Đánh giá trình độ công nghệ địa vật lý trong biểu diễn và lưu giữ tài liệu địa vật lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH độ CÔNG NGHỆ địa vật lý TRONG các LĨNH vực HOẠT ĐỘNG THUỘC bộ tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG (Trang 64 - 68)

Chương II THU THẬP VÀ TỔNG HỢP SỐ LIỆU

III.4. Đánh giá trình độ công nghệ địa vật lý trong biểu diễn và lưu giữ tài liệu địa vật lý

Trình độ công nghệ biểu diễn, lưu giữ tài liệu địa vật lý phụ thuộc vào 3 yếu tố: trình độ tin học của đội ngũ cán bộ địa vật lý, trình độ của thiết bị biểu diễn, lưu giữ tài liệu địa vật lý và trình độ các phần mềm sử dụng để

biểu diễn, lưu giữ tài liệu địa vật lý. Do vậy để đánh giá hiện trạng công nghệ biểu diễn, lưu giữ tài liệu địa vật lý của các đơn vị có triển khai công tác địa vật lý chúng tôi dựa vào 3 tiêu chí nói trên.

Các số liệu thống kê được xử lý, tổng hợp từ 19 phiếu điều tra thu thập từ 19 đơn vị có sử dụng, triển khai công tác địa vật lý đã được trình bày trong chương II của báo cáo..

Qua xử lý, phân tích có thể thấy rằng công tác địa vật lý, bao gồm đội ngũ cán bộ địa vật lý, các thiết bị địa vật lý và các chương trình phần mềm địa vật lý nói chung chủ yếu tập trung ở một số đơn vị lớn thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường như Liên đoàn Vật lý Địa chất, Viện nghiên cứu Địa chất khoáng sản, Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam, Liên đoàn Địa chất Biển

III.4.1. Trình độ công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ địa vật lý.

Trình độ thông tin của đội ngũ cán bộ làm công tác địa vật lý có ảnh hưởng quyết định tới trình độ công nghệ lưu giữ, biểu diễn tài liệu địa vật lý.

Có thể thấy rằng những đơn vị có trình độ tin học hoá cao trong nghiên cứu, phân tích tài liệu địa vật lý thì đồng thời cũng có trình độ công nghệ cao trong lưu giữ và biểu diễn tài liệu địa vật lý

Các số liệu thống kê cụ thể về hiện trạng trình độ công nghệ thông tin của đội ngũ những người làm địa vật lý ở các đơn vị địa chất trong Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy:

- Tổng số lao động sử dụng công nghệ thông tin trong công việc là 313 người (không phân biệt chuyên môn)

- Số cán bộ địa vật lý sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công việc là 90 người, chiếm tỷ lệ 29% số lao động công nghệ thông tin.

- Số cán bộ địa vật lý có khả năng lập trình ứng dụng là 25 người chiếm 5% số lao động công nghệ thông tin.

Tỷ lệ lao động công nghệ thông tin sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và lập trình ứng dụng trong công việc phân bố không đều ở các đơn vị trong các đơn vị và lao động từ 5% - 83%. Thuộc nhóm có tỷ lệ cao là các đơn vị như: Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Liên đoàn Vật lý Địa chất, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm, Liên đoàn Địa chất Biển. Ở các Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Bắc, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Trung, Liên đoàn Địa chất Bắc Trung bộ, tỷ lệ này vào khoảng ≤10%

Từ những kết quả phân tích số liệu thống kê đó có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong biểu diễn, lưu giữ tài liệu địa vật lý tại các đơn vị hiện nay rất không đồng đều. Các đơn vị đóng tại các thành phố lớn có điều kiện tiếp cận, phát triển (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) nên trình độ biểu diễn, lưu giữ tài liệu địa vật lý cao hơn.

- Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong biểu diễn lưu giữ tài liệu địa vật lý ở các đơn vị nghiên cứu hoặc các đơn vị nghiên cứu chuyên đề thường cao hơn tại các đơn vị sản xuất, thi công. Điều này đã tạo ra một hiện tượng là các đơn vị thi công, sản xuất tạo ra một khối lượng lớn tài liệu địa vật lý, từ tài liệu nguyên thuỷ đến tài liệu trung gian và tài liệu kết quả, phân tích, luận giải, nhưng phần lớn các tài liệu này còn được biểu diễn, lưu giữ ở trình độ thấp, chưa thuận tiện cho việc trao đổi, quan hệ hoặc truy cập, tham khảo.

- Một khối lượng không nhỏ tài liệu địa vật lý ở nhiều đơn vị hiện nay vẫn được lưu giữ bằng các phương pháp cũ, lạc hậu (dưới dạng sổ sách, nhật ký, sổ đo, các bản vẽ trên giấy…) có nguy cơ bị hư hỏng do điều kiện bảo quản kém (nhà kho, thư viện kém chất lượng).

III.4.2. Về thiết bị phần cứng lưu giữ, biểu diễn tài liệu địa vật lý.

Song song với việc phát triển các thiết bị đo ghi địa vật lý thì công nghệ lưu giữ biểu diễn tài liệu địa vật lý cũng được đổi mới và phát triển.

Điều này được thực hiện qua hai yếu tố:

- Các đơn vị khi mua sắm, trang bị các thiết bị đo ghi địa vật lý mới trong đó có gắn các bộ vi xử lý, có bộ nhớ để lưu giữ số liệu, có màn hình biểu diễn kết quả đo và phân tích ở các mức khác nhau, có các cổng giao tiếp với máy tính PC và các thiết bị lưu giữ khác (ổ cứng, ổ ghi USB,v.v...) và có khả năng xuất số liệu theo nhiều “khuôn dạng” (format dữ liệu) khác nhau, tương thích với nhiều phần mềm xử lý biểu diễn tài liệu hiện có. Điều này góp phần quan trọng hỗ trợ phát triển trình độ công nghệ lưu giữ biểu diễn tài liệu địa vật lý trực tiếp từ kết quả đo ghi ngoài thực địa .

- Một số đơn vị chủ động mua sắm các thiết bị chuyên dụng để lưu giữ, biểu diễn tài liệu địa vật lý; thuộc về loại này có thể kể đến:

- Các thiết bị lưu giữ tài liệu: máy quét scaner, máy tính PC dung lượng ổ cứng lớn, các ổ ghi ngoài (Disk-Box, USB Disk, ổ ghi CD-Write Drive, v.v...)

- Các thiết bị dùng để biểu diễn tài liệu địa vật lý: Máy tính PC- màn hình lớn, phân giải cao, các máy in (in màu, in laser, in phun, vv...) các máy chiếu (projector, camera,vv...)

III.4.3. Về phần mềm biểu diễn, lưu giữ tài liệu địa vật lý.

Hầu hết các đơn vị làm công tác địa vật lý hiện nay đều có các phần mền xử lý phân tích tài liệu địa vật lý phổ dụng hiện nay. Đó là các phần mềm COSCAD2D, COSCAD3D, trường thế (PF), ERMapper, RES2DINV, RES3DINV, TEMIX, VIEWSEIS v.v…các phần mềm này đều có các modul thích hợp cho việc biểu diễn các dạng tài liệu địa vật lý, xuất nhập số liêụ theo các khuôn dạng khác nhau để lưu giữ và truy cập khi cần.

Ngoài ra để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lưu giữ, biểu diễn tài liệu địa vật lý, nhiều đơn vị đã sử dụng (với trình độ và hiệu quả khác nhau) các phần mềm chuyên dụng khác có sẵn trên thị trường như Mapinfo, Grafer, MapInfo, ArcInfo, Surfer, Adobe, Photoshop, MS PowerPoint, ACad Map. Một số đơn vị (Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất , Liên đoàn Vật lý Địa chất) còn phát triển được hệ thống CSDL, cho phép quản lý các dạng tài liệu địa vật lý (dạng bảng số, dạng đồ thị, bản đồ, dạng ảnh quét) theo nhiều “khuôn dạng”

(data format) số liệu khác nhau phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Chỉ tiếc rằng phần mềm này chưa được chuyển giao xuống các đơn vị và phổ cập rộng rãi cho các đơn vị làm công tác địa vật lý để nhanh chóng đưa các số liệu nghiên cứu địa vật lý vào lưu giữ theo công nghệ mới, hiện đại, an toàn. rẻ tiền và có độ bền cao.

III.4.4. Một số tồn tại trong biểu diễn và lưu giữ tài liệu địa vật lý:

- Tỷ lệ cán bộ địa vật lý sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công việc nói chung và trong biểu diễn, lưu giữ tài liệu địa vật lý nói riêng còn thấp và phân bố không đều ở các đơn vị địa chất. Đặc biệt là số cán bộ kỹ thuật địa vật lý có khả năng lập trình ứng dụng còn quá ít và chỉ tập trung ở một số đơn vị có trụ sở ở thủ đô Hà Nội và một số thành phố lớn.

- Độ tuổi của cán bộ địa vật lý nói chung và cán bộ địa vật lý làm công nghệ thông tin nói riêng là tương đối cao, trong khi đó lại ít được bổ sung các cán bộ trẻ nên sẽ có sự thiếu hụt trong các năm tới.

- Hiện còn một số lượng khá lớn các tài liệu địa vật lý còn được biểu diễn và lưu giữ ở trình độ thấp không thuận lợi cho việc trao đổi, quan hệ, truy cập và tham khảo, đồng thời có nguy cơ bị hư hỏng theo thời gian.

- Việc trao đổi, chuyển giao tài liệu địa vật lý với các đơn vị, cơ quan ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường và đặc biệt với các tổ chức, cá nhân nước ngoài rất hạn chế. Điều đó gián tiếp làm giảm hiệu quả công tác địa vật lý.

III.4.5. Một số đề nghị:

- Cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về công nghệ tin học hơn nữa cho đội ngũ cán bộ làm công tác địa vật lý, nhất là tại các đơn vị sản xuất để thúc đẩy quá trình hiện đại hoá công nghệ biểu diễn, lưu giữ tài liệu địa vật lý.

- Cần nâng cao năng lực trang thiết bị trực tiếp và gián tiếp phục vụ việc biểu diễn và lưu giữ tài liệu địa vật lý. Như các máy quét (scanner), máy in khổ lớn, các thiết bị lưu giữ lớn, các máy chiếu (projector) vv...

- Chỉ đạo các đơn vị rà soát lại hệ thống biểu diễn, lưu giữ tài liệu địa vật lý hiện nay.Từng bước đưa các tài liệu hiện nay còn biểu diễn và lưu giữ theo phương pháp cổ điển lạc hậu (sổ đo, bảng giấy, bản đồ giấy, bản đồ can vẽ, vv...) chuyển vào máy tính và các thiết bị lưu giữ khác nhằm bảo quản tài liệu lâu dài, chắc chắn, thuận tiện cho việc khai thác sử dụng sau này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH độ CÔNG NGHỆ địa vật lý TRONG các LĨNH vực HOẠT ĐỘNG THUỘC bộ tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)