Biện pháp công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp tại huyện kim sơn – tỉnh ninh bình (Trang 69 - 73)

4.7. Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Kim Sơn

4.7.6. Biện pháp công nghệ

Theo xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp vừa đáp ứng được nhu cầu giảm áp lực chất thải lên môi trường, vừa đáp ứng được khả năng kinh tế của địa phương.

Hiện nay phương pháp được ưu tiên ở bất kỳ quốc gia nào chính là tái chế chất thải.Tìm hiểu kỹ các lợi ích từ việc tái chế chất thải để có hướng đi phù hợp đối với địa phương

Lợi ích kinh tế từ tái chế tại một số địa phương

Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Chất thải rắn đô thị có 14- 16 thành phần, trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế như nylon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su... Khối lượng chất thải rắn có thể phân hủy (rác thực phẩm) chiếm khoảng 71,4-79,7%, còn lượng chất thải rắn có khả năng tái sinh tái chế chiếm khoảng 25%. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra hằng ngày ở TP.HCM chiếm khoảng 6.000 tấn. Với tỉ lệ vừa nêu thì hằng ngày, khối

phẩm, xã hội sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost.

Chi phí xử lý 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt là 250.000 đồng. Nếu mang 4.500 tấn rác thực phẩm đi chôn lấp, thành phố mất hơn 1,1 tỉ đồng cho việc xử lý số rác này. Giảm khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác cũng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi.

Lợi ích môi trường

Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt...

Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của bãi chôn lấp. Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2, NH3. Theo báo cáo đầu tư chương trình khu xử lý chất thải rắn Đa Phước, tương ứng với một tấn chất thải rắn sinh hoạt lưu lượng khí tạo ra là 266 m3, trong đó chủ yếu là khí CH4. Khí CH4 có khả năng tác động ảnh

hưởng đến tầng ôzôn cao gấp 21 lần so với CO2. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn.

Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp.

Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm. Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm do việc khai thác quặng nhôm mang lại.

Lợi ích xã hội

Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống.

Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống.

+ Đối với rác thải hữu cơ như: thực phẩm thừa, lá cây, phế thải nông nghiệp…

Từ những lợi ích to lớn ở trên ta có thể thấy rằng tái chế luôn luôn là ưu tiên số 1. Trong đó tái chế có khả năng áp dụng cao nhất chính là biện pháp tái chế chất thải hữu cơ dễ phân hủy nhờ sản xuất phân compost, dựa vào năng lực vốn có của Tỉnh là đã đầu tư xây dựng được khu xử lý rác thải làm phân compost công suất 200 tấn/ngày.

Sử dụng biện pháp làm phân ủ: Đây là biện pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mang lại hiệu quả rất cao trong xử lý rác thải. Có thể tận dụng phế thải đồng ruộng, chất thải chăn nuôi và một phần chất thải sinh hoạt làm nguyên liệu ủ. Có thể kết hợp phương pháp này với việc ủ phân chuồng, bùn thải biogas cũng như tận dụng được nguồn rác làm phân bón ruộng hoặc bón cho cây trồng lâu năm giúp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất.

Khi chưa đầu tư xây dựng được nhà máy sản xuất riêng của từng huyện thì vận chuyển rác thải lên khu xử lý tập trung của toàn tỉnh. Tốt nhất nên đầu tự xây dụng nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh chung cho cả huyện sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phục vụ nhân dân trong huyện như vậy sẽ tận dụng được triệt để nguồn rác thải hữu cơ.

Có thể sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình: Khuyến khích các hộ chăn nuôi nên áp dụng phương pháp này, vừa giảm được lượng chất thải rắn, vừa đem lại nguồn khí đốt cho gia đình. Trong thời gian này, tận dụng nguồn đầu tư từ chính phủ Hà Lan cho mỗi hộ đăng ký làm bể Biogas 1.200.000đ, đối với huyện Kim Sơn được phân bổ 80 hộ, khuyến khích các hộ đăng ký làm ngay trong thời gian này.

Biện pháp chôn lấp: Đối với rác thải không tái chế được như: gạch ngói, đất đá, thủy tinh…biện pháp xử lý thích hợp là chôn lấp. Hiện nay, biện pháp mà xã Thượng Kiệm áp dụng là thuê trung tâm môi trường đô thị huyện Kim Sơn vận chuyển đi, do phí vận chuyển đi như vậy rất cao (1 triệu 200 nghìn đồng/chuyến ) nên khó có thể áp dụng biện pháp này lâu dài. Mặt khác do nguồn kinh phí cho việc xử lý có hạn nên không thể áp dụng cho toàn xã ( chỉ áp dụng cho xóm 3,4, Phú Vinh, An Cư và Vinh Ngoại), trong khi đó thị trấn Bình Minh vẫn chưa biết đổ các chất thải trên ở đâu, vẫn để tự nhân dân xả thải ra môi trường. Trước tình hình đó thì việc xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh chung cho toàn huyện là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp xóa bỏ những bãi rác lộ thiên đang tồn tại ở các khối, xóm dân cư giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Phần V

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp tại huyện kim sơn – tỉnh ninh bình (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)