Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom, hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp tại huyện kim sơn – tỉnh ninh bình (Trang 55 - 60)

4.4.1. Thái độ của nhà quản lý

Năm 2012 UBND huyện Kim Sơn đã quyết định thành lập trung tâm môi trường đô thị huyện trực thuộc quản lý của phòng tài nguyên & môi trường, có chức năng nhiệm vụ tổ chức thu gom rác thải tại các xã đã có tổ thu gom rác thải và hướng dẫn các xã, thị trấn còn lại trong huyện tổ chức thành lập tổ vệ sinh môi trường và đăng ký xe chở rác của huyện xuống chở. Điều đó cho thấy các nhà quản lý đã có cái nhìn đúng về tính bức thiết của môi trường hiện nay, cũng đồng nghĩa với việc họ cho mọi người thấy họ có quan tâm đến môi trường. Tuy

nhận định điều này khi nhìn vào đội ngũ cán bộ, nhân viên phòng tài nguyên &

môi trường cũng như trung tâm môi trường đô thị huyện, 100% nhân viên đều là những người học về quản lý đất đai hoặc các chuyên ngành khác không liên quan đến môi trường.

Theo điều tra thực tế cho thấy, những người có trách nhiện trong việc quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện cũng như ở các xã, thị trấn chưa có sự quan tâm sát xao đến công việc của mình dẫn đến tình trạng quản lý chưa chặt chẽ vấn đề thu gom, xử lý rác thải.

Mặt khác những người chịu trách nhiệm quản lý này thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc của mình. Do đó việc tuyên truyền cho người dân hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường là rất kém.

Khi được hỏi về giải pháp cho vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn Bình Minh thì các nhà quản lý lắc đầu. Bởi chưa thành lập được tổ vệ sinh môi trường, chưa thể thu gom được lượng rác trong nhân dân. Hiện tượng người dân xả rác thải bừa bãi ra môi trường hiện tại địa phương chưa tìm được giải pháp thích hợp để ngăn chặn. Đã bố trí lực lượng công an trực bắt các đối tượng xả rác, nhưng lại xuất hiện hiện tượng xả rác trộm khi lực lượng công an trong giờ làm việc tại trụ sở. Trước mắt UBND đang xây dựng phương án thu gom, sau đó sẽ tiến hành thu gom rác trên địa bàn các khối dân cư nằm trên trục đường 481 và các khối dân cư khu trung tâm. Khi tổ vệ sinh đi vào hoạt động ổn định sẽ tiến hành thu gom trên địa bàn toàn thị trấn. Có như thế mới có thể ngăn chặn hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng.

4.4.2. Thái độ của người thu gom

Theo kết quả phỏng vấn người thu gom rác thải của các thôn họ đều phản ánh là nhận được mức lương chưa thỏa đáng, cụ thể: ở xã Yên Lộc chỉ là 350.000-450.000đ/ tháng, mức lương thấp như vậy là do chính quyền xã tổ chức thu phí theo quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, ở xã Thượng Kiệm thì có khá hơn mỗi người nhận được khoảng 530.000-1.025.000đ/ tháng,

có được mức lương cao như vậy là do chính quyền địa phương quyết định thu theo hộ, mỗi hộ 10.000đ, toàn bộ số tiền thu phí được dùng để trả lương cho công nhân thu gom rác, không trích lại bất cứ 1% nào. Ngoài lương ra họ chưa có chế độ đãi ngộ nào ngoài 1 thẻ bảo hiểm y tế/ năm, 1 chổi, 1 xẻng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 1 đôi ủng, 2 đôi găng tay, 5 khẩu trang, 1 xe đẩy rác 400 lít, trong khi đó họ phải tiếp xúc với mùi hôi thối từ rác thải.

Khi được hỏi về ý thức của người dân trên địa bàn xã Thượng Kiệm có tới 90% người dân trong xã, nơi có tổ thu gom đã dân chấp hành tốt việc đổ rác đúng nơi quy định, bên cạch đó vẫn có hành vi đổ rác ra những nơi công cộng một cách bừa bãi không đúng nơi quy định.

4.4.3. Thái độ của hộ gia đình Tại Thượng Kiệm

+ Mức phí vệ sinh hàng tháng: Các thôn trên địa bàn thị trấn đều thu mức phí chi trả cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Tuy nhiên có thôn thu theo nhân khẩu (Xã Yên Lộc 1.000 đồng/người/tháng; Nhiều xã tổ chức thu theo hộ gia đình, trong đó xã Thượng Kiệm tổ chức thu 10.000đ/hộ, ngoài ra thu trường học là 20.000, các hộ sản xuất, kinh doanh cũng thu với giá cao hơn thu các hộ gia đình. Tuy nhiên có một vài hộ lại không đóng phí vệ sinh vì cho rằng họ không có mấy rác thải và họ có thể tự xử lý được không cần thu gom.

9%

64%

27%

Cao Phù hợp Hơi thấp

Biểu đồ 4.3 Đánh giá của người dân về mức thu phí tại Thượng Kiệm (Nguồn: Kết quả phỏng vấn người dân về mức thu phí)

+ Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy địa điểm thường xuyên đổ rác của các hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của người dân, quy định chung của từng xóm. Nhìn chung các hộ gia đình thường để rác ở khu vực xung quanh nhà mình như trước ngõ, lề đường nơi xe đẩy rác đi qua... sau đó có người đến thu gom. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp đổ rác sai quy định, tiện đâu đổ đó.

+ Ý kiến của người dân về chất lượng của dịch vụ thu gom rác thải:

13%

60%

27%

tốt trung bình chưa tốt

Biểu đồ 4.4 Đánh giá của người dân về chất lượng thu gom RTSH tại Thượng Kiệm

Một phần nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của người thu gom còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của các hộ gia đình để ở túi nylon, xô hoặc bao tải, không quét dọn đường làng, ngõ xóm và rác rơi vãi…

Như vậy, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục.

Tại Bình Minh

Tại Bình Minh hiện chưa có tổ vệ sinh môi trường, rác thải chưa được thu gom, còn vứt tràn lan ra môi trường gây mất mỹ quan môi trường đô thị.

Tiến hành khảo sát trên địa bàn phát hiện trên quãng đường 2 km dọc theo con sông chính đi qua địa bàn thị trấn có tới 10 điểm đổ rác thải tự phát, lâu lâu người dân mới đốt một lần, một điểm đổ rác thải tự phát ở cạnh trường tiểu học thì không bao giờ có ai đốt, lâu lâu UBND lại phải cho người xử lý.

Dưới đây là một trong số các điểm đổ rác thải tự phát tại Bình Minh

Hình 4.2 Điểm đổ rác thải tự phát tại Khối 10 thị trấn Bình Minh

Khi được hỏi gia đình sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để thu gom rác thải thì có tới 70% số hộ sẵn sàng trả 10-15 ngàn đồng/ tháng, 16,7% số hộ sẵn sàng trả 8000đ/tháng, 13,3% số hộ nói rằng sẽ tự thu gom và đốt trong vườn nhà, không cần phải thu gom.

Có tới 46% số hộ phân loại rác trước khi vứt bỏ, còn lại là vứt chung với nhau. Trong số 46% này thì hầu hết là họ tự đốt những chất khó phân hủy sau khi thải bỏ, những chất dễ phân hủy như cọng rau, hoa quả… thì bỏ vào gốc cây trong vườn nhà.

4.4.4. Công tác tuyên truyền, giáo dục người dân về vệ sinh môi trường + Hoạt động tuyên truyền vấn đề rác thải nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung mới chỉ mang tính chất phát động, chưa được triển khai liên tục. Công tác tuyên truyền chủ yếu là nhờ các cuộc họp của hội phụ nữ, hội trưởng hội phụ nữ quán triệt tới các hội viên, thỉnh thoảng mới có bài viết tuyên truyền đọc trên loa phát thanh.

Kết quả điều tra hộ gia đình cho thấy tại Thượng Kiệm khi được hỏi thường xuyên nghe hệ thống phát thanh của xã tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường; 57% trả lời thỉnh thoảng nghe; 29% không để ý và 14% chưa từng nghe. Tại Bình Minh 63% trả lời thỉnh thoảng nghe, 25% trả lời không để ý, 12% chưa từng nghe.

63

25 12

57

29 14

0 10 20 30 40 50 60 70

Bình Minh

Thượng Kiệm

Thỉnh thoảng

Không để ý

Chưa nghe

Biểu đồ 4.5 Hiệu quả của phương tiện truyền thanh

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy rằng công tác tuyên truyền ở Bình Minh là thường xuyên hơn ở Thượng Kiệm. Tuy nhiên những hình ảnh dưới đây lại cho chúng ta một kết quả trái ngược với kết quả tuyên truyền ở trên.

Một số hình ảnh khái quát tình hình rác thải tại 2 địa bàn nghiên cứu

Hình 4.3 Đoạn sông Ân chảy qua địa bàn Thượng Kiệm

Hình 4.4 Đoạn sông chảy qua địa bàn thị trấn Bình Minh

Phải chăng công tác giáo dục, tuyên truyền chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế, hay vì chưa có biện pháp thu gom nên dù nghe tuyên truyền thì người dân cững không thể tự xử lý khi mà diện tích đất gia đình quá chật hẹp.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp tại huyện kim sơn – tỉnh ninh bình (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)