Cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng (Trang 33 - 36)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI

1.4. Cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi

Trẻ em mồ côi là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và mất hơn cả, các em không được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, thiếu đi sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ; điều kiện, môi trường, hoàn cảnh sống không được như các trẻ em bình thường khác. Do đó Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các em thể hiện qua các văn bản pháp lý, các chế độ chính sách hỗ trợ, ưu đãi về giáo dục, y tế, tài chính cho các cơ sở bảo trợ xã hội và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng bao gồm:

- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2009 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68.

- Thông tư số: 04/2011/TT-BLĐTBXH, ngày 25 tháng 02 năm 2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở Bảo trợ xã hội.

- Nghị định số: 136/2013/NĐ-CP, ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ, quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Quyết định số 647/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính Phủ, phê duyệt đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em bị bỏ rơi, trẻ nhiễm HIV/AIDS, trẻ em khuyết tật và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng động đồng giai đoạn 2013-2020.

- Thông tư số: 15/2014/TT-BTP, ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư Pháp, hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em mồ côi khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên cần tìm gia đình thay thế.

1.4.2. Cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi

Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi là một trong những phương pháp can thiệp của công tác xã hội lựa chọn để trợ giúp trẻ em và gia đình. Phương pháp này nhấn mạnh đánh giá nhu cầu của trẻ, xác định các nguồn lực từ trẻ, gia đình trẻ và từ cộng đồng, điều phối kết nối nguồn lực, tổ chức thực hiện và giám sát tiến trình trợ giúp. Mục đích của hoạt động này là cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội giúp trẻ vượt qua khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống, đồng thời giúp tăng cường năng lực, phát triển tiềm năng bản thân để hòa nhập cộng đồng và xã hội.

Cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi. Dựa trên cơ sở pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật được chính phủ và các bộ, ngành ban hành như sau:

- Thông tư liên tịch số 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21/9/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nộ vụ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập.

- Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020.

- Thông tư số 01/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý trường hợp đối với người khuyết tật (có trẻ em khuyết tật)

- Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25/8/2010 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch viên chức công tác xã hội đối với công tác xã hội viên chính, công tác xã hội viên và nhân viên công tác xã hội

- Thông tư số : 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV, ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vụ, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập.

Ngoài ra còn rất còn rất nhiều văn bản quy định về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi, các khái niệm về trẻ em, về trẻ em mồ côi, về quản lý trường hợp, về quản lý trường hợp với trẻ em mồ côi. Những khái niệm này đã làm rõ khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đồng thời trong chương I tác giả cũng xác định các nguyên tắc và các nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi, gồm các nhiệm vụ: thu thập thông tin của trẻ em mồ côi, đánh giá thân chủ trẻ em mồ côi, xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp, đánh giá cuối kỳ và kết thúc quản lý trường hợp với trẻ em mồ côi. Đề tài cũng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi gồm các yếu tố:

yếu tố thuộc về bản thân trẻ em mồ côi, yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên QLTH, yếu tố thuộc về năng lực đáp ứng của trung tâm, yếu tố nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương. Cơ sở pháp lý liên quan đến trẻ em mồ côi, cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi

Như vậy, qua hệ thống cơ sở lý luận ở chương I sẽ định hướng cho việc nghiên cứu đề tài “Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng”.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)