Chương II THU THẬP VÀ TỔNG HỢP SỐ LIỆU
III.5. Đánh giá định lượng hiện trạng trình độ công nghệ địa vật lý trong
Việc đánh giá định lượng trình độ công nghệ địa vật lý nói chung và trong Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng là một việc làm khó khăn.
Song trên cơ sở số liệu thống kê có được và các qui định về mức độ trình độ khoa học công nghệ trong Luật Khoa học Công nghệ do nhà nước ban hành năm 2000, có thể đánh giá trình độ công nghệ địa vật lý theo các mức cao, trung bình và thấp.
Trong số 5 tiêu chí để đánh giá trình độ công nghệ địa vật lý đã nêu ở phần trên thì tiêu chí về tổ chức công tác địa vật lý là không thể đánh giá định lượng vì tiêu chí này là khác nhau ở mỗi nước cũng như mỗi Bộ, ngành trong nước phụ thuộc vào tổ chức cụ thể và cơ chế quản lý của mỗi nước và mỗi Bộ, ngành khác nhau. Các tiêu chí còn lại được đánh giá theo các mức : Cao có trọng số 3, trung bình có trọng số 2, thấp có trọng số 1 và không có gì có trọng số 0.
Các lĩnh vực có tiến hành công tác địa vật lý trong Bộ Tài nguyên và Môi trường là : Địa chất khoáng sản; địa kỹ thuật; Địa chính và Khí tượng thuỷ văn; Môi trường và tai biến địa chất. Trong các lĩnh vực này thì công tác địa vật lý đã và đang được sử dụng chủ yếu ở Cục Địa chất và Khoáng
điều tra địa chất, địa kỹ thuật, môi trường và tai biến địa chất là có số liệu để đánh giá định lượng các tiêu chí đã định nêu trên. Các lĩnh vực địa chính chỉ tiến hành phương pháp trọng lực với 01 cán bộ địa vật lý và một số máy đo trọng lực. Lĩnh vực khí tượng thuỷ văn chỉ sử dụng tài liệu đo địa chấn nông phân giải cao trên biển do Liên đoàn Địa chất Biển - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tiến hành. Vì vậy không thể đánh giá định lượng trình độ công nghệ địa vật lý theo các lĩnh vực trên.
Sau khi áp dụng các trọng số của từng nội dung của các tiêu chí đã nêu ra ở trên, ta có bảng tổng hợp kết quả đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ địa vật lý trong Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau :
TT Nội dung tiêu chí Số
lượng
Trọng số
Trọng số TB phụ tiêu chí
Trọng số TB của tiêu chí
Trọng số TB chung
1 2 3 4 5 6 7
1 Máy và trang thiết bị 1.54
+ Chất lượng máy 1.42
- Ghi số, tự động, có phần mềm 8 3
- Ghi số 63 2
- Ghi tương tự, đọc số 117 1
+ Năm chế tạo 1.76
- Trước năm 1990 79 1
- Từ 1990 đến 2000 76 2
- Sau năm 2000 33 3
+ Hãng chế tạo 1.91
- Hãng có công nghệ tiên tiến 33 3
- Nga và Trung Quốc 125 2
- Việt Nam 30 1
+ Thời gian sử dụng máy 1.67
- <5 năm 40 3
- Từ 5 đến 10 năm 46 2
- >10 năm 102 1
+ Mức đồng bộ 1.68
- Đồng bộ 127
- Không đồng bộ 61
+ Quy trình công nghệ 1.75
- Có quy trình công nghệ 30 2
- Chưa có 10 1
+ Sai số 2.0
- Đạt 188 2
+ Số lượng
- Đủ để giải quyết nhiệm vụ 3
+ Tỷ lệ máy hiện đại <50% 1 1.0
2 Nhân lực 2.1
+ Số lượng
- Đủ để giải quyết các nhiệm vụ 267 3 3
+ Độ tuổi
- Độ tuổi <50 tuổi chiếm <70% 1 1
+ Trình độ chuyên môn 3
- Trình độ ĐH và trên ĐH>70% 192 3
+ Ngoại ngữ 1.25
- Trình độ C và D 56 3
- Trình độ B 45 2
- Trình độ A 75 1
- Không ngoại ngữ 90 0
+ Tin học 1.25
- Lập trình 13 3
- Xử lý 115 2
- Văn phòng 60 1
- Không biết tin học 78 0
3 Năng lực thông tin 2.0
+ Lưu giữ số liệu
- Số hoá các tài liệu chủ yếu 2 2
+ Hình thức lưu giữ
- Một phần dạng số + giấy 2 2
+ Tổ chức lưu giữ
- Tập trung một phần 2 2
4 Khả năng độc lập giải quyết các nhiệm vụ phức tạp
3.0
+Tổ hợp các phương pháp áp dụng 3
- Có khả năng thực hiện các phương pháp trên mặt đất, dưới mặt đất, trên không, trên biển
3
+ Hiệu quả công tác địa vật lý 3
- Tỷ lệ dị thường ĐVL gặp đối tượng địa chất ≥70%
3
Trọng số trung bình cho cả 4 tiêu chí là 2.16.
Căn cứ vào trọng số của các mức trình độ công nghệ đã nêu trên thì hiện trạng trình độ công nghệ địa vật lý trong Bộ Tài nguyên và Môi trường nằm trong mức giới hạn từ 1.50 đến <2.50, đạt mức trung bình.