Đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ địa vật lý trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH độ CÔNG NGHỆ địa vật lý TRONG các LĨNH vực HOẠT ĐỘNG THUỘC bộ tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG (Trang 25 - 53)

Chương II THU THẬP VÀ TỔNG HỢP SỐ LIỆU

III.1. Đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ địa vật lý trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản

Công tác địa vật lý trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản được thực hiện chủ yếu tại các đơn vị địa chất thuộc Tổng cục Địa chất trước đây và nay là Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, nhằm phục vụ các nhiệm vụ địa chất sau:

- Đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản các tỷ lệ từ 1:500.000 ÷ 1:50.000 và 1:25.000

- Đo vẽ lập bản đồ địa chất thuỷ văn - địa chất công trình ( ĐCTV- ĐCCT) các tỷ lệ từ 1:500.000 ÷ 1:50.000 và 1:25.000

- Đánh giá khoáng sản rắn ở các tỷ lệ.

- Điều tra dánh giá nước dưới đất ở các tỷ lệ.

- Các nghiên cứu cơ bản về địa chất, khoáng sản và chuyên đề.

- Nghiên cứu tai biến địa chất và địa chất môi trường.

- Các hoạt động dịch vụ về địa chất và khoáng sản.

Ở mỗi thời kỳ khác nhau, trên cơ sở trình độ nhân lực, khả năng của máy và thiết bị địa vật lý được trang bị, công tác địa vật lý đều giải quyết tốt các nhiệm vụ địa chất đặt ra và đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thành các nhiệm vụ địa chất của từng đơn vị.

Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau công tác địa vật lý cũng còn nhiều hạn chế, đã và đang làm giảm hiệu quả vốn có của nó.

Để làm rõ những ưu nhược điểm của công tác này, ta cần xác định rõ hiện trạng trình độ công nghệ địa vật lý theo các tiêu chí đã nêu ra ở phần trên, để từ đó có căn cứ đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm đưa trình độ công nghệ địa vật lý trong công tác điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản nhanh chóng hội nhập với khu vực và quốc tế.

Sau khi phân tích, tổng hợp các phiếu điều tra thu nhận được từ các đơn vị địa chất trong Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, có thể nêu lên hiện trạng trình độ công nghệ theo các tiêu chí đã thống nhất ở trên như sau : III.1.1. Các phương pháp địa vật lý đã và đang áp dụng trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản

Trong lĩnh vực điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản (kể cả nước nóng, nước khoáng và nước ngầm) đã và đang được áp dụng các phương pháp phổ biến sau:

a) Các phương pháp địa vật lý hàng không, bao gồm:

+ Phương pháp từ hàng không:

Phương pháp này đã được sử dụng từ năm 1961 nhằm thành lập bản đồ dị thường từ hàng không ∆Ta miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:200.000; sau năm 1975 phương pháp đã được sử dụng để kiểm tra bản đồ từ hàng không miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 do hải quân Mỹ thực hiện năm 1967, và đo vẽ lập bản đồ tổng cường độ từ trường T và dị thường từ ∆Ta miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:200.000. Trong các năm 1990-1997 các tài liệu nói trên được tổng hợp và thành lập bản đồ cường độ từ trường T và dị thường từ

∆Ta lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:200.000, thu lại ở tỷ lệ 1:500.000. Các sản phẩm tổng hợp đã được số hoá và xuất bản dưới dạng bản đồ và bản đồ số trên đĩa CD ở tỷ lệ 1:1.000.000.

Ngoài ra, phương pháp cũng được dùng để đo vẽ bản đồ từ hàng không vùng Hoà Bình ở tỷ lệ 1:50.000.

+ Phương pháp phóng xạ hàng không:

Đã được sử dụng để tìm kiếm khoáng sản phóng xạ, đất hiếm và khoáng sản đi cùng với các nguyên tố phóng xạ ở vùng dọc sông Hồng và ven biển miền Bắc Việt Nam ở tỷ lệ 1:200.000 trong những năm 60 của thế kỷ XX.

+ Phương pháp từ - phổ gamma hàng không:

Phương pháp đã được sử dụng liên tục trong nhiều năm nhằm phục vụ cho công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000 trên nhiều vùng thuộc miền Bắc và miền NamViệt Nam. Tỷ lệ bay đo là 1:50.000 và 1:25.000. Diện tích bay ≈ 80.000km2, chiếm 25% lãnh thổ Quốc gia.

+ Phương pháp điện từ tần số thấp VLF.

Phương pháp này đã được thử nghiệm trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam với bộ máy đo hàng không do Canada chế tạo. Song do số đài phát quá ít và độ nhạy của máy không cao, độ cao và tốc độ bay lớn hơn kết quả thu được không khả quan, nên không được tiếp tục áp dụng trong sản xuất.

b) Các phương pháp địa vật lý trên mặt đất.

+ Phương pháp thăm dò trọng lực.

Phương pháp được sử dụng phục vụ công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất các tỷ lệ 1:500.000 ÷1.50.000. Tỷ lệ đo vẽ trọng lực là 1:500.000 ÷ 1:100.000 và 1:50.000. Đến nay trên toàn lãnh thổ đã được đo vẽ ở tỷ lệ 1:500.000.

Nhiều vùng bay đo từ phổ gama tỷ lệ 1:50.000 và 1:25.000 đã được đo vẽ trọng lực tỷ 1:100.000 và 1:50.000. Ngoài ra, phương pháp trọng lực còn được dùng trong công tác nghiên cứu cơ bản địa chất khoáng sản và đo trọng lực chính xác cao phục vụ đánh giá khoáng sản rắn có mật độ cao và cho các nhiệm vụ điều tra địa chất công trình ở trong và ngoài nước ( Lào).

+ Phương pháp thăm dò điện.

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến và rộng rãi cả trong đo vẽ lập bản đồ địa chất các tỷ lệ, trong đánh giá khoáng sản rắn và nước ngầm, trong đo vẽ lập bản đồ ĐCTV- ĐCCT các tỷ lệ, trong nghiên cứu cơ bản địa chất và trong các dịch vụ địa chất và khoáng sản.

Các phương pháp thăm dò điện chủ yếu đã và đang áp dụng trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản là:

- Các phương pháp mặt cắt điện trở (mặt cắt đối xứng, liên hợp, gradient trung gian, lưỡng cực trục.v.v...) dòng 1 chiều.

- Các phương pháp đo sâu điện trở dòng 1 chiều (đo sâu thẳng đứng, đo sâu lưỡng cực trục liên tục đều, đo sâu vòng .v.v.... )

- Các phương pháp mặt cắt và đo sâu phân cực kích thích (bao gồm các biến thể đo mặt cắt và đo sâu như trường hợp dòng 1 chiều)

- Các phương pháp đo mặt cắt và đo sâu phân cực kích thích dòng xoay chiều.

- Phương pháp trường chuyển (đo sâu và đo mặt cắt) - Phương pháp điện trường tự nhiên

- Phương pháp nạp điện - Phương pháp ảnh điện

+ Phương pháp thăm dò từ mặt đất: đo từ mặt đất đã được sử dụng trong rà phá bom mìn trong chiến tranh chống Mỹ, trong tìm kiếm nước ngầm (phát hiện các đới phá huỷ đứt gãy) trong điều tra đánh giá khoáng sản rắn và trong đo vẽ lập bản đồ địa chất các tỷ lệ. Tỷ lệ đo vẽ từ 1:25.000 cho đến 1:2.000.

+ Các phương pháp phóng xạ mặt đất: đã được sử dụng có hiệu quả trong điều tra đánh giá khoáng sản phóng xạ và các khoáng sản có cộng sinh với các nguyên tố phóng xạ, trong đo vẽ lập bản đồ địa chất các tỷ lệ, khảo sát môi trường và tai biến địa chất. Tỷ lệ đo vẽ từ 1:200.000-1:10.000, chi tiết đến

1:5.000 và 1:2.000. Các phương pháp đo được sử dụng là: đo gamma mặt đất, đo gamma lỗ choòng, đo phổ gamma, đo tổng hoạt độ an pha, đo nồng độ radon và thoron.

+ Phương pháp địa chấn: được sử dụng trong giải quyết các nhiệm vụ địa chất công trình, tai biến địa chất và trong nghiên cứu cơ bản địa chất, phương pháp đo chủ yếu là địa chấn khúc xạ.

+ Các phương pháp địa vật lý khác: các phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong giải quyết các nhiệm vụ về ĐCTV- ĐCCT, môi trường và tai biến địa chất như: đo hơi thuỷ ngân, đo địa nhiệt, Downhole, Crosshole, nhiệt trở suất.v.v.... tỷ lệ đo vẽ từ 1:500.000-1:10.000 và lớn hơn.

c) Các phương pháp địa vật lý dưới mặt đất:

Được áp dụng để nghiên cứu các mặt cắt địa chất xung quanh các lỗ khoan và phát hiện các đối tượng khoáng sản có trong không gian xung quanh lỗ khoan và giữa các lỗ khoan. Phương pháp sử dụng chủ yếu là đo địa vật lý lỗ khoan với nhiều phương pháp và hệ cực khác nhau và đo chiếu sóng vô tuyến lỗ khoan.

d) Các phương pháp địa vật lý biển:

Phương pháp được sử dụng phục vụ công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản vùng biển nông ven bờ (0-30 mét nước) Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, 1:100.000 và 1:50.000.

Tổ hợp phương pháp đã áp dụng là đo địa chấn nông phân giải cao (Sparker và Boommer), đo từ biển và đo phổ gamma ven biển. Đo địa chấn trên sông, hồ ở đồng bằng sông Cửu Long, hồ Thác Bà, và nhiều nơi khác bằng tổ hợp máy trên với nguồn phát sóng Boommer. Ngoài ra còn thử nghiệm áp dụng đo trọng lực đáy ở vùng biển cửa Lục-Quảng Ninh.

Như vậy, có thể nói rằng các phương pháp địa vật lý đã và đang được áp dụng trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản là đa dạng, bao gồm cả các phương pháp địa vật lý trên không, trên mặt đất, dưới mặt đất và trên biển. Đặc điểm này cho phép đặt công tác địa vật lý trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản của nước ta đứng đầu trong khu vực và ngang tầm với một số nước phát triển trên thế giới về hệ phương pháp.

III.1.2. Máy và trang thiết bị địa vật lý.

Từng phương pháp địa vật lý đã và đang áp dụng trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản đã nêu trên đều có một hoặc nhiều loại máy và

trang thiết bị đi kèm, đảm bảo cho công tác đo đạc thu thập số liệu ở thực địa theo yêu cầu của các quy phạm và quy trình kỹ thuật tương ứng.

Hiệu quả của công tác địa vật lý có được trước hết phải nhờ vào các máy và trang thiết bị có độ chính xác cao, có thao tác đo đơn giản, có khả năng đo đồng thời nhiều thông số, có bộ vi xử lý tính toán tự động kết quả của trường địa vật lý, hiển thị và lưu giữ kết quả dưới dạng số và có cổng nối ghép với máy tính chuyên dụng để có thể xử lý, phân tích kết quả theo các phần mền chuyên dụng và tiên tiến.

Trong lịch sử 50 năm áp dụng các phương pháp địa vật lý ở Việt Nam, chúng ta có nhập được một số lượng lớn máy địa vật lý từ Liên bang Xô viết và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Cho đến ngày nay, phần lớn máy và trang thiết bị đó đã quá cũ và lạc hậu đã được thanh lý, nên chỉ còn một số ít loại còn được lưu hành và sử dụng trong sản xuất. Phần lớn các máy địa vật lý chủ lực hiện sử dụng đều được nhập từ Trung Quốc, Nga, Canada, Pháp, Mỹ, Thuỵ Điển.v.v...trong những năm gần đây và một số được lắp ráp trong nước phỏng theo thiết kế của nước ngoài. Tuy nhiên số lượng các máy cũ còn đang sử dụng vẫn chiếm số lượng đáng kể trong tổng số máy hiện có.

Theo kết quả các phiếu điểu tra thì bức tranh về tình hình máy và thiết bị địa vật lý trong Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam và một số đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường làm nhiệm vụ nghiên cứu điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản hiện được sử dụng như sau:

a) Số lượng máy.

Chúng ta hiện có 188 máy đo địa vật lý các loại, trong đó có 66 máy đo điện, 30 máy đo từ, 59 máy đo phóng xạ, 11 máy đo trọng lực, 5 trạm địa vật lý lỗ khoan và 16 máy đo địa vật lý khác (đo hơi thuỷ ngân, cộng hưởng từ proton, đo địa chấn phản xạ và khúc xạ, đo địa nhiệt, đo địa vật lý máy bay, phân tích biên độ nhiều kênh.v.v....) trong đó nhiều nhất ở Liên đoàn Vật lý Địa chất, rồi đến Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm, các Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT. Số còn lại nằm rải rác ở các Liên đoàn khu vực và Liên đoàn chuyên đề .

b) Chất lượng máy và trang thiết bị.

Chất lượng máy được đánh giá chủ yếu qua hiện trạng sử dụng, qua tính năng kỹ thuật và thế hệ máy.

+ Hiện trạng sử dụng: trong số 188 máy chỉ có 47 máy còn tốt, chiếm 25%, 85 máy ở mức trung bình còn dùng được, chiếm 45,4%; số còn lại là

hỏng không dùng được. Như vậy số máy còn dùng được cho sản xuất, nghiên cứu là 132 máy, chiếm tỷ lệ 70%

+ Tính năng kỹ thuật: các máy đo tự động có 25 máy, chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số máy (13,3 %), còn lại là bán tự động hoặc đọc số thủ công.

Số máy có phần mềm kèm theo là 36 máy, chiếm tỷ lệ 19,2%, còn lại là không có phần mềm kèm theo.

Nói chung phần lớn các máy đều có độ chính xác (độ nhạy), nhiệt độ làm việc, độ ẩm cho phép không hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản ở Việt Nam, song vẫn có thể sử dụng được trong sản xuất và nghiên cứu trong điều kiện thích hợp.

- Thế hệ máy: trong số 188 máy, có 110 máy thuộc thế hệ ghi số. Đó là các máy được chế tạo cách đây không quá 25 năm, có bộ vi xử lý và hiển thị số đọc trên màn hiện số, có độ chính xác cao hơn máy đo tương tự và thuận lợi cho việc xử lý, phân tích theo các chương trình có sẵn trên máy vi tính.

- Thời gian sử dụng: nói chung các máy đều đã được sử dụng một quãng thời gian tương đối dài trong sản xuất và nghiên cứu. Số lượng các máy mới (có thời gian sử dụng nhỏ hơn 5 năm) là rất ít chỉ có 29 máy, chiếm tỷ lệ 15,5 %, còn lại đều đã qua sử dụng hơn 5 năm đến 30 năm. Xét về thời gian sử dụng thì chúng ta có quá ít các máy mới.

- Về địa chỉ chế tạo máy: hiện chỉ có 28 máy được chế tạo tại các hãng sản xuất máy địa vật lý danh tiếng như Canada, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thụy Điển; số còn lại được sản xuất tại Nga, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Hunggari và Việt Nam.

- Mức độ đồng bộ: trong số 188 máy thì có 150 máy địa vật lý được nhập đồng bộ, còn lại là không đồng bộ, như vậy số lượng máy đồng bộ chiếm chủ yếu, tới 80,2 %.

Từ những đặc điểm cụ thể nêu trên, có thể thấy rằng máy và trang thiết bị địa vật lý dùng trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản có hiện trạng như sau: số lượng tương đối lớn, song chất lượng còn hạn chế, bởi các máy hiện đại, tiên tiến còn có tỷ lệ thấp, không đủ đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ đặt ra bằng thiết bị hiện đại và tiên tiến

III.1.3. Nhân lực địa vật lý.

Nhân lực làm công tác địa vật lý có sự biến động cùng với ngành địa chất theo thời gian của quá trình phát triển. Năm 1955, chúng ta chỉ có số ít

gia Liên Xô và các nước XHCN anh em (cũ). Đến năm 1959 mới có 1 kỹ sư địa vật lý đầu tiên học từ Trung Quốc về nước. Sau đó cán bộ kỹ thuật địa vật lý được bổ sung liên tục từ nhiều nguồn trong và ngoài nước nên số lượng đã có thời kỳ đạt tới 700 - 800 người làm việc ở các cơ sở địa vật lý trong Tổng cục Địa chất.

Từ năm 1990, theo chủ trương đổi mới công tác địa chất của Đảng và Nhà nước số nhân lực địa vật lý cũng được chia tách và giảm dần theo thời gian. Hiện nay trong Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản hiện là 266 người. Số cán bộ này không nhiều, song đã có đủ năng lực tiến hành nhiều dạng công tác địa vật lý trong nghiên cứu và sản xuất địa chất.

a) Số lượng.

Theo thống kê mới nhận được thì tổng số nhân lực địa vật lý (từ trung cấp kỹ thuật trở nên) có 266 người làm việc ở Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản thuộc Bộ TN và MT.

Trong số này có 246 là nam và 20 nữ b) Độ tuổi

Trong số 266 cán bộ kỹ thuật địa vật lý, có 20 người dưới 30 tuổi, độ tuổi từ 30÷40 tuổi có 34 người, độ tuổi từ 40÷50 có 114 người và độ tuổi trên 50 là 98 người. Như vậy số cán bộ kỹ thuật có độ tuổi từ 40 trở nên là 213 người chiếm 79,7%, số cán bộ trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 7,49%.

Đặc điểm này cho thấy đội ngũ cán bộ kỹ thuật địa vật lý có độ tuổi khá cao, số cán bộ trẻ quá ít không đủ để bù đắp cho số cán bộ đủ tuổi nghỉ chế độ hàng năm và tuổi trung bình hàng năm sẽ tiếp tục tăng lên. Do độ tuổi trung bình thuộc loại cao nên hạn chế khả năng làm việc tại thực địa, ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của công tác này trong tương lai, nên cần có chương trình, kế hoạch cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung và giữ vững nguồn nhân lực mới có thể đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công tác điều tra địa chất và khoáng sản của những năm tới.

c) Trình độ.

Nói chung các cán bộ kỹ thuật địa vật lý có trình độ đào tạo tốt với 10 tiến sĩ, 8 thạc sĩ, 175 kỹ sư và 74 trung cấp kỹ thuật

d) Hệ thống đào tạo.

Số nhân lực địa vật lý được đào tạo theo hệ thống chính quy là 241 người và tại chức là 25 người, như vậy phần lớn số cán bộ này được đào tạo

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH độ CÔNG NGHỆ địa vật lý TRONG các LĨNH vực HOẠT ĐỘNG THUỘC bộ tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG (Trang 25 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)