Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể Nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng
Trung tâm Bảo trợ xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, được Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định thành lập ngày 10/9/1993 và chính thức hoạt động kể từ đầu năm 1994 cho đến nay.
Tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của chính phủ. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng [8, tr 5].
* Chức năng, nhiệm vụ
Theo phương châm xã hội hóa Trung tâm thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy nghề, phục hồi chức năng, lao động sản xuất..., phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, bao gồm: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi không nơi nương tựa, người tàn tật khuyết tật, người bệnh tâm thần mãn tính, người lang thang cơ nhỡ ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội có cơ hội trở về gia đình, hoà nhập và tái hoà nhập cộng đồng.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và nhân cách.
Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản của Trung tâm ; quản lý viên chức, người lao động theo quy định hiện hành; thực hiện việc thu, chi tài chính đúng nguyên tắc.
* Cơ sở vật chất
Với diện tích đất là 2500 m2, trong đó hơn 1/3 dùng để xây dựng. Có một trụ sờ làm việc, 04 nhà nuôi trẻ, 03 nhà nuôi người già, 02 nhà nuôi người tàn tật, 01 nhà nuôi người tâm thần mãn tính, 01 nhà nuôi người nhiểm chất độc màu da cam và 01 dãy lưu cư dành cho nhóm trẻ lớn. Hiện nay Trung tâm Bảo trợ xã hội là một
tổng thể hài hòa, cân đối cảnh quang thoáng mát rất phù hợp cho môi trường sống của trẻ em. Có thể tiếp nhận nuôi dưỡng từ 130-150 đối tượng.
Trong Trung tâm có khu vực dành riêng để phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe cho trẻ như:
- Có 2 sân cầu lông được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn quy định để phục vụ cho trẻ em, các đối tượng khác và công chức viên chức trong đơn vị.
- Sân bóng rổ dành cho các em có hình thể cao và yêu thích môn bóng rổ, các em tập luyện và chơi theo thời gian quy định.
- Ngoài ra còn có khu vui chơi dành cho trẻ em nhỏ với hệ thống cầu trượt, bập bênh, đu quay… phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của các em, giúp các em cảm thấy thoải mái, bớt lo lắng, buồn chán.
- Bên cạnh đó Trung tâm cũng có một phòng đọc sách rộng 50m2, có trang bị 5 máy vi tính theo chương trình Kismar do Quỹ Bả trợ trẻ em tài trợ, một ti vi … phục vụ cho việc đọc sách, học tập và giải trí cho trẻ.
Ngoài ra Trung tâm còn có một khu vườn nhỏ khoản 100m2 trồng các loại rau do chính các em trồng và chăm sóc, nhằm giúp các em rèn luyện tính tự lập và có trách nhiệm trong công việc đồng thời cũng cải thiện bữa ăn hằng ngày cho các em.
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
* Cán bộ làm quản lý trường hợp
Trung tâm Bảo trợ xã hội hiện đang quản lý 45 công chức, viên chức và người lao động với nhiều trình độ khác nhau, cho nên khả năng nhận thức cũng khác nhau. Trong đó có 35 nhân viên quản lý trường hợp, có 10 nam, 25 nữ. Nhân viên quản lý trường hợp đa số đều có trình độ văn hóa tốt nghiệp Trung học phổ thông. Trình độ chuyên môn có 3 cử nhân xã hội học; 01 đại học sư phạm mầm non; 04 cao đẳng công tác xã hội; 07 trung cấp công tác xã hội; 06 trung cấp chăm sóc người khuyết tật; 20 viên chức đã qua các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý ca, quản lý trường hợp và mô hình công tác xã hội ; các lớp về chăm sóc trẻ khuyết tật, phục hồi trẻ tự kỷ. Qua các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn đa số nhân viên quản lý trường hợp đã đánh giá được nhu cầu đích thực của trẻ, sau đó xác định những
quả những nhu cầu và nguồn lực đó. Tuy nhiên chỉ có một số ít nhân viên QLTH được đào tạo bài bản về CTXH cho nên khi họ tiếp nhận quản lý trường hợp cho một trẻ em nào đó thì họ rất thuận lợi trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó thì còn nhiều nhân viên QLTH chưa qua đào tạo bài bản họ chỉ được dự các buổi tập huấn ngắn hạn cho nên kiến thức chưa sâu nhưng qua học hỏi từ đồng nghiệp họ cũng có khả năng đánh giá các nhu cầu mà trẻ em cần cũng như đánh giá được mức độ tổn thương mà trẻ em gặp phải.
* Trẻ em mồ côi - Số lượng
Theo số liệu TTBTXH tỉnh Sóc Trăng cung cấp hiện tại Trung tâm đang quản lý chăm sóc 60 trẻ em mồ côi, trẻ em bỏ bỏ rơi không nơi nương tựa, ở nhiều độ tuổi khác nhau từ 0 tuổi cho đến 16 tuổi, nhưng trong đề tài chúng tôi chỉ chọn 40 em để nghiên cứu độ tuổi từ 11 đến 16 tuổi ở lứa tuổi này các em có khả năng đọc, viết, hiểu, nhận thức tốt, cũng như có khả năng chia sẻ hợp tác với nhân viên QLTH.
- Giới tính, độ tuổi
+ Giới tính: cũng theo số liệu thống kê từ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng số lượng trẻ em nữ 18 em chiếm tỷ lệ 30 %, trong khi đó trẻ em nam 42 em chiếm tỷ lệ 70 % có sự chênh lệch khá cao giữa trẻ em nam và trẻ em nữ tại Trung tâm.
+ Độ tuổi : Trong mẫu nghiên cứu trẻ em trong độ tuổi từ 11 tuổi đến 16 tuổi là 40 trẻ.
Qua kết quả khảo sát ta thấy trẻ em trong độ tuổi 11 tuổi 4 trẻ chiếm tỷ lệ 10
% ở tuổi này diễn ra sự phát triển toàn diện của các quá trình nhận thức. Hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này là hoạt động học tập, nhưng đối với trẻ em mồ côi ở lứa tuổi này đa số các em không được đến trường vì cuộc sống mưu sinh. Trẻ không được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới có thể nói đối với trẻ em mồ côi các em không được hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ như những trẻ em bình thường khác.
Trẻ em từ 12 tuổi đến 13 tuổi 5 trẻ chiếm tỷ lệ 12,5 % . Trẻ từ 13 đến 14 tuổi là 12 trẻ chiếm tỷ lệ 30 % ở tuổi nầy người ta gọi đây là thời kỳ quá độ từ trẻ con
sang người lớn, ở lứa tuổi này các em rất ngổ nghịch nhất là đối với các em là trẻ mồ côi vì không được cha mẹ, người thân dạy dỗ, phần lớn các em đi sai đường.
Trẻ em từ 15 đến 16 tuổi 19 trẻ, chiếm 47,5 % ở các em bắt đầu có những ước mơ và hoài bảo, quan tâm đến tình yêu, nghề nghiệp tương lai và lối sống, cách sống của mình. Nhưng đối với trẻ mồ côi các em không nghỉ đến tương lai của mình và rất ít ước mơ hoài bảo trẻ chỉ biết kiếm sống qua ngày được ngày nào hay ngày đó.
- Nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em mồ côi tại Trung tâm
Các trẻ em mồ côi trước khi vào Trung tâm các em có một cuộc sống hết sức khó khăn phức tạp, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, đau yếu bệnh tật, môi trường sống thì không an toàn, tâm lý của các em rất phức tạp do tuổi còn quá nhỏ phải đối diện với hoàn cảnh khó khăn.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, các em khi vào Trung tâm nhu cầu đầu tiên các em cần có về vật chất phục vụ cho việc ăn uống, vệ sinh đảm bảo cho sự phát triển về thể chất của trẻ, có một môi trường sống an toàn rất quan trọng đối với các em là 90%, giúp các em tiếp cận và hòa nhập với cuộc sống mới. Các em đều được khám sức khỏe ban đầu và được chăm sóc y tế ở mức độ quan trọng chiếm 65%, vì phần lớn các em ốm yếu bệnh tật. (xem phụ lục 3)
Ngoài có nơi ăn, chốn ở, được chăm sóc y tế, vấn đề tâm lý, tình cảm của các em cũng hết sức quan trọng chiếm 67,5%, các em luôn cần tình cảm của mọi người, sự chia sẻ quan tâm và động viên của các cô chăm sóc, những tình cảm các cô dành cho các em dần dần các em quên đi mặc cảm, tự ti, sống hòa mình với mọi người.
Nhu cầu vui chơi giải trí, học tập là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ em, thông qua hoạt động này giúp trẻ em hòa mình vào xã hội và tự khẳng định mình. Trung tâm tạo điều kiện cho các em được đến trường, đào tạo nghề và tìm việc làm. Các mối quan hệ xã hội của trẻ ngày càng rộng đối với thầy cô, bạn bè, lối xóm, cộng đồng. Từ đó trẻ biết cách tự chăm sóc mình, các kỹ năng sống của trẻ ngày càng phong phú, trẻ đủ tự tin tham gia các hoạt động tại cộng đồng và hòa nhập cộng đồng.
Những trẻ em khi sinh ra và lớn lên không có được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, có nghĩa là các em sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Những khó khăn này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu thốn về đời sống vật chất và thiếu tình yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Chính những khó khăn này không chỉ kiềm hãm phát triển thể chất của các em còn làm cho các em mất đi nhiều quyền cơ bản như học tập, vui chơi, giải trí hay tham gia hoạt động xã hội, thay vào đó các em phải lao động sớm để nuôi sống bản thân. Chính các khó khăn này đã làm cho trẻ em mồ côi có cảm giác thua thiệt, từ đó có thái độ tiêu cực, tự ti, mặc cảm dẫn đến mất đi các động cơ tích cực.