4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Tỉnh Ninh Bình [13]
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Ninh Bình ưu tiên cho việc phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, đá, gạch. Bên cạnh đó, điạ phương còn phát triển đa dạng ngành kinh tế thuỷ sản, trong đó nuôi thuỷ, hải sản là trọng tâm. Với các khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt khu cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động là thế mạnh của tỉnh trong phát triển du lịch.
Kinh tế Ninh Bình đang trên đà phát triển khá thuận lợi, các chỉ số phát
lập tỉnh), nhịp độ tăng trưởng GDP gấp 2,4 lần, bình quân tăng 10,4%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 2 lần; công nghiệp tăng gấp 3 lần; thu ngân sách tăng gấp 6 lần; vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 40 lần...
Về nông nghiệp, hiện toàn tỉnh đang sử dụng 66,3 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 47,14% đất tự nhiên. Tuy nhiên, quỹ đất này không đồng đều giữa các vùng đồng bằng và miền núi. Trong khu vực đồng bằng sông Hồng, quỹ đất của Ninh Bình là cao nhất. Thế nhưng trên thực tế, hiện nay bình quân đất nông nghiệp đã sử dụng tính trên đầu người thấp hơn khả năng rất nhiều.
Ngoài ra, tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn khi diện tích đất nhiễm mặn và núi đá vôi chiếm diện tích không nhỏ. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì tỉnh đã từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu, tạo thế cân đối giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Về công nghiệp, toàn bộ các ngành công nghiệp quan trọng đều do công nghiệp trung ương nắm giữ như điện, hóa chất, phân bón, sản phẩm phi kim loại, khai thác đá... Công nghiệp quốc doanh địa phương gồm các ngành chế biến kim loại, sản xuất máy móc thiết bị...
Về dịch vụ, dịch vụ giao thông vận tải ngày càng phát triển do lợi thế là trung tâm, đầu mối giao thương với các tỉnh trong Nam ngoài Bắc. Mặt khác, hoạt động thương mại của tỉnh cũng ngày càng phát triển và thu hút nguồn lao động đáng kể. Du lịch trong tỉnh phát triển với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, điển hình là các hang động như Tam Cốc, Bích Động..., Vườn Quốc gia Cúc Phương, quần thể di tích Hoa Lư, quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm.
Nói chung, Ninh Bình là tỉnh có xuất phát điểm thấp hơn các tỉnh trong khu vực nhưng trong những nằm gần đây, kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức cao. Năm 2005, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp 18/63 và năm 2007 xếp thứ 24/63, đứng thứ 5 toàn miền Bắc.
Năm 2007, Ninh Bình cũng là một trong những tỉnh có vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam, xếp thứ 13/63.
Năm 2007, thu nhập ngân sách toàn tỉnh đạt 1.140 tỉ đồng, đứng thứ 26/63 tỉnh thành trong khi diện tích xếp thứ 56/63 và dân số xếp thứ 43/63 so với toàn quốc.
26%
40%
34%
Công nghiệp - Xây dựng
Nông, lâm - Ngư nghiệp Dịch vụ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007 : Dân số, lao động, việc làm
- Với quy mô dân số năm 2009 là gần 900 nghìn người. So với dân số khu vực đồng bằng Sông Hồng, dân số tỉnh Ninh Bình chiếm 5,6% và bằng 1,2%
dân số cả nước. Mật độ dân số của tỉnh (khoảng 675 người/km2) thấp hơn mật độ trung bình của vùng, dự kiến dưới 1 triệu người đến 2020 và đang nằm trong
“thời kỳ dân số vàng”, là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong quản lý và không gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế.
- Nguồn lao động khá về cả số lượng, chất lượng và đang ở thời kỳ đầu với tổng lao động năm 2008 chiếm 51,2% dân số (khoảng 480,3 nghìn người).
Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị khá thấp (3,7%), chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng ĐBSH cũng như cả nước. Do vậy, đây là một nhân tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Hệ thống cung cấp điện gồm có 3 trạm biến áp 500 KV, 220 KV, 110 KV. Ninh Bình có 3 hệ thống đường giao thông, gồm đường bộ, đường thủy và đường sắt. Hệ thống giao thông đường bộ gồm có quốc lộ 1A, 10, 45, 12B với tổng chiều dài trên 110 km; tỉnh lộ gồm 19 tuyến và các đường chính của TP
Ninh Bình và thị xã Tam Điệp với tổng chiều dài hơn 293,6 km; huyện lộ dài 79 km và đường giao thông nông thôn 1.338 km. Cùng với, đường cao tốc Bắc - Nam đang xây dựng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển, đặc biệt là du lịch. Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3 km. Có 3 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3 (thuộc nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã được nâng cấp. Hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hoá, ụ tàu, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh có chiều dài 19 km với 4 ga (ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Gềnh và Đồng Giao), thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hoá, nhất là vận chuyển vật liệu xây dựng. Hệ thống đường sắt cao tốc đang được quy hoạch, thiết kế, khi đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi lớn trong phát triển của tỉnh.
- Hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là cáp quang, Internet đã được nâng cấp toàn diện trong thời gian qua, tạo bước đột phá phục vụ phát triển. Đây là các hạng mục hạ tầng kỹ thuật rất quan trọng cần được quan tâm trong tương lai.