Hiện trạng dữ liệu đất đai

Một phần của tài liệu Điện toán đám mây nền tảng azure và ứng dụng trong quản lý thông tin đất đai tại bắc ninh (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH BẮC

3.1. Hiện trạng dữ liệu đất đai

3.1.1. Hiện trạng hệ thống hồ sơ địa chính.

Toàn tỉnh đã đo đạc bản đồ địa chính phủ trùm 126/126 xã, phường, thị trấn với 4661 tờ bản đồ địa chính ở các tỷ lệ: đối với khu vực khu dân cư là 1/500 và 1/1000;

khu vực ngoài khu dân cư là 1/2000, hệ thống tài liệu này được nhân bộ lưu 3 cấp theo qui định; đã tổ chức đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tỷ lệ đạt trên 70% đối với đất ở; trên 80% đối với đất nông nghiệp và tỷ lệ khá cao đối với các loại đất khác; đã lập được hệ thống sổ: sổ mục kê theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính phục vụ công tác thống kê, kiểm kê và công tác quản lý đất đai theo từng đơn vị cấp xã; Sổ địa chính theo kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận để phục vụ công tác quản lý, theo dõi và đăng ký biến động đất đai.

Hệ thống bản đồ địa chính được lập từ năm 1994 đến năm 2003 với hai công nghệ cơ bản: công nghệ thủ công, truyền thống đo vẽ bằng phương pháp bàn đạc trực tiếp trên các chất liệu ván gỗ, ván kẽm và trên giấy, tài liệu bản đồ này cơ bản được sử dụng để đăng ký đât đai, cấp giấy chứng nhận và lập hệ thống sổ trong hồ sơ địa chính; công nghệ số đo vẽ bằng phương pháp toàn đạc điện tử tại các đơn vị cấp xã còn lại, tài liệu của các đơn vị này chỉ được sử dụng để đăng ký, cấp giấy chứng nhận đồng bộ với bản đồ khối lượng rất thấp (20 xã, phường, thị trấn). Đến nay toàn bộ hệ thống bản đồ địa chính của tỉnh đã thống nhất theo hệ toạ độ VN-2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 105030 được lưu trữ, quản lý trên phần mềm Microstation và sử dụng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, tuy nhiên tài liệu này hiện nay còn rất nhiều hạn chế chưa đáp ứng tổng thể các nhiệm vụ quản lý do công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai không được thực hiện thường xuyên, công tác sử dụng bản đồ tại ba cấp còn nhiều yếu kém không đáp ứng các nghiệp vụ chuyên môn gây nhiều khó khăn khi đưa ra các quyết định.

Hệ thống dữ liệu đăng ký đất đai theo kết quả cấp giấy chứng nhận đã tương đối cơ bản, song do việc thiết lập hồ sơ theo hình thức tự kê khai của người sử dụng đất là chủ yếu do vậy dữ liệu này chưa gắn kết được với số liệu bản đồ địa chính. Hiện nay dữ liệu đăng ký đất đai đồng bộ với bản đồ địa chính của tỉnh chỉ có 50 xã có dữ liệu tại khu vực khu dân cư, song nguồn dữ liệu này chưa được cập nhật biến động thường xuyên nên tính phù hợp với hiện trạng còn hạn chế, nguồn dữ liệu này còn khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý khi được hoàn thiện chỉnh sửa và nâng cấp.

Hệ thống sổ trong hồ sơ địa chính đã được lập theo kết quả đăng ký đất đai và đo đạc bản đồ địa chính hiện nay đang được lưu tại ba cấp và quản lý sử dụng phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa phương. Tuy nhiên đối với 50 xã có dữ liệu đăng ký đất đai theo bản đồ địa chính mới có hệ thống sổ phù hợp với bản đồ địa chính và giấy chứng nhận được sử dụng hiệu quả thuận tiện và cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý, các đơn vị còn lại có hệ thống sổ không đồng nhất thông tin trong hồ sơ địa chính chưa được quản lý chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý gây nhiều hạn chế, khó khăn cho công tác phát triển chung của địa phương.

3.1.2. Hiện trạng hệ thống thông tin đất đai.

Từ năm 2004 đến năm 2006, tỉnh Bắc Ninh đã sớm đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống thông tin đất đai của tỉnh trên cơ sở hiện trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên giấy đã được thiết lập từ năm 1994 đến năm 2004. Hệ thống này có đặc điểm:

- Xây dựng dữ liệu bản đồ từ các nguồn: bản đồ giấy được số hóa, chuyển tọa độ; bản đồ số nhiều khuôn dạng khác nhau được chuẩn hóa về 1 dạng; bản đồ dạng số chuẩn được chuẩn hóa theo yêu cầu chung của hệ thống. Bản đồ khu vực khu dân cư đo vẽ tỷ lệ 1/500, 1/1000 chi tiết tới từng chủ sử dụng, từng thửa đất; khu vực ngoài khu dân cư đo vẽ tỷ lệ 1/2000 đo bao chung nhiều chủ sử dụng đất.

- Xây dựng dữ liệu thuộc tính: Các đơn vị có dữ liệu thuộc tính đồng bộ với bản đồ địa chính được xây dựng từ thông tin đăng ký đất đai (thông tin về chủ sử dụng đất, thông tin về thửa đất được nhập lại từ sổ địa chính, sổ mục kê sau đăng ký cấp GCN);

Các đơn vị còn lại thông tin thuộc tính không đồng nhất với bản đồ (do việc cấp giấy chứng nhận theo hình thức tự kê khai trước khi đo vẽ lập bản đồ địa chính) thì nhập thông tin thuộc tính theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính. Đối với đất nông nghiệp không xây dựng được dữ liệu chính xác tới từng thửa đất do bản đồ địa chính chỉ được đo vẽ tới các thửa đất lớn chung của nhiều chủ sử dụng và đa phần các đơn vị thực hiện đăng ký đất đai theo hình thức tự kê khai để cấp giấy chứng nhận trước khi đo vẽ, lập bản đồ địa chính nên dữ liệu thuộc tính phần đất nông nghiệp chưa được xây dựng cụ thể.

- Hệ thống thông tin đất đai đã được xây dựng cho toàn bộ các xã, phường, thị trấn, nhưng chỉ có 50/125 xã (hiện nay là 126 xã) có thông tin đồng bộ đáp ứng cơ bản công tác cập nhật và quản lý dữ liệu. Các xã, phường, thị trấn còn lại thông tin thuộc tính được lập trước khi đo đạc thành lập bản đồ địa chính nên dữ liệu không đồng nhất, không có thông tin đăng ký đất đai. Mặt khác đến tại thời điểm xây dựng dữ liệu, có rất nhiều biến động xảy ra nhưng không được cập nhật, chỉnh lý thường xuyên nên dữ liệu đã có phần lạc hậu so với hiện trạng lúc xây dựng.

- Hệ thống thông tin đất đai tiếp tục được cập nhật, chỉnh lý để khai thác sử dụng từ năm 2007 đến năm 2009 (đến khi có Nghị định số 88/2009/NĐ-CP) trên phần mềm CILIS của trung tâm công nghệ thông tin (nay là Cục công nghệ thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường) theo những thông tin được cung cấp từ cấp huyện. Đến năm 2010 dữ liệu này được chuyển sang phần mềm ELIS (của Cục công nghệ thông tin) để đáp ứng với những qui định của Chính phủ và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến nay dữ liệu này vẫn tiếp tục được sử dụng, song thông tin còn rất nhiều hạn chế do không cập nhật chỉnh lý kịp thời các biến động đã và đang xảy ra.

Nhằm thiết lập hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính có độ chính xác cao, đồng bộ, cập nhật kịp thời những biến động thường xuyên, có khả năng cung cấp thông tin nhanh, chính xác và kịp thời cho các đối tượng sử dụng đất, cho công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, công tác đền bù - giải phóng mặt bằng, công tác thanh tra giải quyết tranh chấp đất đai và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và cả nước; thực hiện chủ trương của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2008 UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong giai đoạn 2009-2015 được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1790/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 và được điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 1748/QĐ-UBND ngày 31/12/2012.

Để tổ chức thực hiện Dự án tổng thể hiệu quả, đúng tiến độ; căn cứ yêu cầu công tác quản lý, sử dụng đất đai và tình hình về hồ sơ địa chính đã thiết lập của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh đã xây dựng Dự án chi tiết xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn 12 đơn vị xã, phường, thị trấn tại 7 huyện, thị xã, thành phố để thực hiện trong giai đoạn năm 2009 - 2012 được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định 456/QĐ-UBND ngày 14/4/2009, được điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số 1584/QĐ-

UBND ngày 09/12/2011 và đã chỉ đạo tổ chức thực hiện cơ bản hoàn thành trong năm 2012; đã xây dựng Dự án chi tiết xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn 9 đơn vị xã, phường thuộc thị xã Từ Sơn, được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 06/02/2012 với mục tiêu xây dựng Thị xã thành đơn vị điểm cấp huyện có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai hiện đại, đến nay Dự án đang trong quá trình tích hợp cơ sở dữ liệu tập trung tại cấp tỉnh; Ngày 26/6/2014 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định số 642/2014/QĐ-UBND phê duyệt Dự án chi tiết xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại huyện Lương Tài, hiện nay Dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện, dự kiến trong năm 2016 sẽ hoàn thành và đưa cơ sở dữ liệu vào vận hành.

3.1.3. Hệ thống ELIS cho tỉnh Bắc Ninh

a. Thành phần tham gia HTTT Đất đai, xây dựng:

1. Sở Tài Nguyên và Môi Trường;

2. Văn phòng đăng ký đất đai;

3. Sở Xây dựng;

4. UBND Quận, Huyện, Phường xã, Thị trấn (phòng TNMT, phòng Quản lý đô thị, cán bộ địa chính phường);

5. Bộ phận một cửa liên thông tại các cấp quản lý.

b. Các hệ thống thông tin thành phần:

Hệ thống thông tin (HTTT) đất đai là hệ thống tổng thể của 5 hệ thống thông tin cấp cơ sở gồm:

1 - Hệ thống phục vụ thường trực Ủy ban thành phố chỉ đạo điều hành.

2 - HTTT quản lý xây dựng, quy hoạch đô thị tại Sở Xây dựng, Sở Quy Hoạch và Kiến trúc.

3 - HTTT đất đai xây dựng Quận huyện: là hệ thống tổng thể bao gồm nghiệp vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc:

4 - Văn phòng UBND.

5 - Phòng Tài nguyên môi trường.

6 - Văn phòng đăng ký đất đai.

7 - UBND Quận, Huyện, Phường xã, Thị trấn (phòng TNMT, phòng Quản lý đô thị, cán bộ địa chính phường).

Một phần của tài liệu Điện toán đám mây nền tảng azure và ứng dụng trong quản lý thông tin đất đai tại bắc ninh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)