Thực trạng đời sống người cao tuổi

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 37 - 47)

Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI

2.2. Thực trạng đời sống người cao tuổi

2.2.1. Đặc điểm xã hội và đời sống vật chất của người cao tuổi

Thực trạng đời sống NCT là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển cộng đồng. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 240 NCT trong đó có 119 nam và 121 nữ. Như vậy, dù chọn mẫu ngẫu nhiên nhưng có sự tương đồng về tỷ lệ giữa nam và nữ. Tỷ lệ này cũng gần như tương ứng trong thực tế, khi số lượng nữ cao tuổi cao hơn nam cao tuổi ở Việt Nam.

Về tình trạng hôn nhân, 73,9% NCT sống cùng vợ hoặc chồng, 1,3% ly hôn hoặc ly thân, 5% không lập gia đình và 19,7% là góa vợ hoặc chồng. Như

vậy, có tới 1/3 số người cao tuổi không sinh sống cùng chồng/vợ của mình. Điều này có thể có những tác động đến đời sống vật chất, tinh thần của người cao tuổi.

Điều đặc biệt, theo kết quả khảo sát của đề tài, người cao tuổi ở nông thôn có tỷ lệ không sinh sống cùng bạn đời cao hơn thành thị: trong số người cao tuổi ly hôn, ly thân, người cao tuổi tại xã Tam Hiệp chiếm 100%, không lập gia đình thì nông thôn chiếm 66,7%, thành thị chỉ chiếm 23,3%; tỷ lệ góa ở nông thôn cũng cao hơn thành thị với tỷ lệ tương ứng là 70,2% và 29,8%. Tất nhiên, trong quy mô nghiên cứu ở một Luận văn và cách chọn mẫu ngẫu nhiên, tỷ lệ này chưa có tính đại diện. Tuy nhiên, nó là một khác biệt khá thú vị và có ảnh hưởng lớn đến đánh giá chất lượng đời sống của NCT. Tỷ lệ ly hôn, ly thân, không lập gia đình, góa ở nữ giới cao hơn ở nam giới.

Về trình độ học vấn, tỷ lệ NCT có trình độ trung học phổ thông là cao nhất với 32,1%, trình độ trung cấp, cao đẳng là 25,4%, trung học cơ sở là 17,1%, đại học và trên đại học là 10,4%. Đặc biệt, số NCT không biết chữ là 2,9% và tiểu học là 12,1%. Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của NCT.

Nhìn chung, tỷ lệ học vấn của NCT nông thôn thấp hơn khi chiếm 100% NCT mù chữ, 82,6% người có trình độ tiểu học, 82,9% có trình độ trung học cơ sở trong tổng số 240 NCT được khảo sát. Nam giới cũng có trình độ học vấn cao hơn nữ giới, khi nữ giới có tỷ lệ cao hơn ở số người không biết chữ, trình độ tiểu học, trung học cơ sở, nam giới có tỷ lệ cao hơn ở trình độ trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đặc biệt số lượng NCT có trình độ đại học và trên đại học có đến 76% là nam giới.

Nghề nghiệp của NCT trước đây cũng rất đa dạng, trong đó công nhân viên chức nhà nước, công nhân và nông dân là ba nghề chính. Tỷ lệ công chức nhà nước và công nhân ở Kiến Hưng cao hơn so với Tam Hiệp. 100% nông dân là người cao tuổi được khảo sát trong đề tài là người cao tuổi ở xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Bảng 2.1: Cơ cấu nghề nghiệp của người cao tuổi

Nghề nghiệp Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

1. Công nhân, viên chức nhà nước 80 33,3

2. Sỹ quan quân đội, công an 21 8,8

3. Nông dân 48 20,0

4. Công nhân 74 30,8

5. Kinh doanh, buôn bán 8 3,3

6. Nghề khác 9 3,8

Tổng 240 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Có 31,7% NCT vẫn đang làm việc, trong đó, 26,7% làm việc tại chính quyền địa phương, 25,3% làm nông nghiệp, 20% kinh doanh, buôn bán và 16%

giảng dạy, nghiên cứu trong các đại học, viện nghiên cứu. NCT vẫn làm việc dù đáng ra họ đã được nghỉ ngơi tập trung ở ba lý do chính: muốn có thêm thu nhập (69,5%), muốn tiếp tục đóng góp cho xã hội (47,6%), để cảm thấy mình vẫn còn có ích (50%), làm gương cho con cháu (54,9%). Trong số NCT vẫn còn làm việc, tỷ lệ ở nông thôn chiếm phần lớn với tỷ lệ 77,6%. Tỷ lệ NCT nam vẫn làm việc cao hơn nữ giới với tỷ lệ tương ứng 34,5% và 28,9%.

Về nhà ở, theo khảo sát, có 62,5% NCT sinh sống trong nhà mái bằng kiên cố, 14,6% sinh sống trong nhà cấp 4, nhà tập thể chiếm 8,3%. Đặc biệt, dù ở Hà Nội nhưng vẫn có 2 NCT được khảo sát đang sống trong nhà tranh.

Cũng theo khảo sát, có 64,6% NCT có các khoản đầu tư, tiết kiệm từ 1 triệu đồng trở lên, trong đó 46,5% giữ tiền tiết kiệm trong nhà để dự phòng chi tiêu, 35,8% lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng để tiết kiệm, 6,5% cho bạn bè, người thân vay.

“Bác thì có 2 chị gái đều lấy chồng rồi, giờ bác có lương hưu với công tác ở xã them thì cũng có tích lũy để phòng về già. Bác chủ yếu là tích lũy trong nhà phòng khi cần chi hay bị ốm đau chứ không có gửi tiết kiệm”- PVS, nữ, 63 tuổi.

“Bác lương hưu và trợ cấp hiện nay được gần chục triệu/tháng nhưng gần như chi tiêu hết không có tích lũy, chủ yếu là anh chị làm thì những khoản chi lớn anh chị chi, bác chi tiêu vặt vãnh trong gia đình, ở nhà bác còn đi chợ, nội trợ luôn” - PVS, nam, 68 tuổi.

Có thể thấy, người cao tuổi có tích lũy rất ít. Những nhóm có lương hưu, hoặc vẫn làm việc thì có điều kiện kinh tế tốt hơn. Nhiều người cao tuổi lại là những nạn nhân của các tệ nạn xã hội, do đó, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn hơn.

“Trước đây thì bán cả gia sản cho thằng cháu nghiện ngập, giờ già yếu không làm được gì có ít tiền trợ cấp hàng tháng thì bác chi tiêu tiết kiệm tích lũy trong nhà phòng khi cần chi hay bị ốm đau rồi lúc chết nhờ bà con hang xóm họ lo ma chay giúp chứ” – PVS, nữ, 83, tuổi

Những người có lương hưu, nhìn chung có đời sống vật chất cao hơn.

Theo kết quả khảo sát, NCT ở thành thị có lương hưu nhiều hơn ở nông thôn.

87,5% NCT ở thành thị có lương hưu, trong khi chỉ có 53,3% có lương hưu. Tuy nhiên, đây cũng là tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước. Theo Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2015, chỉ có 37,4% NCT của cả nước được nhận lương hưu và trợ cấp xã hội [2]. Như vậy, chỉ tính lương hưu và chưa tính trợ cấp xã hội, tỷ lệ này của NCT ở Kiến Hưng và xã Tam Hiệp cao gấp 2.5 lần và 1.5 lần tỷ lệ trung bình của cả nước.

Ba khoản chi tiêu nhiều nhất của NCT theo kết quả khảo sát là ăn uống (57,1%), khám chữa bệnh (42,9%), đóng góp lễ hội, hiếu hỉ (79,4%). Đóng góp cho cộng đồng (41,6%). Chỉ có 10,5% NCT được khảo sát chi tiêu cho giải trí, du lịch là một trong ba loại được chi tiêu nhiều nhất.

Thu nhập trung bình của NCT là 3,97 triệu đồng trong đó cao nhất là 25 triệu đồng và thấp nhất là 350.000 đồng từ trợ cấp xã hội. Thu nhập trung bình ở thành thị cao hơn so với nông thôn, 4,15 triệu so với 3,77 triệu đồng/tháng.

Trong đó, 70.4% NCT có lương hưu là một trong ba nguồn thu nhập chính, 37,1% NCT có thu nhập chính đến từ người thân, 15,4% là do thưởng và làm thêm. NCT được hưởng trợ cấp xã hội trong khảo sát đều ở nông thôn với 21 người, chiếm 17,5% số NCT nông thôn được khảo sát.

Mức chi tiêu trung bình là 2,9 triệu đồng trong đó, cao nhất là 20 triệu đồng, thấp nhất là 300.000 đồng/tháng. Các khoản chi mới chỉ nhằm đáp ứng các nhu cầu về nhà ở, ăn uống hàng ngày. Tỷ lệ chi cho du lịch, giải trí thấp.

Khi được hỏi về mức sống của gia đình mình như thế nào so với dân cư địa phương, có 59,% NCT đánh giá mức sống của mình là trung bình, 24,6% là trên trung bình, 5,4% đánh giá là giàu và 5,4% đánh giá là nghèo.

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của người cao tuổi về mức sống của gia đình so với các hộ gia đình khác

5,4 5,4

52,9

24,6

5,4

0 10 20 30 40 50 60

Nghèo Dưới trung bình

Trung bình

Trên trung

bình

Khá giả, giàu

Tỷ lệ 5,4% NCT đánh giá rằng cuộc sống của mình và gia đình thuộc diện nghèo cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo chung của thành phố Hà Nội năm 2015.

Theo Báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, năm 2015, Hà Nội giảm được 6.550 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,5% [3]. Như vậy, có thể thấy rằng, đời sống kinh tế của các hộ gia đình có NCT thấp hơn số so với các hộ gia đình không có người cao tuổi, tỷ lệ nghèo của NCT cũng cao hơn so với mức trung bình của các tầng lớp dân cư ở Hà Nội. Do đó, các trợ giúp về kinh tế cũng phải được xác định là một nội dung quan trọng trong hoạt động phát triển cộng đồng đối với NCT từ thực tiễn thành phố Hà Nội.

2.2.2. Đặc điểm về sức khỏe thể chất của NCT

Sức khỏe của NCT luôn là một nội dung cần quan tâm do ảnh hưởng của nó đến đời sống của NCT. Do những đặc trưng văn hóa, chế độ dinh dưỡng, dù tuổi thọ trung bình cao hơn nhiều quốc gia có cùng trình độ phát triển, NCT Việt Nam nhìn chung có sức khỏe không tốt với nhiều bệnh tật. Theo Báo cáo của Quỹ Dân số thế giới, mỗi NCT Việt Nam phải chịu 15,3 năm bệnh tật trong 73 năm của nữ và 69 năm tuổi thọ trung bình của nam. Đây là một tỷ lệ cao so với nhiều quốc gia khác.

Một nghiên cứu của Đàm Viết Cương và cộng sự (2007) từ điều tra 1132 hộ gia đình người cao tuổi thuộc 7 tỉnh thành trong cả nước cho thấy 53,5%

người cao tuổi tự nhận xét rằng mình có sức khỏe kém. 60% NCT bị ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra. Một số bệnh thường gặp với NCT là khớp, huyết áp, đau lung, mắt. Đặc biệt, có 5% người cao tuổi được điều tra có những biểu hiện của trầm cảm [4].

Khảo sát tại hai địa bàn là phường Kiến Hưng, quận Hà Đông và xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì cũng đưa ra những kết quả có nhiều vấn đề cần cảnh báo trong sức khỏe NCT tại hai địa phương nói riêng và Hà Nội nói chung. Theo kết quả, trong vòng 3 tháng trước khảo sát, có tới 42,3% NCT phải đi khám bệnh tại các phòng khám hay bệnh viện.

Các bệnh thường gặp của NCT là các bệnh về tim, hô hấp, xương và các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Theo kết quả khảo sát, 15,4% NCT mắc các bệnh về

tiêu hóa, 16,7% mắc các bệnh về hô hấp, 11,7% mắc các vấn đề về tim, 39,2%

mắc các bệnh về xương khớp. Ngoài ra huyết áp cao, tiểu đường cũng là các bệnh phổ biến.

“Tôi đi khám bệnh suốt. Giờ già rồi, đủ các thứ bệnh, thứ tật. Chỉ cần thay đổi thời tiết thôi là biết ngay, đau ê ẩm. Tôi lại còn bị tiểu đường và cao huyết áp, ăn uống hay làm gì cũng phải giữ gìn ghê lắm. Mấy ông bạn tôi, ông nào cũng vài ba bệnh. Phải sống chung thôi” - PVS, nam, 75 tuổi

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các bệnh mắc phải ở NCT (Đơn vị: %)

15,4 16,7

11,7

39,2

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Bệnh tiêu hóa

Bệnh hô hấp Bệnh tim Bệnh xương, khớp

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Tỷ lệ mắc bệnh ở NCT thành thị cao hơn nông thôn. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa ở thành thị là 24,2% NCT so với 6,7% ở nông thôn, bệnh về hô hấp là 25,8% so với 7,5%; bệnh về tim 15,8% so với 7.5%, bệnh về xương thì tương đương nhau với tỷ lệ cao nhất là 39,2%. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới, khi tỷ lệ NCT mắc bệnh tim là 16% so với 7,4% ở nữ giới, bệnh về hô hấp là 24,4% so với 9,1%, bệnh tiêu hóa là 20,2% so với 10,7%, bệnh xương thì hai nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao như nhau: 50%.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ mắc bệnh của NCT phân theo khu vực (Đơn vị: %)

15,8 7,5

39,239,2

25,8

7,5

24,2

6,7 0

5 10 15 20 25 30 35 40

Các bệnh về tim

Các bệnh về xương

Các bệnh về hô hấp

Các bệnh về tiêu hóa

Thành thị Nông thôn

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Chính vì thế, chi phí cho khám chữa bệnh nói riêng và chăm sóc sức khỏe trở thành gánh nặng đối với NCT và gia đình. 42,9% trong số 240 NCT được khảo sát cho rằng chi tiền cho khám chữa bệnh là một trong ba khoản chi lớn nhất của họ.

“Thi thoảng đi viện thôi đã mất thời gian và tốn kém rồi. Mong là sống khỏe chết nhanh cho đỡ vất vả con cháu. Năm ngoái tôi nằm viện có mấy ngày cũng mất vài chục triệu rồi. May mà con cái nó cũng không quá khó khăn. Vào viện mới thấy, ốm đau là khổ nhất” – PVS, nữ, 68 tuổi.

Như vậy, có thể thấy, những khó khăn về sức khỏe có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của NCT. Bệnh tật không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế, xã hội của NCT. Do đó, từ thực tiễn đặt ra, trong hoạt động phát triển cộng đồng đối với NCT, cần chú ý đến các hoạt động trợ giúp, hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe.

2.2.3. Đặc điểm sức khỏe tâm thần

Người cao tuổi gắn với những thay đổi về tâm lý, sinh lý và xã hội, do đó, bên cạnh những vấn đề về bệnh lý, sức khỏe tâm thần của NCT cũng là một vấn đề quan trọng liên quan đến sự thay đổi của một loạt các yếu tố sinh học, xã hội.

Về sức khỏe tâm thần, có tới 5,8% NCT cảm thấy cô đơn hàng ngày trong 2 tuần trước khảo sát, 7,1% có từ 7/14 ngày cảm thấy cô đơn và từ 3 đến 6 ngày chiếm 9.6%. Có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị về vấn đề này. Có đến 11,7% NCT nông thôn ngày nào cũng cảm thấy cô đơn, trong khi NCT ở thành thị không có ai cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, với mức cô đơn từ 7 ngày trở lên trong vòng 2 tuần trước khảo sát, thì có 14,2% NCT thành thị cảm thấy như vậy, trong khi không có NCT nào ở nông thôn có mức độ cô đơn như vậy. Hiện tượng này cũng lặp lại trong biến số về căng thẳng và stress.

Khi được hỏi về căng thẳng, stress, có đến 4,2% NCT cảm thấy căng thẳng, stress hàng ngày, 9,2% cảm thấy căng thẳng, stress trên một nửa thời gian và 12,9% có thời gian căng thẳng từ 3 đến 6 ngày trong vòng 14 ngày trước khảo sát. 8,3% NCT nông thôn cảm thấy ngày nào cũng căng thẳng, stress trong khi con số này ở NCT thành thị là 0%. Ở chiều ngược lại, 15,8% NCT thành thị có biểu hiện trên đó trên 7 ngày, trong khi NCT nông thôn có mức độ biểu hiện tương tự chỉ 2.5%.

Có sự khác biệt về mức độ của các biểu hiện này giữa nam NCT và nữ NCT. Khi được hỏi có cảm thầy cô đơn hay căng thẳng, stress trong vòng 2 tuần trước khảo sát không, câu trả lời của nam và nữ NCT có sự khác biệt đáng chú ý.

Bảng 2.2. Tỷ lệ NCT với các cảm giác cô đơn theo giới tính trong 2 tuần trước khảo sát (Đơn vị: %)

Mức độ Giới tính

Gần như

hàng ngày Trên 7 ngày Từ 3-6 ngày Không có ngày nào

Nam 0,8 14,3 9,2 75,6

Nữ 10,7 0 9,9 78,5

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài

Các biểu hiện ở mức độ không có bệnh đến dạng nhẹ (từ 3-6 ngày) thì tương đương nhau nhưng ở các mức độ cao hơn như “Gần như hàng ngày” và

“trên 7 ngày” lại hoàn toàn trái ngược nhau.

Bảng 2.3. Tỷ lệ NCT với cảm giác căng thẳng, stress theo giới tính trong 2 tuần trước khảo sát (Đơn vị: %)

Mức độ Giới tính

Gần như

hàng ngày Trên 7 ngày Từ 3-6 ngày Không có ngày nào

Nam 3,4 15,8 8,4 72,3

Nữ 5,0 2,5 17,4 73,6

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài

Hai triệu chứng được đưa vào bảng hỏi khảo sát này dựa trên thang đo GAD-7 về sức khỏe tâm thần, như vậy, có thể thấy, có từ 22 đến 25% NCT có các dấu hiệu về vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Theo ước tính của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong Đề án Phục hội chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng, cũng như nhiều nghiên cứu khác, số lượng người cao tuổi chiếm khoảng 10% dân số. Khảo sát này, tuy ở quy mô nhỏ, nhưng cũng có những giá trị tham khảo nhất định vì nó phù hợp với thực tế. Trong bối cảnh hiện tại, dù ảnh hưởng của sức khỏe tâm thần là rất lớn đến chất lượng cuộc sống của NCT nhưng nó lại chưa được chú ý đúng mức.

“Căng thẳng thì cũng có đấy, mất ngủ thường xuyên. Thi thoảng có cái gì thì suy nghĩ, lại mất ngủ nhiều hơn. Phụ nữ mà, nghĩ nhiều. Còn cô đơn thì ít. Có con, có cháu xung quanh, rồi mấy bà ở xóm hay nói chuyện cùng thì cũng đỡ” – PVS, nữ, 70 tuổi

Điều này cũng khẳng định, sức khỏe tâm thần là một vấn đề cần quan tâm trong các hoạt động phát triển cộng đồng với NCT.

Như vậy, qua khảo sát có thể thấy, đời sống NCT tại hai địa bàn khảo sát có những tương đồng. Những khó khăn của NCT về kinh tế, về sức khỏe thể

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)