Hiện trạng công nghệ địa vật lý trong Bộ Tài nguyên và Môi

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH độ CÔNG NGHỆ địa vật lý TRONG các LĨNH vực HOẠT ĐỘNG THUỘC bộ tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG (Trang 71 - 74)

Chương II THU THẬP VÀ TỔNG HỢP SỐ LIỆU

III.6. Hiện trạng công nghệ địa vật lý trong Bộ Tài nguyên và Môi

Từ các kết quả nghiên cứu chi tiết nói trên, có thể tổng hợp hiện trạng công nghệ địa vật lý theo các tiêu chí đánh giá như sau.

III.6.1. Máy móc, trang thiết bị kỹ thuật.

a) Những ưu điểm

- Thiết bị địa vật lý phong phú, đa dạng, đáp ứng các nhiệm vụ điều tra địa chất và nghiên cứu môi trường hiện tại;

- Đã trang bị được một số máy đạt trình độ tiên tiến.

b) Những hạn chế.

- Số lượng máy cũ, hư hỏng nhiều. Những máy địa vật lý chủ lực hiện nay như máy điện, từ, trọng lực, phóng xạ lạc hậu một thế hệ về độ nhạy và địa chỉ sản xuất;

- Thiếu các máy có độ nhạy cao để phục vụ các nghiên cứu chi tiết gần mặt đất, hoặc phát hiện các dị thường yếu như: máy từ lượng tử, trọng lực có độ chính xác cao, georada, VLF, vi địa chấn, phổ gamma đa kênh, hệ đo điện đa cực;

- Thiếu các loại máy cho độ sâu nghiên cứu cao (>500m): các máy đo trường điện từ, từ tellua âm tần, địa chấn phản xạ sâu, trạm địa vật lý lỗ khoan có chiều sâu nghiên cứu lớn;

- Các máy đo phóng xạ liên tục phục vụ nghiên cứu biển và quan trắc môi trường;

- Các thiết bị chuyên dụng: tàu địa vật lý biển, máy bay chuyên dụng.

III.6.2. Về nhân lực.

a) Những ưu điểm.

- Số lượng đông đảo, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm;

- Số lượng có trình độ từ thạc sĩ trở lên có tỷ lệ cao.

b) Những hạn chế.

- Tuổi trung bình cao;

- Trình độ ngoại ngữ, tin học hạn chế. Ít được đào tạo và đào tạo lại, nên không cập nhật được kiến thức, đặc biệt là kiến thức địa chất;

- Thiếu cán bộ đầu ngành cho các lĩnh vực địa vật lý khác nhau. Đặc biệt là các lập trình có khả năng xây dựng các phần mềm phân tích xử lý tài liệu địa vật lý hoàn chỉnh.

III.6.3.Thông tin của tài liệu địa vật lý.

a) Những ưu điểm.

- Các tài liệu địa vật lý được xử lý, ghi nhận theo trình tự được thống nhất, ghi nhận và biểu diễn được đầy đủ số liệu và kết quả;

- Đã khai thác, sử dụng hiệu quả công nghệ tin học trong xử lý, lưu giữ tài liệu địa vật lý;

- Các tài liệu địa vật lý khu vực đã được số hoá cho phép khai thác sử dụng dễ dàng.

b) Những tồn tại, hạn chế.

- Tài liệu địa vật lý được lưu giữ tản mạn. Tài liệu nguyên thuỷ và tài

giữ tại Lưu trữ Nhà nước. Chưa số hóa lập cơ sở dữ liệu thống nhất các tài liệu địa vật lý mỏ.

- Chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa vật lý cấp Bộ thống nhất;

- Chưa “thương mại hoá” các tài liệu địa vật lý .

- Giao lưu, trao đổi thông tin địa vật lý, đặc biệt là với nước ngoài còn hạn chế.

- Đầu tư phần mềm và phần cứng còn hạn chế.

III.6.4. Tổ chức địa vật lý.

a) Những ưu điểm.

- Tổ chức công tác địa vật lý chặt chẽ, gắn liền với tổ chức công tác điều tra địa chất và các công tác khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Những hạn chế.

- Tổ chức phân tán, khó phát huy năng lực con người và thiết bị;

- Tỷ lệ cán bộ quản lý chung cao, nhưng quản lý kỹ thuật các cấp từ Liên đoàn đến Bộ thấp;

- Công tác khảo sát điều tra ban đầu lập đề án rất ít được thực hiện nhất là khi là một phần trong đề án chung. Công tác địa vật lý chưa đảm bảo yêu cầu luôn đi trước một bước.

Khối lượng và hệ phương pháp thường khống chế theo đề án, những điều chỉnh thực tế rất chậm và khó khăn. Đơn giá địa vật lý thấp, không thay đổi kịp với sự biến động của lương, giá thị trường, nên thu nhập thấp;

- Đầu tư cho công tác địa vật lý thấp. Riêng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam theo số liệu thống kê năm 2004 tỷ lệ này <10% tổng đầu tư hàng năm.

III.6.5. Khả năng thực hiện các nhiệm vụ địa chất phức tạp và hiệu quả công tác địa vật lý.

a) Những ưu điểm.

- Đã triển khai hệ các phương pháp địa vật lý phong phú, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ điều tra địa chất và nghiên cứu môi trường khác nhau;

- Đã xây dựng tổ hợp các phương pháp địa vật lý trong tìm kiếm, đánh giá các loại khoáng sản khác nhau (kể cả các nhóm khoáng sản khó phát hiện đánh giá như nguyên liệu khoáng chất công nghiệp, thiếc, wolfram.v.v…) điều tra đánh giá nước dưới đất trong các đối tượng khác nhau, nghiên cứu các dạng tai biến địa chất và môi trường địa chất một cách có hiệu quả;

- Tài liệu địa vật lý khu vực đã được xử lý đạt đến mức cho phép thành lập các bản đồ cấu trúc địa chất, phân vùng triển vọng khoáng sản trên đất liền và lập bản đồ đặc điểm cấu trúc tầng Q và phân vúng dự báo triển vọng khoáng sản sa khoáng trên biển;

- Đã thành lập bộ các bản đồ trường địa vật lý từ, trọng lực, phông phóng xạ, phân vùng điện trở đất tỷ lệ 1:500.000 và lớn hơn;

- Công tác địa vật lý đã có đóng góp đáng kể trong phát hiện các mỏ, đặc biệt là mỏ ẩn như sắt Thạch Khê, các mỏ sắt ở Cao Bằng, đất hiếm phóng xạ Nậm Xe, urani Nông Sơn, magnesit Kong Quengv.v…

Trong tìm kiếm đánh giá nước dưới đất, tài liệu địa vật lý là cơ sở để bố trí các lố khoan. Những năm gần đây, tỷ lệ lỗ khoan gặp nước ngay trên các vùng khó khăn đạt tới 70%.

b) Những hạn chế và tồn tại.

- Nhiều phương pháp địa vật lý chưa được triển khai sử dụng: các phương pháp điện từ, trọng lực, metan, CO2, lase trên máy bay, các phương pháp có chiều sâu nghiên cứu lớn như tellua âm tần, địa chấn sâu, địa vật lý lỗ khoan sâu…

- Nhiều lĩnh vực nghiên cứu chưa triển khai địa vật lý như nghiên cứu cấu trúc địa chất sâu, nghiên cứu sự thấm rỉ bãi thải, nghiên cứu khảo cổ, theo dõi liên tục các thành phần môi trường…

III.6.6. Đánh giá chung.

Hiện trạng công nghệ địa vật lý trong Bộ Tài nguyên và Môi trường xét theo góc độ tự đầu tư và tổ chức thực hiện ở trình độ cao hơn các nước trong ASEAN như Thái Lan, Malaysia, tiệm cận với Ấn Độ Pakistan, IRan, Trung Quốc và còn có khoảng cách xa so với các nước tiên tiến như Nhật, Australia, Canada…Đặc biệt là còn lạc hậu hơn nhiều về trang thiết bị, về trình độ ứng dụng tin học, khai thác sử dụng tài liệu.

Tổ chức công tác địa vật lý phân tán, thích nghi kém với sự biến đổi điều kiện xã hội.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH độ CÔNG NGHỆ địa vật lý TRONG các LĨNH vực HOẠT ĐỘNG THUỘC bộ tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)