Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI
2.3. Thực trạng các hoạt động phát triển cộng đồng đối với NCT
Đây cũng là một khó khăn của NCT ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Sự suy giảm sức lao động kéo theo sự suy giảm về thu nhập, do đó, nhu cầu về các chương trình hỗ trợ NCT về phát triển kinh tế là vấn đề được đặt ra trong mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội nói chung và đối phó với hệ quả xã hội của quá trình già hóa dân số nói riêng.
Theo kết quả khảo sát, có đến hơn 10% số NCT đánh giá rằng cuộc sống của mình nghèo và ở dưới mức trung bình so với các hộ gia đình xung quanh.
Thêm vào đó, trên 30% NCT không có tích lũy, nếu so với khoảng 70% NCT không có tích lũy của cả nước [16] thì có thể thấp hơn, nhưng thực tế ấy cũng đặt ra những vấn đề về trợ giúp kinh tế cho những NCT có nhu cầu.
Tuy nhiên, qua khảo sát chỉ có 19 trong tổng số 240 NCT được hỏi (7,5%) nhận được trợ cấp, hay các hỗ trợ về kiến thức vốn từ các dự án, chương trình cộng đồng về phát triển kinh tế dành cho NCT trong vòng 3 năm trước khảo sát.
Trong đó, với các hoạt động cụ thể, kết qủa khảo sát đều ghi nhận một tỷ lệ rất nhỏ NCT tiếp cận được các trợ giúp, hỗ trợ này. Hỗ trợ tiền mặt, hiện vật chỉ có 2,9% NCT khảo sát nhận được, chỉ 5% NCT được khảo sát nói rằng mình được tập huấn kiến thức về kinh tế hộ gia đình; 3,8% được hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh; 1,3% nhận được các hỗ trợ về liên kết sản xuất; tìm việc làm phù hợp có tỷ lệ thấp nhất với 0,8%.
Về tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp, hỗ trợ người cao tuổi, có thể thấy Hội người cao tuổi có vai trò quan trọng nhất. Theo khảo sát, các hỗ trợ về tiền mặt và hiện vật do Hội NCT (50%), Chính quyền địa phương (33,3%) và ngân hàng (16,7%) thực hiện. Các hỗ trợ về tập huấn kiến thức về kinh tế hộ gia đình cũng do hội NCT tổ chức là chính (61,5%), 38,5% còn lại là do chính quyền địa phương. Trong hoạt động hỗ trợ vay vốn, sản xuất kinh doanh, ngân hàng có vai trò chủ đạo (63,6%), sau đó đến chính quyền địa phương (27,3%) và Hội NCT (9,1%). Về hoạt động hỗ trợ liên kết sản xuất, có sự tham gia của các đoàn thể khác (66,7%) và Hội NCT (33,3%). Hỗ trợ tìm việc làm trợ giúp NCT được khảo sát thì 100% do Hội NCT địa phương thực hiện. Như vậy, bên cạnh vai trò không thể thiếu của Hội NCT, có thể thấy sự tham gia của chính quyền, các tổ chức chuyên môn, các đoàn thể khác mà NCT có thể tham gia như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh vào các hoạt động này. Trung tâm Công tác xã hội dù thành lập nhưng chưa có các chương trình mà NCT hai địa phương được khảo sát có thể tiếp cận.
Các trợ giúp về kinh tế là một sự hạn chế trong các hoạt động trợ giúp NCT nói chung và phát triển cộng đồng với NCT nói riêng. Không khó để nhận thấy khoảng cách từ nhu cầu của thực tế đến những hoạt động hiện có trong việc hỗ trợ về kinh tế dành cho NCT. Với hơn 10% NCT có nhu cầu hỗ trợ về tiền mặt trong khi đáp ứng chỉ có 2,9% thì có đến 70% những NCT có nhu cầu không được tiếp cận các nguồn lực. Nhu cầu tập huấn kiến thức về kinh tế hộ gia đình cũng rất lớn nhưng chỉ 5% người cao tuổi được khảo sát nói rằng mình được tập huấn kiến thức về kinh tế hộ gia đình; 3,8% được hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh; 1,3% nhận được các hỗ trợ về liên kết sản xuất; tìm việc làm phù hợp có tỷ lệ thấp nhất với 0,8%. Rõ ràng, xét về độ bao phủ, các trợ giúp này chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của NCT về sự cần thiết hỗ trợ kinh tế và đáp ứng thực tế (Đơn vị: %)
96,7 82,1
92,5 64,6
79,9
2,9 5 3,8 1,3 0,8
0 20 40 60 80 100 120
Hỗ trợ tiền mặt, hiện vật Tập huấn kiến thức
Vay vốn sản xuất, kinh doanh Hỗ trợ liên kết sản
xuất Tìm việc làm
Đáp ứng Sự cần thiết
Về hiệu quả của các chương trình, theo kết quả khảo sát trong đó những NCT nhận được các hỗ trợ về kinh tế thực hiện đánh giá, 100% cho rằng các chương trình có hiệu quả, trong đó 28,6% đánh giá là rất hiệu quả. Điều này thể hiện được tầm quan trọng và tác động của các hỗ trợ về mặt kinh tế đối với cuộc sống của NCT.
Như vậy, do tính hiệu quả và độ phủ của hệ thống các dịch vụ, hoạt động trợ giúp về kinh tế, có thể thấy rằng, nâng cao độ phủ của các loại hình hỗ trợ này là một yêu cầu quan trọng mà hoạt động phát triển cộng đồng đối với NCT cần quan tâm
2.3.2. Các chương trình hỗ trợ về sức khỏe
Trong thực tế, các hoạt động, các chương trình hỗ trợ NCT về chăm sóc sức khỏe luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước, gia đình và xã hội. Các chương trình được cung cấp có sự đa dạng về mặt dịch vụ, thường do Hội NCT, ngành y tế và chính quyền thực hiện.
Theo kết quả khảo sát, trong vòng 12 tháng trước khảo sát, có 24,2% NCT có tham gia vào các chương trình hỗ trợ về sức khỏe tại cộng đồng. Nội dung các chương trình tập trung vào các hoạt động chính: Khám một số bệnh thông
thường, tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nâng cao kiến thức về các bệnh thường gặp, cách thức nhận biết và phòng tránh.
“Trong 12 tháng qua bác có tham gia 2 chương trình hỗ trợ sức khỏe cho người cao tuổi đó là chương trình khám mắt miễn phí và chương trình tư vấn về dinh dưỡng, cách phòng tránh bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi. Chương trình này do Hội chữ thập đỏ các cấp tổ chức” – PVS, nữ, 63 tuổi
Về tổ chức phụ trách, cũng như trong các hoạt động trợ giúp về kinh tế, Hội NCT vẫn đóng vai trò quan trọng, bên cạnh đó là chính quyền địa phương và sự phối hợp của các tổ chức xã hội khác. Các chương trình này do chính quyền địa phương (29%), hội NCT (46,4%) tổ chức chủ yếu. Ngoài ra, còn có các chương trình của Hội chữ thập đỏ, các công ty dược phẩm. Đáng chú ý, vai trò của các tổ chức chuyên môn về phát triển cộng đồng và trung tâm công tác xã hội rất hạn chế. Điều này cũng phù hợp với thực tế khi các hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng dịch vụ.
Biều đồ 2.5: Cơ cấu các chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe do các tổ chức đã thực hiện (Đơn vị: %)
32%
52%
3% 13%
Chính quyền địa phương Hội NCT
Tổ chức PTCĐ Trung tâm CTXH
Cũng như các hoạt động hỗ trợ về kinh tế, các chương trình, dịch vụ hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe cho NCT chưa đáp ứng được yêu cầu về độ phủ.
Khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng là rất lớn, tạo ra những hạn chế cho mảng hoạt động quan trọng này của phát triển cộng đồng đối với người cao tuổi tại địa phương.
Về hiệu quả, nhìn chung, những người cao tuổi được tiếp cận với các dịch vụ đánh giá khá cao về hiệu quả của các chương trình hỗ trợ về sức khỏe đó. Có 24,1% NCT được tiếp cận đánh giá các hỗ trợ này rất hiệu quả, 29,3% đánh giá là khá hiệu quả, 37,9% đánh giá là hiệu quả và 8,6% đánh giá các hỗ trợ đó không có hiệu quả.
Biểu đồ 2.6. Đánh giá của NCT về hiệu quả các chương trình hỗ trợ CSSK của cộng đồng
24%
29%
38%
9%
Rất hiệu quả Khá hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả
Tuy nhiên, do những hạn chế về kinh phí, nguồn lực tổ chức, các chương trình này mới chỉ tham gia vào các nội dung nhất định như khám các bệnh thông thường hay tư vấn sức khỏe.
“Nói chung là cũng tương đối thôi, nói chung là các chương trình này cũng chỉ khám lâm sàng và tư vấn là chính” – PVS, nam, 68 tuổi
“Cũng ít kinh phí lắm. Hội cố gắng vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ rồi nhưng cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của thực tế thôi. Cứ theo yêu cầu của các cụ thì vô cùng lắm” – PVS, nữ, 63 tuổi, đại diện Hội NCT
Chính vì những lý do trên, hoạt động phát triển cộng đồng đối với NCT tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, cần tập trung đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ, mở rộng nhóm đối tượng thụ hưởng, xây dựng các kế hoạch thường kỳ để hoạt động này phát huy hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao sức khỏe nói riêng và phúc lợi nói chung của NCT.
2.3.3. Các chương trình hỗ trợ về vui chơi, giải trí, đời sống tinh thần Một trong những vấn đề của NCT đó là những căng thẳng, stress do tuổi già và cuộc sống tạo ra. Theo khảo sát, có đến 22-24% NCT cảm thấy cô đơn, căng thẳng và stress trong vòng 2 tuần trước khảo sát. Rõ ràng, đây là một vấn đề có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của NCT. Kết quả này cũng khá phù hợp với tình hình chung của cả nước. Theo các số liệu từ Điều tra Quốc gia về NCT, có 35% NCT cảm thấy (ít nhất vài lần) buồn, thất vọng; 22% NCT cảm thấy cô đơn; 33% NCT không chia sẻ vui buồn cùng người khác [16].
Chính vì vậy, các hoạt động vui chơi, giải trí góp phần nâng cao đời sống tinh thần của NCT là một nhu cầu được đặt ra cấp thiết. Nhờ sự có mặt của các câu lạc bộ do Hội NCT tổ chức, có đến 52,6% NCT được khảo sát có tham gia các câu lạc bộ, hoạt động giải trí tại địa phương.
“Được sinh hoạt cộng đồng, được vui vầy bên con cháu là điều mà người già rất mong muốn. Người ta vẫn nói con chăm cha không bằng bà chăm ông, vì thế có nhiều người sống với con cháu cũng vẫn cứ cảm giác cô đơn bởi tâm lý người cao tuổi muốn chia sẻ với bạn bè đồng thế hệ, đồng lứa tuổi dễ san sẻ hơn. Nếu những người già neo đơn thì cần có nhóm tổ chức thường xuyên thăm hỏi và có các nhóm người cao tuổi để họ tham gia để bớt cảm giác cô đơn trống trải”- PVS, nữ, 63 tuổi
“Đời sống tinh thần của người cao tuổi là vô cùng quan trọng, bởi cả cuộc đời công hiến cho xã hội, vì con cháu, đến tuổi xế chiều người cao tuổi rất mong muốn được thanh thản, có đời sống tinh thần thoải mái, lạc quan. Nhất là những người cao tuổi mà người bạn đời không may ra đi trước thì họ có cảm
giác rất cô đơn trống trải, như bản thân bác cũng vậy. Được sinh hoạt cộng đồng, được vui vầy bên con cháu là điều mà người già rất mong muốn. Người ta vẫn nói con chăm cha không bằng bà chăm ông, vì thế có nhiều người sống với con cháu cũng vẫn cứ cảm giác cô đơn bởi tâm lý người cao tuổi muốn chia sẻ với bạn bè đồng thế hệ, đồng lứa tuổi dễ san sẻ hơn” – PVS, nữ, 68 tuổi.
Hoạt động của các câu lạc bộ tập trung chủ yếu vào hoạt động thể dục, thể thao (34,6%), dưỡng sinh nâng cao sức khỏe (25,4%), thơ ca, văn nghệ (18,3%) và tham quan du lịch (13,8%). Ngoài ra còn có các câu lạc bộ giải trí khác như hội cờ tướng, hội đi lễ chùa.
Tổ chức xây dựng, điều phối các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động tinh thần cho người cao tuổi chính là Hội Người cao tuổi. Các địa phương được khảo sát cũng như các địa phương khác tại Hà Nội, vai trò của Hội Người cao tuổi cũng như những thành tựu, hiệu quả của các loại hình câu lạc bộ, vui chơi, giải trí là vô cùng quan trọng. Phát triển cộng đồng đối với NCT vì thế không thể không nhắc đến vai trò của Hội NCT tại các địa phương.
Những người cao tuổi tham gia các câu lạc bộ đánh giá rất cao về hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ, loại hình giải trí đối với đời sống tinh thần của họ, khi tất cả các loại hình, hoạt động đều có mức điểm trung bình dưới 1, trong đó, thơ ca, văn nghệ, tham quan và du lịch là những loại hình được NCT yêu thích và đánh giá cao nhất. Có thể dễ dàng bắt gặp các Câu lạc bộ thơ ca, văn nghệ, cờ tướng, thể dục dưỡng sinh đã được phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người cao tuổi ở nhiều địa phương.
Bảng 2.4: Đánh giá về hiệu quả của các loại hình CLB, hoạt động giải trí (1= Rất hiệu quả, 5= Rất không hiệu quả)
Loại hình câu lạc bộ, giải trí Điểm trung bình
Thơ ca, văn nghệ 0,5
Tham quan, du lịch 0,4
Dưỡng sinh nâng cao sức khỏe 0,6
Thể dục, thể thao 0,7
Có thể nói, trong các hoạt động tại cộng đồng trợ giúp người cao tuổi, các chương trình hỗ trợ giải trí, các hoạt động tinh thần có hiệu quả nhất, điều này được thể hiện qua mức điểm thế hiện hiệu quả cao nhất mà 240 NCT được khảo sát tại 2 địa bàn nhận định.
Nhìn chung, qua khảo sát có thể nhận thấy, NCT gặp nhiều khó khăn về kinh tế, sức khỏe, tâm lý, xã hội. Dù những khó khăn này của hai địa bàn khảo sát thuộc Hà Nội có mức độ thấp hơn nhiều so với các địa phương nhưng cũng đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng, vận hành, phát triển các loại hình trợ giúp, các chương trình cộng đồng sao cho nó vừa đáp ứng được những chuẩn mực khoa học, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn của từng địa phương. Từ nhu cầu của NCT, cộng đồng cũng đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ với nhiều nội dung từ trợ cấp bằng tiền mặt, hỗ trợ phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe đến các hoạt động tinh thần, vui chơi giải trí góp phần đáp ứng nhu cầu của NCT, giúp NCT có cuộc sống với chất lượng cao hơn về nhiều mặt.
Bảng 2.5. Nhu cầu của NCT theo thang nhu cầu Maslow và đáp ứng của cộng đồng
Thang nhu cầu Maslow Hoạt động của cộng đồng Nhu cầu khẳng định bản thân Phát triển kinh tế, hỗ trợ việc làm
Nhu cầu được tôn trọng Truyền thông nâng cao vai trò NCT, phát triển kinh tế
Nhu cầu xã hội Các câu lạc bộ, các nhóm văn nghệ
Nhu cầu an toàn Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe (khám chữa bệnh, tư vấn kiến thức), nhà ở
Nhu cầu vật chất Hỗ trợ tiền mặt, hiện vật
Tuy nhiên, các hoạt động dù rất có hiệu quả và được nhóm thụ hưởng đánh giá cao nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Độ phủ thấp, rất ít nhóm NCT có nhu cầu có thể tiếp cận là hạn chế lớn nhất vì đặc trưng của các hoạt động cộng
đồng là sự tham gia của đông đảo các nhóm dân cư. Điểm yếu thứ hai là chất lượng và nội dung các chương trình, dịch vụ, hoạt động chưa phong phú. Hoạt động hỗ trợ về kinh tế chưa có nguồn lực để thực hiện một cách hiệu quả, hoạt động chăm sóc sức khỏe mới dừng lại ở các hoạt động thiếu tính chuyên sâu, cần ít nguồn lực như thăm khám sức khỏe, tư vấn chế độ dinh dưỡng mà chưa có các chương trình sức khỏe cộng đồng.
Các hoạt động được tổ chức và điều phối chủ yếu bởi Hội NCT. Đây là một đặc trưng của phát triển cộng đồng và công tác xã hội ở Việt Nam. Do đó, trong tương lai, cần tiếp tục phát huy vai trò của Hội NCT. Vì thông qua hoạt động của Hội, NCT được tăng cường năng lực một cách tự nhiên, không chỉ hoạt động trợ giúp cộng đồng mình mà còn trong các hoạt động cộng đồng nói chung nơi mình sinh sống. Đó là mục đích cuối cùng của Công tác xã hội, tăng cường năng lực cho đối tượng đích để họ hòa nhập và cống hiến vào sự phát triển chung của xã hội.
Tuy nhiên, dù trung tâm CTXH đã được thành lập ở thành phố Hà Nội nhưng đa số NCT chưa nhận thấy sự tham gia của mô hình này trong các hoạt động hỗ trợ NCT tại cộng đồng. Điều này phản ánh yếu điểm thực tế của hệ thống trung tâm CTXH hiện nay, thiếu các trung tâm ở cơ sở như huyện, xã để triển khai, điều phối các hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp. Vì vậy, muốn phát triển cộng đồng với NCT đạt hiệu quả cao, các trung tâm CTXH cần phối hợp chặt chẽ với Hội NCT tăng cường nguồn lực, mở rộng cũng như chuyên nghiệp hóa các hoạt động trợ giúp NCT để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NCT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho toàn dân.