Đánh giá sơ bộ khả năng phát triển KCN Hòa Khánh thành KCNST

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỂ KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH – ĐÀ NĂNG TRỞ THÀNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TRONG TƯƠNG LAI

4.3. Đánh giá sơ bộ khả năng phát triển KCN Hòa Khánh thành KCNST

Thông qua khảo sát các DN trong KCN cho thấy, các DN đều có tiềm năng để thực hiện chuyển đổi công nghệ theo hướng bền vững, giảm thiểu chất thải, nước thải ra môi trường. Vì thế, khả năng phát triển khu công nghiệp Hòa Khánh thành khu công nghiệp sinh thái là hoàn toàn có thể thực hiện được trong tương lai.

65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thực tế cho thấy, mô hình KCN truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải trong khi đó mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc cộng sinh công nghiệp, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lƣợng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế đồng thời đạt hiệu quả môi trường và xã hội. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều bằng chứng về sự hình thành và phát triển KCNST đem lại nhiều lợi ích cho xã hội chứng tỏ việc phát triển KCN theo hướng sinh thái là con đường tất yếu để phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Ở nước ta cần có sự thay đổi từ quan niệm xây dựng mô hình KCNST phát triển theo hướng hài hòa, thân thiện với môi trường là bước đệm vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của đất nước.

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi đã có những kết quả sau:

 Hiểu rõ về KCNST.

 Bước đầu đã xác định được 9 tiêu chí cơ bản ( cho mỗi nhóm tiêu chí ) đối với một KCNST và thực hiện đánh giá sơ bộ về mức độ tiềm năng thực hiện mô hình KCNST tại KCN Hòa Khánh.

 Tìm hiểu về hiện trạng KCN Hòa Khánh, so sánh với các tiêu chí cầ đạt đƣợc.

 Đề xuất đƣợc các giải pháp để KCN Hòa Khánh trở thành một KCNST trong tương lai.

2. Kiến nghị

Do hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện đề tài nên nhiều thông tin còn chưa được tìm hiểu đầy đủ, độ chính xác chỉ mang tính tương đối. Chúng tôi hi vọng sẽ có thêm cơ hội tìm hiểu sâu và kỹ hơn.

Thành phố cần quan tâm hơn về vấn đề môi trường tại các KCN, hỗ trợ về cơ chế, chính sách ƣu đãi, tài chính, đào tạo nhân lực để có thể giúp các KCN tiếp cận sớm với mô hình KCNST.

Đối với KCN Hòa Khánh, Ban quản lý KCN và Chế xuất Đà Nẵng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các văn bản

66 pháp luật để đảm bảo chất lượng môi trường. Khuyến khích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong KCN có thể hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và tiếp cận gần hơn với những công nghệ mới trên thế giới.

67 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết ( 2000), Sinh thái môi trường ứng dụng, NXB khoa học kỹ thuật, TP Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Cao Lãnh, Khu công nghiệp sinh thái- Mô hình cho phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2007.

[3]. Phan Thu Nga, Tổng quan tình hình phát triển và quản lí môi trường các KCN ở Việt Nam, tạp chí bảo hộ lao động, 2004.

[4]. monre.gov.vn, Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp_Hệ lụy đã thấy rõ, Trung tâm khí tƣợng thủy văn quốc gia, 2013.

[5] TS. Nguyễn Đình Anh – PGĐ Sở TNMT ĐN, Hiện trạng môi trường Khu công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng.

[6] Trần Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Trung Việt. Xây dựng khu công nghiệp sinh thái. Bài báo đăng trên tạp chí Bảo vệ Môi trường của cục bảo vệ Môi Trường – Bộ Tài Nguyên, số 11 – 2003, ISSN 0868 – 3301, p.37 – 42.

[7] ThS.KTS. Nguyễn Cao Lãnh, Khu công nghiệp sinh thái, NXB Khoa học và kỹ thuật, tháng 1 năm 2005.

[8] Ngô Thị Yến Nhi, Bài báo cáo “ Khu công nghiệp sinh thái ”, Viện Khoa học Công Nghệ và Quản lý môi trường thuộc Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM, năm 2009.

[9] Chuyên gia xây dựng, TS. Huỳnh Ngọc Thạch, Quy trình xây dựng Sách Phân hạng xanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

[10] Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Khánh Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

[11] Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, Báo cáo giám sát môi trường định kì Khu công nghiệp Hòa Khánh đợt 3 năm 2012.

[12] Phòng tài nguyên môi trường quận Liên Chiểu, Báo cáo “ Về tình hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu năm 2012 ”.

[13] Sở tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng, Kết quả điều tra thông tin môi trường thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)