặp không ít khó khăn trong những năm tới.

Bên cạnh việc thiếu nguyên liệu chế biến, thâm hụt lao động, đơn đặt hàng giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn đối mặt với những quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm từ các nhà nhập khẩu. Hiện tại, sản phẩm cá, tôm, ghẹ và mực vẫn là những mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)