Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
Lý thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong công tác xã hội. Khởi nguồn từ lý thuyết tổng quát của Bertalaffy cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và bản thân các hệ thống này cũng là một phần của các hệ thống lớn hơn. Lý thuyết hệ
thống được Pincus và Minahan và các đồng sự áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội và nó được phát triển và hoàn thiện trong công tác thực hành công tác xã hội bởi Germain và Giterman [24].
Trong công tác xã hội, hai loại thuyết hệ thống nổi bật và quan trọng nhất là thuyết hệ thống tổng quát và thuyết hệ thống sinh thái. Nghiên cứu này sử dụng thuyết hệ thống sinh thái mà đại diện của nó là Hearn, Siporin, Germain và Gitterman. Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh đến sự tương tác của con người vào môi trường sinh thái mà mình sinh sống. Sự can thiệp vào một điểm bất kì trong hệ thống sẽ tạo ra sự thay đổi của cả hệ thống.
Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”:
“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt đông thống nhất.” Theo lý thuyết này, con người phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ. Công tác xã hội chú ý đến 3 hệ thống: (1) Các hệ thống thân tình hay tự nhiên như gia đình, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp; (2) Các hệ thống chính thức như cá nhóm bạn bè, đồng nghiệp, hay các tổ chức công đoàn; (3) Các hệ thống tập trung như của các tổ chức xã hội như bệnh viện, trường học…
Các hệ thống luôn có sự tác động lên cá nhân. Có thể đó là sự tác động tiêu cực hoặc tích cực. Bên cạnh đó không phải tất cả mọi cá nhân đều có khả năng tiếp cận sự hỗ trợ như nhau về nguồn lực có từ các hệ thống tồn tại xung quanh. Như vậy mỗi cá nhân chịu sự tác động khác nhau từ các hệ thống mà họ tồn tại. Các nhóm đối tượng yếu thế chịu sự tác động của nhiều hệ thống và mỗi cá nhân, mỗi nhóm đặc thù lại có khả năng tiếp cận khác nhau.
Dựa trên những quan điểm của lý thuyết hệ thống, nghiên cứu đi sâu phân tích mối liên hệ giữa phát triển cộng đồng đối với những đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Nghiên cứu cũng phân tích sự phù hợp giữa nhu cầu của nhóm NCT với các dịch vụ đang được đáp ứng, từ đó, xem xét những kết quả (out put) có tương thích với các nguồn lực (in-put), từ đó, phân tích các
nội dung, cách thức mà hoạt động phát triển cộng đồng tại địa phương nên tập trung để có hiệu quả cao nhất trong trợ giúp NCT.
Nghiên cứu cũng tập trung đi sâu vào các thể chế phi nhà nước trong hỗ trợ NCT, đó là các hệ thống như gia đình, dòng họ, đoàn thể địa phương, xem xét sự huy động các nguồn lực từ các hệ thống này và hiệu quả của nó, từ đó đề xuất các giải pháp tương ứng để phát huy vai trò của cộng đồng trong các hoạt động trợ giúp NCT. Đây là một đặc thù quan trọng, cần phát huy trong văn hóa Việt Nam để huy động nguồn lực trợ giúp các nhóm có nhu cầu nói chung và nhóm NCT nói riêng.
Hình 1.1: Các hệ thống có ảnh hưởng đến hoạt động PTCĐ đối với người cao tuổi
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế
Chính quyền địa phương
Hội NCT địa phương Các tổ chức
CTXH
Hoạt động PTCĐ với NCT
Luật pháp, chính sách về NCT
Đặctrưng KT, VH, XH của CĐ Đời sống
của NCT
giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
Hình 1.2: Thang nhu cầu Maslow
Nhu cầu cơ bản ((basic needs): bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục…Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
Nhu cầu được thể hiện tài năng, phẩm giá Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu về xã hội Nhu cầu về an toàn
Nhu cầu cơ bản
Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety needs): Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ…
Nhu cầu về xã hội ((social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.
Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.
Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình
“sinh ra để làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội [9, 83].
Lý thuyết này được chúng tôi sử dụng để phân tích nhu cầu của NCT tại cộng đồng, từ đó, so sánh, đối chiếu với các dịch vụ hỗ trợ để có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan về hiệu quả các chính sách, mô hình, dịch vụ trợ giúp NCT tại địa phương. Ngoài ra, những nhu cầu của NCT nói chung và với hoạt động phát triển cộng đồng nói riêng sẽ được sử dụng như một nguồn quan trọng trong việc đề xuất, xây dựng các hoạt động phát triển cộng đồng đối với NCT sao cho sát thực với thực tiễn và có hiệu quả bền vững. Phù hợp với nhu cầu của đối
tượng là yêu cầu tiên quyết trong hoạt động công tác xã hội nói chung và phát triển cộng đồng nói riêng [9,83].