Kiến trúc tổng thể cho hệ thống

Một phần của tài liệu Điện toán đám mây nền tảng azure và ứng dụng trong quản lý thông tin đất đai tại bắc ninh (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

2.4. Mô hình Hệ thống thông tin quản lý đất đai trên nền tảng ĐTĐM

2.4.1. Kiến trúc tổng thể cho hệ thống

Kiến trúc tổng thể hệ thống ELISCloud bao gồm 03 thành phần chính

Kiến trúc nghiệp vụ

Hình 2.2. Sơ đồ luồng ngữ cảnh.

Sơ đồ luồng ngữ cảnh thể hiện mối tương tác giữa hệ thống ELISCloud với từng nhóm người dùng. Qua đó cũng làm rõ một số nhóm chức năng chính của Hệ thống. Một cách tổng quan, ELISCloud phục vụ các đối tượng người dùng sau:

- Cán bộ nội nghiệp: là các cán bộ làm công tác quản lý đất đai như cán bộ Văn phòng đăng ký cấp tỉnh, huyện; Cán bộ quản lý đất đai tại các sở tài nguyên môi trường; Cán bộ địa chính xã … Nhóm người sử dụng này có thể sử dụng hệ thống ELISCloud để quản lý thông tin đất đai. Hệ thống cung cấp nhóm chức năng xử lý nội nghiệp bao gồm: Các chức năng hỗ trợ đăng ký, quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chỉnh lý biến động; Quản lý lịch sử thửa đất; Tra cứu thống kê báo cáo tổng hợp; Các chưc năng hỗ trợ quy hoạch; Quản lý giá đất; Hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai; Xây dựng bản đồ chuyên đề…

- Cán bộ quản lý: là lãnh đạo các đơn vị chuyên trách quản lý đất đai hay những người có quyền khai thác thông tin tổng hợp để hỗ trợ ra quyết định. Hệ thống

ELISCloud cung cấp tới nhóm người dùng này các báo cáo theo quy định quản lý nhà nước về đất đai và các báo cáo mở rộng tùy theo yêu cầu nghiệp vụ. Nhờ có các thông này, cán bộ quản lý sẽ dễ dàng hơn trong công tác của mình.

- Người dân: là toàn bộ người dân có nhu cầu khai thác thông tin đất đai. Người dân chỉ được khai thác các thông tin đã được công khai hóa. Hơn nữa, hệ thống ELISCloud cung cấp các dịch vụ công cho phép người dân giao tiếp với cơ quan quản lý dễ dàng hơn.

- Quản trị hệ thống: là cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin có nhiệm vụ duy trì, cấu hình hệ thống. ELISCloud cung cấp các giao diện đồ họa cho phép người quản trị tương tác, cấu hình, theo dõi hệ thống dễ dàng hơn.

Các hệ thống khai thác thông tin khác: là các hệ thống ví dụ như thuế, ngân hàng … có nhu cầu khai thác thông tin đất đai. Tùy vào quyền hạn khai thác thông tin của từng đơn vị, hệ thống ELISCloud cung cấp dữ liệu tới hê thống khác thông qua dịch vụ web (web services).

Kiến trúc hệ thống thông tin

Kiến trúc hệ thống thông tin bao gồm 02 phần là Ứng dụng (Applications) và Dữ liệu (Data)

Hệ thống ELISCloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây có kiến trúc phân thành ba tầng theo mô hình sau

Hình 2.3. Mô hình kiến trúc tổngthể

Tầng ứng dụng

Tầng ứng dụng cung cấp giao diện tương tác với người dung cuối, cho phép thu thập thông tin từ người dùng. Thông tin thu thập được sẽ được gửi thông tin xử lý tới tầng dịch vụ để xử lý thông tin và nhận thông tin kết quả xử lý từ tầng dịch vụ nhằm hiển thị kết quả xử lý thông tin. Theo mô hình trên, tầng ứng dụng được chia thành 5 nhóm chức năng chính:

- Nhóm chức năng quản trị hệ thống: cung cấp các chức năng quản trị, cấu hình hệ thống như: Quản trị và phân quyền người dùng; Cấu hình hệ thống; Quản lý các module trong hệ thống; Quản lý các danh mục dùng chung; Các chức năng hỗ trợ duy trì hệ thống …

- Nhóm chức năng xử lý nội nghiệp: cung cấp các chức năng tin học hóa nghiệp vụ quản lý đất đai bao gồm: Đăng ký, quản lý, cấp giấy chứng nhận; Chỉnh lý biến động thửa đất; Quản lý lịch sử thửa đất;… Bên cạnh đó, nhóm này còn bao gồm các chức năng xử lý nghiệp vụ theo quy trình cho phép thiết kế các quy trình ví dụ quy trình cấp giấy chứng nhận sau đó áp dụng quy trình trong quá trình xử lý nội nghiệp. Đối với hệ thống ELISCloud, tất cả các nghiệp vụ quản lý nhà nước về đất đai đều được thực hiện theo quy trình.

- Nhóm chức năng thống kê, báo cáo: cung cấp các chức năng thống kê, báo cáo, xây dựng sổ sách liên quan tới nghiệp vụ quản lý đất đai và các báo báo cáo khác tùy theo nhu cầu khai thác thông tin.

- Nhóm chức năng công khai hóa thông tin: cung cấp các chức năng công khai thông tin cho phép người dùng khai thác dữ liệu đất đai. Người dân có thể khai thác các thông tin đất đai được công khai hóa, khai thác thông tin về quá trình xử lý nghiệp vụ ví dụ khi người dân đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quá trình xử lý hồ sơ của người dân được công khai hóa theo các bước. Qua đó, người dân có thể biết hồ sơ của mình được xử lý tới đâu, đến thời điểm nào thì hoàn thành. Nhóm này cũng cung cấp các chức năng cho phép người dân giao tiếp với đơn vị chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ. Một nhóm người dùng khác là lãnh đạo các đơn vị quản lý đất đai. Nhóm người dùng này có thể khai thác thông tin báo cáo thống kê, hỗ trợ ra quyết định trong công tác chuyên môn.

- Nhóm chức năng chia sẻ dữ liệu: cung cấp các dịch vụ dữ liệu cho phép các hệ thống khác khai thác, sử dụng dữ liệu đất đai khi có nhu cầu.

Về mặt kỹ thuật, toàn bộ các chức năng của hệ thống ELISCloud được tổ chức thành các module. Các chức năng cấu hình cho phép tùy biến sử dụng các module. Mỗi module có thể được phát triển độc lập theo chuẩn quy định sau đó cài đặt vào hệ thống.

Tầng dịch vụ

Tầng dịch vụ cung cấp các điều khiển cho toàn bộ hệ thống ELISCloud. Theo mô hình trên, tầng này cung cấp các điều khiển tương ứng với chức năng trên tầng ứng dụng. Ngoài ra còn cung cấp dịch vụ cho phép xác thực và phân quyền người dùng khai thác. Theo đó, toàn bộ người khai thác của hệ thống được quản lý tập trung trên một cơ sở dữ liệu và thực hiện xác thực thông qua dịch vụ web (web services). Cuối cùng là các dịch vụ được phát triển để cung cấp thông tin cho các hệ thống khác.

Tầng dữ liệu

Tầng dữ liệu chứa các hàm hỗ trợ việc truy xuất dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Sau khi nhận được thông điệp yêu cầu dữ liệu từ tầng ứng dụng, tầng dữ liệu thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu để truy xuất hoặc cập nhật thông tin.

Về mặt dữ liệu, hệ thống ELISCloud tổ chức mô hình dữ liệu theo phân cấp Trung ương và địa phương. Theo đó, mỗi tỉnh sẽ được triển khai một nhóm CSDL bao gồm: CSDL nghiệp vụ, CSDL khai thác, CSDL quản trị, CSDL lịch sử. Dữ liệu lưu trữ tại CSDL Trung ương được trích xuất từ các CSDL địa phương. Quá trình trích xuất dữ liệu chỉ trọn lựa từ CSDL địa phương những thông tin mà CSDL Trung ương cần khai thác. Một CSDL người khai thác được triển khai để quản lý tập trung người khai thác của hệ thống. Mô tả chi tiết hơn về mô hình dữ liệu sẽ được trình bày trong mục kiến trúc hướng dữ liệu của tài liệu này.

Kiến trúc dữ liệu hệ thống ELISCloud được mô tả bởi mô hình sau:

Hình 2.4. Kiến trúc dữ liệu

Theo mô hình trên, mỗi tỉnh khi triển khai hệ thống ELISCloud là một nhóm CSDL gọi là CSDL đất đai cấp tỉnh. Nhóm này bao gồm

- Cơ sở dữ liệu phục vụ tác nghiệp: lưu trữ dữ liệu tác nghiệp hàng ngày của cán bộ nội nghiệp. Cơ sở dữ liệu này cũng lưu trữ dữ liệu người dùng nội nghiệp để quản lý và phân quyền. Với cán bộ nội nghiệp, việc tạo lập tài khoản hệ thống được hỗ trợ bởi cán bộ quản trị hệ thống.

- Cơ sở dữ liệu khai thác: lưu trữ dữ liệu công khai cho phép người dân khai thác thông tin.

- Dữ liệu lịch sử: Một đặc điểm của dữ liệu đất đai là thông tin của một đối tượng là biến động ví dụ khi một thửa đất được bán cho một người khác, thông tin về thửa đất trong cơ sở dữ liệu phải được cập nhật. Từ đó sinh ra nhu cầu lưu trữ lịch sử. Dữ liệu lịch sử này sẽ tăng dần theo thời gian. Hệ thống ELISCloud lưu trữ dữ liệu lịch sử này dưới dạng file được quy chuẩn nhằm phục vụ liên kết dữ liệu. Hệ thống phải đảm bảo dữ liệu lịch sử có liên hệ đầy đủ với dữ liệu hiện trạng. Qua đó từ dữ liệu hiện trạng có thể lần ngược lại lịch sử khi cần.

- Cơ sở dữ liệu quản trị: lưu thông tin cấu hình và quản trị hệ thống, dữ liệu người dùng nội nghiệp.

Những dữ liệu được quyết định sẽ công khai hóa sẽ được chuyển từ cơ sở dữ liệu nghiệp vụ sang cơ sở dữ liệu khai thác.

Mũi tên từ CSDL nghiệp vụ sang CSDL lịch sử thể hiện việc lưu trữ dữ liệu lịch sử của hệ thống sẽ do một CSDL lịch sử đảm nhiệm. Mỗi khi tạo ra một biến động thì dữ liệu kết quả sau biến động được lưu trữ trên CSDL nghiệp vụ còn dữ liệu trước biến động thì được lưu trữ tại CSDL lịch sử. Việc quyết định dữ liệu nào được lưu trữ lịch sử, dữ liệu nào không cần thiết sẽ được làm rõ trong tài liệu thiết kế cơ sở dữ liệu.

Dữ liệu lưu trong CSDL lịch sử sẽ lớn dần theo thời gian. Để đảm bảo tốc độ truy xuất dữ liệu và kích cỡ của CSDL, định kỳ, dữ liệu lịch sử sẽ được sao lưu ra dạng file có cấu trúc và được lưu trữ ở thiết bị nhớ ngoài. Dữ liệu lưu dạng file này vẫn phải đảm bảo liên kết với dữ liệu hiện trạng đang ở CSDL Hiện trạng để phục vụ truy vấn khi cần. Trong tài liệu thiết kế cơ sở dữ liệu sẽ làm rõ khoảng thời gian bao lâu thì chuyển dữ liệu từ CSDL lịch sử ra lưu trữ ở dạng file.

Dữ liệu từ CSDL đất đai cấp tỉnh sẽ được trích xuất dữ liệu và gửi lên CSDL Trung ương. Những dữ liệu dạng này là dữ liệu tổng hợp, báo cáo, thống kê nhằm phục vụ công tác quản lý tại cấp Trung ương.

Một phần của tài liệu Điện toán đám mây nền tảng azure và ứng dụng trong quản lý thông tin đất đai tại bắc ninh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)