Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA

2.5. Đánh giá chung về công tác huy động vốn kinh doanh của các DNCB thủy sản Khánh Hòa

2.5.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân

2.5.2.1. Những mặt tồn tại

- Khả năng huy động nguồn vốn chủ sở hữu của các DNCB thủy sản Khánh Hòa còn hạn chế

Hiện tại, DNCB thủy sản tồn tại dưới nhiều hình thức như: công ty TNHH, công ty CP, DNTN, HTX, hộ kinh tế cá thể… Đối với mô hình DNTN hay hộ cá thể, với ưu điểm là bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt trong việc ra quyết định, bảo đảm bí mật

71

kinh doanh…thì khuyết điểm lớn của các mô hình này là hạn chế về khả năng huy động vốn, quy mô hoạt động nhỏ, tính minh bạch, công khai tài chính không cao, rủi ro tài chính lớn. Do đó, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ bị hạn chế về quy mô. Vì vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc để lựa chọn mô hình hoạt động theo hướng công ty hóa nhằm tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp từ các thành viên góp vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.

- Khả năng huy động vốn kinh doanh của các DNCB thủy sản Khánh Hòa từ các tổ chức cung ứng vốn còn hạn chế

Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu là xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm tiêu dùng nội địa như các mặt hàng hải sản khô, đông lạnh. được thị trường trong nước ưa chuộng, nhất là mặt hàng nước mắm Nha Trang đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang tên địa phương nước mắm Nha Trang. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, sản phẩm chế biến nội địa cần phải sản xuất đa dạng phong phú, đảm bảo chất lượng để phục vụ tiêu dùng và là quà đặc sản lưu niệm cho khách du lịch khi đến Nha Trang. Do đó, các doanh nghiệp này nên mở rộng thêm các mặt hàng tiêu thụ nội địa nhằm cải thiện khả năng kiếm lời cho doanh nghiệp.

Do đặc thù của lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu hầu hết là DN ngoài quốc doanh, thường không đủ khả năng tài chính nên luôn phải vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động SXKD. Nhiều DN dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư phát triển dài hạn.

Lúc thuận lợi, nhiều DN đầu tư quá lớn, vượt khả năng SXKD. Mặt khác, một số DN không tập trung vào công tác quản trị, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường mà chỉ chú trọng khai thác thị trường bằng các sản phẩm đơn điệu. Vì thế, khi ngân hàng siết chặt tín dụng, thị trường xuất khẩu giảm sút, DN đã rơi vào tình trạng khó khăn.

Khó khăn mà DN đang gặp phải là thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, chi phí đầu vào tăng, thị trường xuất khẩu giảm, khả năng cạnh tranh sản phẩm thấp… Hiện nay, khó khăn lớn nhất của DN XKTS chính là nguồn vốn và nguyên liệu để duy trì SXKD. Do phát triển ồ ạt, thiếu định hướng, không quy hoạch vùng nguyên liệu nên hàng loạt nhà máy lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu chế biến, chỉ hoạt động chưa tới 50% công suất thiết kế. Chính vì vậy, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngân hàng siết chặt tín dụng, không ít DN thủy sản rơi vào bế tắc. Nhiều DN đã phải ngưng hoạt động, số khác phải chấp nhận trở thành nhà cung cấp hàng cho DN khác xuất khẩu hoặc chuyển hướng kinh doanh.

72

- Khả năng tiếp cận vốn từ hoạt động cho thuê tài chính của DNCB thủy sản Khánh Hòa còn yếu

Mạng lưới hoạt động của công ty CTTC còn hạn hẹp, phần lớn trụ sở chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, đây là ngành kinh doanh có nhiều triển vọng và mang lại lợi ích thiết thực đối với nền kinh tế nên cần được phát triển.

Vấn đề quản cáo, tuyên truyền cho các công ty CTTC chưa được chú trọng đúng mức nên hình thức CTTC còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Hiện nay, rất nhiều DN cần vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị... nhưng thay vì đến các công ty CTTC để tìm sự giúp đỡ thì các DN này lại tìm đến ngân hàng để vay vốn mặc dù ở đây thủ tục rất chặt chẽ và điều kiện để được vay vốn khó hơn rất nhiều. Thực trạng trên một mặt là do thói quen khó thay đổi của các DN nhưng một phần quan trọng là do hoạt động kinh doanh CTTC chưa được tuyên truyền phổ biến và quảng cáo rộng rãi ở Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa. Do đó, các công ty CTTC cần đầu tư hơn nữa đến việc quảng cáo, phổ biến các tiện ích của loại hình hoạt động này đến các doanh nghiệp nhiều hơn nữa.

- DNCBTS Khánh Hòa huy động vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm chưa cao

Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà chưa thu hút được sự chú ý từ các nhà đầu tư ưa thích rủi ro này. Nguyên nhân này đến từ nhiều phía, nó có thể là do sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, thị trường vốn tại Việt Nam vẫn chưa phát triển, nguồn tài chính thiếu sự đa dạng, thiếu các cơ chế tài chính phù hợp để đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, hệ thống hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện... nhưng nguyên nhân chủ quan cũng là xuất phát từ nội lực của các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa cần phải xây dựng chiến lược, chính sách dài hạn và hấp dẫn để kêu gọi đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.

- Liên doanh, liên kết chưa tốt

Đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ bằng cách thực hiện hình thức liên doanh, liên kết: Hoạt động liên doanh, hợp tác gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia. Các bên tham gia có thể tiếp thu và học tập các kinh nghiệm từ đối tác liên doanh, hợp tác. Liên doanh, hợp tác ở đây bao hàm cả liên doanh giữa các đơn vị sản xuất với các đơn vị nghiên cứu triển khai và giữa các đơn vị sản xuất với nhau. Trong tình hình thực tế hiện nay, khi các tổ chức, đơn vị nghiên cứu triển khai thiếu vốn để nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản

73

xuất, các doanh nghiệp không đủ vốn để mua những máy móc thiết bị của nước ngoài thì việc liên doanh, liên kết giữa 2 tổ chức này cần được phát triển. Nếu thực hiện được vấn đề này, các doanh nghiệp có khả năng tận dụng vốn lẫn nhau để cùng phát triển mà không cần vay vốn để đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)