Một số mô hình khu công nghiệp sinh thái

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH (Trang 24 - 29)

1.4. Khu công nghiệp sinh thái (KCNST)

1.4.7. Một số mô hình khu công nghiệp sinh thái

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu. Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các khu công nghiệp sinh thái đã đƣợc thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. Mỗi một khu công nghiệp sinh thái có một chủ đề (đặc trưng) riêng về môi trường hay hệ sinh thái công nghiệp trong đó. Dựa vào đó, người ta chia khu công nghiệp sinh thái thành năm loại chính: khu công nghiệp nông nghiệp, khu công nghiệp tái tạo tài nguyên, khu công nghiệp năng lƣợng tái sinh, khu công nghiệp nhà máy điện, khu công nghiệp lọc hóa dầu hay hóa chất.

1.4.7.1 Khu công nghiệp sinh thái nông nghiệp (KCNSTNN)

KCNSTNN tập trung vào nhóm các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng nhiều năng lượng, nước để tạo ra các dòng lưu chuyển thuận lợi trong hệ sinh thái

17 công nghiệp, bảo tồn và duy trì các tập quán nông nghiệp truyền thống mang tính sinh thái. Hình 1.2 dưới đây mô tả cụ thể khu công nghiệp sinh thái nông nghiệp

Hình 1.2. Khu công nghiệp sinh thái nông nghiệp Cơ cấu chung một KCNSTNN bao gồm:

 Các doanh nghiệp cung cấp thiết bị, năng lƣợng, nguyên liệu và các dịch vụ nông nghiệp.

 Các doanh nghiệp chế biến và phân phối thực phẩm.

 Các doanh nghiệp sử dụng phế phẩm để sản xuất khí gas sinh học, phân compost,…

 Các khu vực sản xuất thực phẩm chuyên canh gần KCNST nhƣ nhà kính, ao thủy sản,…

Hình 1.3 dưới đây mô tả cụ thể sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và chất thải trong KCNSTNN Burlington, Vermont, Mỹ.

18 Hình 1.3. Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và

chất thải trong KCNSTNN Burlington, Vermont, Mỹ

19 1.4.7.2. Khu công nghiệp sinh thái tái tạo tài nguyên (KCNSTTTTN)

KCNSTTTTN là một cơ hội rất lớn từ việc chấm dứt khái niệm “chất thải” và làm sạch môi trường đô thị. Theo Báo cáo của Uỷ ban tái chế vùng Đông Bắc Mỹ(

NERC) thì riêng năm 1999 nền công nghiệp tái chế tại các khu này đạt trị giá tới 44 tỷ đô la với 13.000 doanh nghiệp và 20.600 lao động.

Cơ cấu chung một KCNSTTTTN bao gồm:

 Nhóm các doanh nghiệp tái tạo chính, bao gồm các doanh nghiệp tái sử dụng, tái chế, thu gom và phân phối các vật liệu chƣa sử dụng, compost hóa và xử lý chôn lấp hay pha trộn, cung cấp năng lƣợng từ các chất thải,…

 Các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp sử dụng các phế thải đã qua xử lý hay đầu ra của các doanh nghiệp khác để sản xuất các sản phẩm, các doanh nghiệp tái sản xuất các sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất các thiết bị tái chế nguyên liệu, năng lƣợng tái sinh và tiết kiệm năng lƣợng;…

 Các doanh nghiệp liên quan khác nhƣ: Các doanh nghiệp bán sản phẩm đã qua sử dụng, bao tiêu các sản phẩm hoàn thiện từ các doanh nghiệp trong KCNST.

1.4.7.3. Khu công nghiệp sinh thái năng lượng tái sinh (KCNSTNLTS)

KCNSTNLTS tạo động lực cơ bản phát triển công nghệ năng lƣợng tái sinh và tiết kiệm năng lƣợng…Công nghệ năng lƣợng tái sinh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn: kích thước nhỏ gọn, công suất lớn, giá thành rẻ. Hiện nay, các thiết bị cung cấp năng lƣợng tái sinh có rất nhiều loại, bao gồm: thiết bị hóa điện, thiết bị năng lƣợng gió, pin mặt trời, nước nóng mặt trời, năng lượng sinh học, máy phát điện khí đốt.

Cơ cấu chung một KCNSTNLTS bao gồm:

 Nhóm các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp năng lƣợng tái sinh: năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời, khí gas sinh học,…

 Nhóm các doanh nghiệp sử dụng năng lƣợng tái sinh, trao đổi năng lƣợng và BP.

 Nhóm các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các thiết bị năng lƣợng tái sinh và thiết bị tiết kiệm năng lƣợng.

 Nhóm các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu và dịch vụ cho các DNTV trên hoạt động.

1.4.7.4. Khu công nghiệp sinh thái nhà máy điện (KCNSTNMĐ)

20 Nhà máy điện không chỉ cung cấp điện năng mà còn tạo ra một lƣợng nhiệt thừa rất lớn trong suốt quá trình hoạt động của ngành nông nghiệp, chế biến và sinh hoạt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn khu vực. Chính vì vậy xây dựng KCNSTNMĐ góp phần xử lý lƣợng nhiệt thừa này mang lại lợi ích cho kinh tế cho doanh nghiệp, cùng đó là góp phần bảo vệ môi trường.

Cơ cấu chung một KCNSTNMĐ bao gồm:

 Nhóm các nhà cung cấp dịch vụ và nguyên liệu cho hoạt động của nhà máy điện.

 Nhóm các doanh nghiệp sử dụng năng lƣợng thừa và phế thải từ nhà máy điện: hơi nước, nước nóng, bụi, thạch cao, CO2, dung môi,…

 Nhóm các nông trại và doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sử dụng năng lượng thừa từ nhà máy điện: hơi nước, nước nóng, nước thừa,…

 Nhóm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tƣ vấn và sản xuất trang thiết bị, sản phẩm tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp, thương mại, công cộng và gia đình.

1.4.7.5. Khu công nghiệp sinh thái lọc hóa dầu (KCNSTLHD)

KCNLHD là một giải pháp hữu ích để ngành công nghiệp lọc hóa dầu phát triển bền vững trong xu thế phát triển chung toàn cầu. Khu công nghiệp này thường có quy mô rất lớn với rất nhiều nhà máy, cơ cấu hoạt động và hệ thống quản lý môi trường phức tạp. Khu công nghiệp sinh thái lọc dầu thường được đặt gần các mỏ dầu, khí đốt hay khu vực có khả năng vận chuyển và cung cấp dầu thô liên tục.

Cơ cấu chung một khu công nghiệp sinh thái lọc dầu bao gồm:

 Nhóm các doanh nghiệp khai thác và cung cấp khí và dầu thô.

 Nhóm các nhà máy lọc hóa dầu, khí với các công nghệ hóa sạch nhƣ hạt nhân của KCN.

 Nhóm các doanh nghiệp sử dụng năng lƣợng thừa và các phế phẩm từ lọc hóa dầu, khí.

 Nhóm các doanh nghiệp cung cấp, trao đổi năng lƣợng.

 Nhóm các doanh nghiệp trao đổi, phân phối các sản phẩm của KCNST.

Hình 1.4 dưới đây mô tả cụ thể Khu công nghiệp sinh thái lọc hóa dầu.

21 Hình 1.4. Khu công nghiệp sinh thái lọc hóa dầu.

Mỗi một KCNST là một trường hợp riêng biệt với hệ sinh thái công nghiệp riêng biệt. Việc đặt ra mục tiêu, quy hoạch và thiết kế KCNST cần phải dựa vào các đặc điểm công nghiệp, kinh tế, nguồn tài nguyên, hệ sinh thái sinh thái tự nhiên, xã hội và văn hoá thực tế của từng khu vực, đồng thời cũng phải tính đến các xu thế phát triển cấp quốc gia và toàn cầu. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các phương pháp điều tra khảo sát thực tế trong quá trình quy hoạch, thiết kế và học tập kinh nghiệm của các KCNST đã có. Từ đó đƣa ra giải pháp thích hợp nhất cho khu đất đƣợc lựa chọn trong một loạt các nguyên tắc của sinh thái học công nghiệp, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)