CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA
2.3. Thực trạng hoạt động các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa
2.3.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của các DNCBTS Khánh Hòa
Thống kê mô tả dữ liệu từ năm 2011 – 2014, cho thấy tổng tài sản bình quân lớn nhất từ năm 2011 – 2014 tăng một cách rõ rệt từ 55.555,1 – 64.381,65 triệu đồng, doanh thu của các doanh nghiệp tăng, vốn chủ sở hữu cũng tăng bình quân đáng kể từ năm 2011 trung bình là 16.551,3 triệu đồng đến năm 2014 thì tăng lên 27.397 triệu đồng. Doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 18.264,98 triệu đồng, năm 2013 lại giảm so với 2012 và năm 2014 doanh thu lại tăng thêm 20.249,45 triệu đồng. Lợi nhuận các năm từ năm 2011 – 2013 tăng lên rõ nét nhưng năm 2014 lợi nhuận giảm
ẵ so với năm 2013.
Bảng 2.6: Thống kê mô tả dữ liệu các DN CBTS Khánh Hòa từ năm 2011 – 2014
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014
1. Số lượng doanh
nghiệp DN 40 41 41 40
2. Tổng tài sản trung
bình 55.551,10 60.420,12 64.265,41 64.381,65
- Lớn nhất 299.270 343.215 500.055 431.180
- Nhỏ nhất 806 685 880 985
- Độ lệch chuẩn
Tr.đ
77.343,10 82.934,94 97.380,16 94.376,68 3. Vốn chủ sở hữu trung
bình 16.551,30 19.164,90 25.032,24 27.397,93
- Lớn nhất 105.607 111.472 194.875 230.779
- Nhỏ nhất 371 385 462 512
- Độ lệch chuẩn
Tr.đ
23.747,38 26.302,97 40.533,31 46.295,54 4. Doanh thu trung bình 107.181,95 125.446,93 106.796,05 127.045,50
- Lớn nhất 870.479 768.995 848.891 986.165
- Nhỏ nhất 1.715 829 311 1.235
- Độ lệch chuẩn
Tr.đ
164.763,16 200.323,67 175.393,68 223.321,07 5. Lợi nhuận trung bình 1.471,71 1.424,63 1.921,68 801,48
- Lớn nhất 33.838 54.026 111.261 53.030
- Nhỏ nhất -768 -5.811 -19.063 -33.821
- Độ lệch chuẩn
Tr.đ
5.584,65 9.031,90 18.861,98 12.252 (Tổng hợp từ dữ liệu thống kê, 2015)
47 - Đo lường khả năng sinh lời
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Mô tả dữ liệu về tỷ suất ROA của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa, 2011-2014 được trình bày như hình.
-25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39
Doanh nghiệp
ROA
Hình 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa 2011-2014
(Tính toán từ dữ liệu thu thập) ROA năm 2011 trung bình là 1,29, nhỏ nhất là -11,04, lớn nhất là 12,07, độ lệch chuẩn là 3,77; năm 2012 trung bình là 0,64, nhỏ nhất là -13,18, lớn nhất là 18,63, độ lệch chuẩn là 5,19; năm 2013 trung bình là 1,55, nhỏ nhất là -19,88, lớn nhất là 25,46, độ lệch chuẩn là 7,90; năm 2014 trung bình là 1,02, nhỏ nhất là -18,27, lớn nhất là 21,77, độ lệch chuẩn là 7,85. Doanh nghiệp có ROA âm chiếm tỷ trọng lớn, với 7 doanh nghiệp có ROA âm (18,42%) năm 2011, năm 2012 là 14 doanh nghiệp (36,84%), năm 2013 là 14 doanh nghiệp (36,84%), năm 2014 là 13 doanh nghiệp (34,21%)
Theo lý thuyết kinh tế, chỉ số ROA là chỉ số tổng hợp và quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp hay một ngành sản xuất.
Chỉ số ROA càng cao cho thấy hiệu quả của họat động sản xuất càng lớn, và do vậy thành quả cho nỗ lực đầu tư và chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư càng lớn. Điều này sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà đầu tư mở rộng sản xuất trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ROA của nhiều doanh nghiệp mang dấu âm, chứng tỏ xét về mặt bằng chung, các doanh nghiệp này làm ăn không có hiệu quả, ngược lại còn bị thua lỗ. Kết quả tính toán cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị
48
lớn nhất, đồng thời với độ lệch chuẩn lớn đã thể hiện sự khác biệt về hiệu quả giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản là rất lớn. Điều này ngụ ý chế biến thủy sản có rủi ro cao nhưng cũng là nghề hấp dẫn do các doanh nghiệp lãi có giá trị lợi nhuận ròng lớn.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Mô tả dữ liệu tỷ suất ROE của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa, năm 2011-2014 được trình bày như hình. ROE trung bình năm 2011 là 4,64, nhỏ nhất là -33,74, lớn nhất là 61,22, độ lệch chuẩn là 14,42; năm 2012 trung bình là 1,11, nhỏ nhất là -72,81, lớn nhất là 48,47, độ lệch chuẩn là 19,19; năm 2013 trung bình là -7,28, nhỏ nhất là -437,85, lớn nhất là 57,09, độ lệch chuẩn là 74,85; năm 2014 trung bình là -0,04, nhỏ nhất là -82,4, lớn nhất là 44,13, độ lệch chuẩn là 21,54. Doanh nghiệp có ROE âm chiếm tỷ trọng lớn, với 7 doanh nghiệp có ROE âm (18,42%) năm 2011, năm 2012 là 14 doanh nghiệp (36,84%), năm 2013 là 14 doanh nghiệp (36,84%), năm 2014 là 13 doanh nghiệp (34,21%).
Nếu tỷ số ROE mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Tỷ số ROE phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh, quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Kết quả cho thấy rằng tỷ số ROE bình quân trong nghiên cứu lớn hơn ROA, có nghĩa là đòn bẩy tài chính của các công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là các công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà các công ty phải trả cho các cổ đông.
-60 -55 -50 -45 -40 -35 -30 -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39
Doanh nghiệp
ROE
Hình 2.9: Tỷ suất ROE của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa, năm 2011-2014
(Tính toán từ dữ liệu thu thập)
49 + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Mô tả dữ liệu tỷ suất ROS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa, 2011-2014 được trình bày như hình. ROS năm 2011 trung bình là 0,62, nhỏ nhất là -2,17, lớn nhất là 7,16, độ lệch chuẩn là 1,76; năm 2012 trung bình là 0,48, nhỏ nhất là -3,16, lớn nhất là 7,03, độ lệch chuẩn là 1,95; năm 2013, trung bình là -38,88, nhỏ nhất là -1.058,52, lớn nhất là 17,05, độ lệch chuẩn là 177,55; năm 2014 trung bình là -1,50, nhỏ nhất là -25,28, lớn nhất là 10,77, độ lệch chuẩn là 7,69. Doanh nghiệp có ROS âm chiếm tỷ trọng lớn, với 7 doanh nghiệp có ROS âm (18,42%) năm 2011, năm 2012 là 14 doanh nghiệp (36,84%), năm 2013 là 14 doanh nghiệp (36,84%), năm 2014 là 13 doanh nghiệp (34,21%).
-30 -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30
1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37
Doanh nghiệp
ROS
Hình 2.10: Tỷ suất ROS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa 2011-2014
(Tính toán từ dữ liệu thu thập) Tỷ số ROS cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROS của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa là thấp, và đây cũng là tình trạng chung của toàn ngành thủy sản trong các năm vừa qua.
- Khả năng thanh toán
Nếu đứng trên góc độ sở hữu, khả năng thanh thanh toán của các DN CBTS Khánh Hòa được thể hiện qua hình sau đây:
50
1.38
4.75
1.52
2.93 2.98
1.07
1.80
1.23
2.16 1.92
- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00
Khả năng thanh toán hiện hành 1.38 4.75 1.52 2.93 2.98 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1.07 1.80 1.23 2.16 1.92
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Công ty cổ phần
Công ty TNHH và
DNTN
Bình quân toàn ngành
(Tính toán của tác giả, 2014) Hình 2.11: Tỷ suất khả năng thanh toán của các DN CBTS Khánh Hòa giai đoạn
2011 – 2014 theo loại hình doanh nghiệp
Qua hình cho thấy, khả năng thanh toán hiện hành bình quân toàn ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2014 là 2,98 lần, khả năng thanh toán ngắn hạn bình quân toàn ngành chế biến thủy sản Khánh hòa giai đoạn 2011 – 2014 là 1,92 lần. Trong đó, các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần có khả năng thanh toán thấp hơn so với trung bình ngành; Các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty TNHH và DNTN có khả năng thanh toán cao hơn trung bình ngành. Nhìn chung, các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty TNHH và DNTN có khả năng thanh toán cao hơn so với các DN Nhà nước và các công ty cổ phần.
Nếu so sánh tỷ suất khả năng thanh toán các doanh nghiệp với trung bình ngành, ta có bảng thống kê sau đây:
51
Bảng 2.7: So sánh tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành các doanh nghiệp so với trung bình ngành
Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành Số Doanh nghiệp
Tỷ trọng (%)
Lớn hơn trung bình ngành 7 18,18
DN nhà nước 0
Công ty cổ phần 2
Công ty TNHH 2
Doanh nghiệp FDI 1
Doanh nghiệp tư nhân 2
Nhỏ hơn trung bình ngành 33 81,82
DN nhà nước 1
Công ty cổ phần 2
Công ty TNHH 18
Doanh nghiệp FDI 5
Doanh nghiệp tư nhân 7
Tổng số: 40 100%
(Tính toán của tác giả, 2015)
Bảng 2.8: So sánh tỷ suất khả năng thanh toán ngắn hạn các doanh nghiệp so với trung bình ngành
Tỷ suất khả năng thanh toán ngắn hạn Số Doanh nghiệp
Tỷ trọng (%)
Lớn hơn trung bình ngành 9 22,73
DN nhà nước 0
Công ty cổ phần 1
Công ty TNHH 4
Doanh nghiệp FDI 3
Doanh nghiệp tư nhân 1
Nhỏ hơn trung bình ngành 31 77,27
DN nhà nước 1
Công ty cổ phần 3
Công ty TNHH 16
Doanh nghiệp FDI 3
Doanh nghiệp tư nhân 8
Tổng số: 40 100
(Tính toán của tác giả, 2015)
52
Qua bảng cho thấy: Về khả năng thanh toán hiện hành có 7 doanh nghiệp chiếm 18,18% trong tổng số 40 doanh nghiệp có tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn trung bình ngành và 33 doanh nghiệp chiếm 81,82% có tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn trung bình ngành. Về khả năng thanh toán ngắn hạn, có 9 doanh nghiệp chiếm 22,73% trong tổng số 40 doanh nghiệp có tỷ suất khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn trung bình ngành và 31 doanh nghiệp chiếm 77,27% có tỷ suất khả năng thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn trung bình ngành.
- Vòng quay tài sản
Qua hình cho thấy: Nếu xét về trung bình ngành thì ngành CBTS Khánh Hòa có vòng quay tổng tài sản trung bình lớn hơn 3,4 lần và có xu hướng giảm dần. Với chu kỳ sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy sản ngắn, nhưng vòng quay vốn như trên là còn thấp làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả SXKD của các DN.
Nếu đứng trên góc độ sở hữu, Vòng quay tổng tài sản của các DN CBTS Khánh Hòa được thể hiện qua hình sau đây:
4.67
2.49 2.63
4.76
4.06
- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00
Vòng quay tổng tài tản 4.67 2.49 2.63 4.76 4.06
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Công ty cổ phần
Công ty TNHH và DNTN
Bình quân toàn ngành
Hình 2.12: Vòng quay tổng tài sản của các DN CBTS Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2014 theo loại hình doanh nghiệp
(Tính toán của tác giả, 2015) Qua hình cho thấy, vòng quay tổng tài sản bình quân toàn ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2014 là 4,06 vòng. Nếu so sánh vòng quay tổng tài sản các doanh nghiệp với trung bình ngành. Qua bảng cho thấy: Có 13 doanh nghiệp chiếm 31,82% trong tổng số 40 doanh nghiệp có vòng quay tổng tài sản lớn hơn trung
53
bình ngành và 27 doanh nghiệp chiếm 68,18% có vòng quay tổng tài sản nhỏ hơn trung bình ngành.
Bảng 2.9: So sánh vòng quay tổng tài sản các doanh nghiệp so với trung bình ngành
Vòng quay tổng tài sản Số
Doanh nghiệp
Tỷ trọng (%)
Lớn hơn trung bình ngành 13 31,82
DN nhà nước 0
Công ty cổ phần 1
Công ty TNHH 3
Doanh nghiệp FDI 4
Doanh nghiệp tư nhân 5
Nhỏ hơn trung bình ngành 27 68,18
DN nhà nước 1
Công ty cổ phần 3
Công ty TNHH 17
Doanh nghiệp FDI 2
Doanh nghiệp tư nhân 4
Tổng số: 40 100
(Tính toán của tác giả, 2015) - Cấu trúc vốn
+ Tỷ suất nợ của các doanh nghiệp
Tỷ suất nợ cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu % nợ phải trả. Để tìm hiểu kỹ hơn về cấu trúc nguồn vốn của các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa, tỷ suất nợ còn được chi tiết theo nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tỷ suất nợ của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2014 phân theo từng loại hình doanh nghiệp được thể hiện qua hình.
Qua hình cho thấy từ năm 2011 – 2014, tỷ suất nợ trung bình toàn ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa là 56,01%. Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn là chủ yếu, tỷ suất nợ ngắn hạn trung bình là 52,01%, tỷ suất nợ dài hạn trung bình là 4%.
54
Hình 2.13: Tỷ suất nợ của các DN CBTS Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2014 theo loại hình doanh nghiệp
(Tính toán của tác giả, 2015) Nếu xem xét tỷ suất nợ của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa dưới góc độ sở hữu, cho thấy các DNNN có tỷ suất nợ trung bình 72,71% cao hơn trung bình ngành; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ suất nợ 49,02% thấp hơn so với trung bình ngành; các công ty cổ phần có tỷ suất nợ trung bình là 69,68%
cao hơn so với trung bình ngành; công ty TNHH, DNTN có tỷ suất nợ trung bình là 53,76% thấp hơn so với trung bình ngành. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nợ ngắn hạn là chủ yếu.
Như vậy, nếu đứng trên góc độ sở hữu cho thấy, các DNNN, các công ty cổ phần duy trì một tỷ suất nợ cao hơn hay có khả năng vay nợ tốt hơn so với công ty TNHH, DNTN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nếu so sánh tỷ suất nợ các doanh nghiệp với trung bình ngành, ta có bảng thống kê. Qua bảng cho thấy có 18 doanh nghiệp chiếm 45,45% trong tổng số 40 doanh nghiệp có tỷ suất nợ nhỏ hơn trung bình ngành.
72.71%
49.02%
69.68%
53.76% 56.01%
52.01%
49.17%
66.03%
46.92%
68.63%
4.00%
4.59%
3.65%
2.10%
4.08%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Tỷ suất nợ (D/A) 72.71% 49.02% 69.68% 53.76% 56.01%
Tỷ suất nợ ngắn hạn 68.63% 46.92% 66.03% 49.17% 52.01%
Tỷ suất nợ dài hạn 4.08% 2.10% 3.65% 4.59% 4.00%
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
Công ty cổ phần Công ty TNHH và DNTN
Bình quân toàn ngành
55
Bảng 2.10: So sánh tỷ suất nợ các doanh nghiệp so với trung bình ngành
Tỷ suất nợ Số
Doanh nghiệp
Tỷ trọng (%)
Tỷ suất nợ > Trung bình ngành 22 54,55
DN nhà nước 1
Công ty cổ phần 3
Công ty TNHH 9
Doanh nghiệp FDI 4
Doanh nghiệp tư nhân 5
Tỷ suất nợ < Trung bình ngành 18 45,45
DN nhà nước 0
Công ty cổ phần 1
Công ty TNHH 11
Doanh nghiệp FDI 2
Doanh nghiệp tư nhân 4
Tổng số: 40 100
(Tính toán của tác giả, 2015) Nhìn chung, các doanh nghiệp có tỷ suất nợ lớn hơn trung bình ngành thường tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có quy mô lớn, còn các doanh nghiệp có tỷ suất nợ nhỏ hơn trung bình ngành thì tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
+ Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh mức độ tự chủ cũng như rủi ro của doanh nghiệp về mặt tài chính. Tỷ suất này của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2014 phân theo từng loại hình doanh nghiệp được thể hiện hình sau đây:
56
0 1 1 2 2 3 3 4
Tỷ suất nợ trên VCSH (D/E) 2.71 1.63 2.90 2.41 2.35
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Công ty cổ phần
Công ty TNHH và
DNTN
Bình quân toàn ngành
Hình 2.14: Tỷ suất D/E của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa (Tính toán của tác giả, 2015) Qua hình cho thấy từ năm 2011 – 2014, tỷ suất nợ trên VCSH trung bình toàn ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa là 2,35 nghĩa là bình quân 2,35 đồng vốn vay nợ được đảm bảo bởi một đồng VCSH. Trong đó, tỷ suất này đối với các DNNN là 2,71 cao hơn so với trung bình ngành; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1,63 thấp hơn so với trung bình ngành, các công ty cổ phần là 2,90 cao hơn so với trung bình ngành; các công ty TNHH, DNTN có tỷ suất nợ trên VCSH trung bình là 2,41 cao hơn so với trung bình ngành. Nhìn chung, mức tự chủ về tài chính của các doanh nghiệp CBTS Khánh Hòa chưa cao.
Như vậy, nếu phân theo loại hình doanh nghiệp cho thấy, các DNNN, các công ty cổ phần duy trì một tỷ suất nợ trên VCSH cao hơn so với công ty TNHH, DNTN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nói cách khác các DNNN, các công ty cổ phần có khả năng vay nợ nhiều hơn so với các công ty TNHH, DNTN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.3.1.5. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa
Trong các năm qua, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, một số lượng lớn doanh nghiệp chế biến thủy sản thua lỗ trầm trọng. Nguyên nhân các doanh nghiệp chế biến thủy sản khi lâm khủng hoảng nợ nần có nhiều nhưng tựu chung lại gồm các nguyên nhân sau:
57
Thực trạng quản trị yếu kém. Ra đời từ quy mô gia đình, phát triển lên doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần nhưng quản trị vẫn cung cách gia đình, không kiểm soát được các nguồn lực, từ sản phẩm đến tài chính. Quản trị trong các doanh nghiệp thủy sản là vấn đề lớn và phức tạp. Từ nguồn nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm, cả hàng hoá tồn kho và nhiều nguồn lực khác như vốn tài chính, chuỗi cung ứng, kênh phân phối, nhân lực, tất cả phải được quản lý chặt mới không lãng phí và tăng năng lực cạnh tranh. Do năng lực cạnh tranh, trình độ quản lý của các doanh nghiệp không đồng đều; đối sách với khủng hoảng và sự thích ứng với các biến động thị trường thiếu năng động dẫn đến sản xuất, kinh doanh sa sút; tạo nên sự phân hóa lớn giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn, đầu đàn – mạnh tiếp tục phát triển mạnh lên; các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập chưa lâu, ít kinh nghiệm trên thương trường gặp khó khăn tăng lên. Điều này đã lý giải vì sao cùng chịu tác động khủng hoảng như nhau, môi trường sản xuất kinh doanh (SXKD) giống nhau…
nhưng vẫn có doanh nghiệp mạnh lên, có doanh nghiệp xuống dốc. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế hiện nay đã tác động sâu sắc đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lấy mất nhiều cơ hội lẫn lợi thế của doanh nghiệp này nhưng đồng thời cũng tạo ra cơ hội, lợi thế cho doanh nghiệp khác tiếp tục ăn nên làm ra.
DNCBTS Khánh Hòa phát triển một cách tự phát, chưa được quy hoạch đồng bộ định hướng phát triển về ngành nghề, địa bàn để khai thác hết tiềm năng. Mối quan tâm và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp rất đa dạng, tùy theo thị trường.
DNCBTS Khánh Hòa máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu, nguồn lực bị hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém cho DNCB thủy sản trong việc tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, cạnh tranh về giá cả.
DNCBTS Khánh Hòa có khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé, bấp bênh, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các DNCB thủy sản chủ yếu là thị trường nội địa dù hiện nay, các doanh nghiệp đang cố gắng hướng ra thị trường xuất khẩu.
DNCBTS Khánh Hòa thiếu tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ. Việc tìm kiếm thông tin, đối tác, thị trường của DNCB thủy sản gặp nhiều khó khăn do không đủ nguồn lực để tìm kiếm và cũng ít được trợ giúp từ trung tâm tư vấn thông tin, ngân hàng, hiệp hội dịch vụ hỗ trợ thương mại. Do đó, các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thông tin trên mạng.