1.4. Khu công nghiệp sinh thái (KCNST)
1.4.8. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái
1.4.8.1. Trên thế giới
Hiện nay, STCN đã và đang đƣợc áp dụng tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, và đã thu đƣợc những thành tựu trong việc làm giảm tác động của hệ thống công nghiệp tới môi trường.
22 1.4.8.1.1. Tại Châu Âu
Hệ STCN thành công nhất và đƣợc báo chí nói đến nhiều nhất ở châu Âu là hệ sinh thái ven biển Kalundborg trực thuộc thành Denemar, cách thủ đô Copehagen 100 km về hướng Tây.
Hệ sinh thái cộng sinh “ Kanlundborg- Đan Mạch” là một mạng lưới hình thành cách đây 30 năm gồm 5 doanh nghiệp liền kề nhau và bộ máy quản lí thành phố. KCN này có thành phần chính là nhà máy điện Asnacs đốt than để chuyển hóa thành điện năng với công suất 1500MW, hiệu suất chỉ đạt 40 - 60%, năng lƣợng còn lại thải ra môi trường.
Hình 1.5 dưới đây mô tả cụ thể khu công nghiệp sinh thái Kalundborg, Đan Mạch
Hình 1.5. Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg, Đan Mạch
Để mang lại lợi ích kinh tế, năng lƣợng thải ra đƣợc cấp cho nhà máy lọc dầu Statoil, nhà máy sản xuất dƣợc phẩm và enzim Novo Nostdick, nông trại nuôi cá Asnaes và khu dân cư của thành phố khoảng 20.000 người. Các chất thải từ nhà máy điện Asnacs như thạch cao được chuyển cho công ty làm ván trát tường Gyproc, tro, xỉ chuyển cho công ty sản xuất xi măng và vật liệu lát đường Allborg.
Ngoài ra, chất thải nhƣ sunfua từ nhà máy lọc dầu Statoil đƣợc sử dụng để sản xuất H2SO4, bùn thải từ nhà máy Novo Nostdkick và nông trại nuôi cá đƣợc chuyển thành phân bón cho nông trại.
23 Kết quả tích cực của hệ thống được tổng hợp trong bảng 1.4 dưới đây:
Bảng 1.4. Kết quả thu được khi xây dựng khu công nghiệp sinh thái Kaludborg Giảm tiêu thụ nguyên
liệu, nhiên liệu hằng năm
Giảm lƣợng phát tán chất ô nhiễm
Tái chế chất thải Dầu mỏ: 45.000 tấn/ năm Khí CO2: 175.000 tấn Tro bay: 13.000 tấn Than: 15.000 tấn/ năm Khí SO2: 10.200 tấn Lưu huỳnh: 4.500 tấn
Nước 600.000 m3/ năm Thạch cao: 90.000 tấn
1.4.8.1.2. Tại Châu Mỹ
Năm 1994, cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đã triển khai dự án hệ STCN thuộc chương trình khung nghiên cứu phát triển. Mục tiêu của dự án là thiết kế và triển khai hệ STCN, đáp ứng yêu cầu về môi trường, tạo việc làm và đổi mới công nghệ.
Trên cơ sở dự án chung, đã hình thành 4 dự án nhỏ: Chattanooga ( bang Tennessee), PortCape Charles ( bang Virginie), BaltiMore ( bang Maryland), Brownsvile ( bang Texas). Dự án hệ STCN đã xác định các cơ sở cho một hình thức phát triển mới đối với các KCN.
Ở Mêhico, dự án cảng Tampico “ By- Product Synergy” đã thực hiện theo sáng kiến của hội đồng kinh doanh về phát triền bền vững (BCSD). Năm 1997, BCSD đã chọn 21 doanh nghiệp đã đƣợc cấp chứng chỉ ISO 9000 và ISO 14000 làm đối tƣợng thực hiện dự án. Mục tiêu của dự án là tiết kiệm năng lƣợng, giảm tác động đến môi trường, tạo cơ hội trao đổi, giảm phát tán khí nhà kính… Một số kết quả cụ thể đã đƣợc thực hiện là:
Thu khí cacbonic để trung hòa đất kiềm;
Sử dụng lại butadiene đã qua sử dụng để sử dụng làm chất đốt;
Sử dụng polymer lưu hóa làm vật liệu xậy dựng;
Phục hồi bằng phương pháp lạnh polymer lưu hóa để sản xuất chai, lọ bằng chất dẻo;
Thu hồi clorua ferit làm chất xử lí nước;
Sử dụng vụn PVC trong công nghiệp giày.
1.4.8.1.3. Tại Châu Á
Hiện nay đang có nhiều dự án nhƣ dự án không phát thải ở Nhật Bản, thành phố sinh thái ở Thái Lan và Philippin, …. Người Châu Á đang có ý định xây dựng mạng
24 lưới sinh thái công nghiệp Đông Á( EIEA). Để cạnh tranh với công nghiệp đường của Braxin, Thái lan, Ôxtrâylia; ở Quảng Tây (Trung Quốc) - nơi công nghiệp đường phát triển, hướng vào xuất khẩu, các doanh nghiệp đường Quảng Tây đã hợp nhất thành tập đoàn Qúy Châu. Với lực lượng lao động hùng hậu, tập đoàn đường Qúy Châu đã mở rộng thêm các sản phẩm phụ nhƣ: rƣợu, giấy các loại, cacbonat canxi, xi măng với khối lƣợng lên tới hàng trăm nghìn sản phẩm. Ngoài ra, để tận dụng sản phẩm phụ, tập đoàn này còn tiến hành trại nuôi bì sữa, nhà máy sản xuất sữa chua, nhà máy hóa sinh sản xuất sản phẩm dinh dƣỡng, nhà máy sản xuất và chế biến nấm phục vụ xưởng chế biến sữa và trại bò sữa.
1.4.8.2. Ở Việt Nam
1.4.8.2.1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vì vậy việc xây dựng KCN là việc làm tất yếu. Các KCN, khu đô thị mọc lên ngày càng nhiều đặc biệt các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Cùng với đó, những vấn đề môi trường đang đặt ra tại các KCN, CCN đòi hỏi các nhà quản lí và hoạch định chính sách phải tìm ra một mô hình mới thay thế cho mô hình công nghiệp truyền thống. Hiện nay mô hình KCNST đang đƣợc các nước phát triển áp dụng rộng rãi. Là một nước đi sau, Việt Nam có thể dựa vào những kinh nghiệm của các nước phát triển để áp dụng STCN vào KCN của mình.
Tuy nhiên, để áp dụng mô hình của các nước phát triển, có điều kiện kỹ thuật, tổ chức và thể chế tiên tiến của Việt Nam, chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau:
Thứ nhất: Do hạn chế về kĩ thuật và cơ sở hạ tầng nên chúng ta không nên áp dụng trục tiếp mô hình này mà phải hiệu chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện của đất nước.
Thứ hai: Nước ta có nhiều KCN đã đi vào hoạt động, do đó mô hình đề xuất có tính khả thi để áp dụng với các KCN hiện có với nhiều loại hình công nghiệp khác nhau.
Thứ ba: Khi áp dụng mô hình này vào Việt Nam, chúng ta không chỉ quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ƣu hóa dòng vật chất mà còn xem
25 xét đến vai trò các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan đến việc đƣa mô hình lí thuyết vào thực tế.
1.4.8.2.2. Một số khu công nghiệp ở Việt Nam
Một số khu công nghiệp ở Việt Nam đã áp dụng mô hình sinh thái công nghiệp và cũng thu đƣợc nhiều kết quả đáng kể.
Bourbon An Hòa đƣợc coi là KCN đầu tiên ở Việt Nam xây dựng theo tiêu chí KCNST. Với tổng diện tích 1.020 ha, có thể tiếp nhận hàng trăm doanh nghiệp, để tạo ấn tƣợng “xanh”, chủ đầu tƣ dự án (Liên doanh Công ty Bourbon Tây Ninh, Công ty cổ phần Long Hậu và Công ty cổ phần Việt Âu) đã đặt tên là “Vườn công nghiệp”. Theo quy định bắt buộc, vườn công nghiệp này, ngoài 15% diện tích chung dành cho cây xanh, mỗi dự án xây dựng nhà máy tại đây chỉ đƣợc sử dụng tối đa 70% đất xây dựng, 30% còn lại đƣợc dành cho diện tích xanh. Nhà máy xử lý nước thải của vườn công nghiệp có công suất dự kiến 40.000m3/ngày đêm, nước thải sau khi xử lý sẽ đƣợc dẫn vào các dòng kênh nội bộ để nuôi trồng nhiều loại sinh vật để vừa làm sạch nước một cách tự nhiên, vừa kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý.
Khu chế xuất Linh Trung I ( Thành phố Hồ Chí Minh) có tổng diện tích 62 ha hoạt động từ năm 1995 với 26 công ty. Đây là nơi tập hợp của các cơ sở sản xuất và dịch vụ cùng hướng tới một mục đích là nâng cao chất lượng môi trường và nguồn tài nguyên. Tất cả các cơ sở sản xuất trong KCX đều thực hiện trao đổi chất thải với Công ty Liên doanh Sepzone hoặc với các cơ sở thu mua phế liệu, tái sinh, tái chế hoặc xử lý chất thải bên ngoài khu chế xuất.
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) thành lập năm 1997 trên địa bàn 2 xã Hiệp Phú và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, với diện tích 347ha, với các ngành công nghiệp nhƣ: dệt may, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm gỗ, thực phẩm, hóa chất và hóa mỹ phẩm, điện tử, điện gia dụng…. Khu công nghiệp hình thành một mạng lưới trao đổi chất thải, giấy caton được sử dụng để sản xuất hộp cát tông, nguyên liệu vải, sợi phế liệu đƣợc sử dụng để sản xuất các sản phẩm như giẻ lau, bụi bông… Còn mạng lưới trao đổi chất thải bên ngoài khu công nghiệp đƣợc thiết lập đối với tái chế phế liệu nhƣ: nhựa, giấy và cát tông… Chất
26 thải rắn, khí thải đều được xử lý, còn nước thải được xử lý và tái sử dụng cho các thiết bị vệ sinh ở khu lưu trú của công nhân (240m³/ngày đêm), tưới cây (500m³/ngày đêm) ngoài ra nước thải sau xử lý là 7.500m³/ngày đêm.
Có thể nói, việc áp dụng KCNST tại Việt Nam là một trong những giải pháp để hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Phát triển KCNST có thể cải thiện hoạt động kinh tế, đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường bởi nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và giảm thải bỏ chất thải, thích hợp cho phát triển công nghiệp xanh. Tuy nhiên, để phát triển và nhân rộng mô hình này tại Việt Nam thì hệ thống chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng.