Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng (Trang 56 - 70)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Sóc Trăng

Trước khi nghiên cứu các yếu tố thuộc về bản thân trẻ em mồ côi, chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi. Cụ thể qua bảng 2.11.

Bảng 2.11: Mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến QLTH đối với TEMC (xếp theo thức bậc)

Thứ tự Các yếu tố ảnh hưởng Thứ bậc

1 Đặc điểm của trẻ em mồ côi 1

2 Năng lực, trình độ của nhân viên QLTH 3

3 Năng lực đáp ứng của Trung tâm 2

4 Nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương 4

Nhìn vào bảng số liệu 2.11 ta thấy yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất là đặc điểm trẻ em mồ côi được xếp theo thứ bậc ở vị trí thứ nhất, chiếm tỷ lệ 100%, các trẻ em mồ côi là những đứa trẻ không còn cha mẹ, không được chăm sóc, giáo dục tốt, môi trường sống lại không an toàn, cuộc sống mưu sinh đối với các em rất khó khăn, đa số các em đều trong tình trạng sức khỏe không tốt, suy dinh dưỡng, suy nhược về thể chất. Chính vì thế nhu cầu của các em rất nhiều, nhu cầu về dinh dưỡng, nhà ở, về vệ sinh nước sạch, đồ dùng sinh hoạt, nhu cầu về chăm sóc y tế, chăm sóc tâm lý, tình cảm, chăm sóc về đạo đức, về giao tiếp xã hội, vui chơi giải trí, được tham gia... có rất nhiều nhu cầu mà TEMC mong muốn có được. Bên cạnh đó vấn đề tâm lý của trẻ cũng hết sức phức tạp trẻ thường có cảm giác cô đơn, tự ti, dễ tủi thân, sống thầm lặng, mặc cảm với số phận. Một số trẻ thì hay lo lắng sợ hãi, xa lánh với mọi người, số khác trở nên gan lỳ. Từ những yếu tố đó trẻ rất cần sự can thiệp kịp thời của các NVCTXH, giúp trẻ vượt qua những khó khăn trước mắt và lâu dài để TEMC có được cuộc sống bình thường như bao trẻ em bình thường khác.

Yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh đứng theo thứ bậc thứ hai là năng lực đáp ứng của Trung tâm, chiếm tỷ lệ 85,7 %. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy CSVC của Trung tâm khá khang trang, phòng ốc thoáng mát, trong phòng có ti vi, quạt gió, tủ dùng cho cá nhân từng người, trang bị đầy đủ dụng cụ về y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các trang thiết bị khác dùng để phục vụ cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi tại đơn vị. Ngoài ra Trung tâm có sân chơi dành cho trẻ, sân đánh cầu lông, sân bóng rổ, có phòng đọc sách, xem ti vi, có phòng máy vi tính cho trẻ.

Bên cạnh đó Trung tâm cũng đáp ứng khá đầy đủ các nhu cầu của trẻ em mồ côi, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phục hồi chức năng, trị liêu tâm lý, kết nối với các trường hỗ trợ dạy văn hóa, dạy nghề. Phát huy mọi nguồn lực đã góp phần cải thiện môi trường sống an toàn, ngăn ngừa và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương cho trẻ. Về tài chính cũng được đảm bảo từ Ngân sách Nhà nước cũng như sự hỗ trợ của cộng đồng. Về chính quyền có đủ nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ tốt trong công tác chăm sóc nuôi theo quy định tại Nghị định 68.

Yếu tố ảnh hưởng đến QLTH đối với trẻ em mồ côi theo thứ bậc thứ 3 là năng lực, trình độ của nhân viên QLTH chiếm tỷ lệ 77%. NVQLTH của TTBTXH tỉnh Sóc Trăng đa số đều có trình độ văn hóa tốt nghiệp Trung học phổ thông. Một số nhân viên được đào tạo về CTXH bài bản, một số đã qua các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý ca, quản lý trường hợp và mô hình công tác xã hội; các lớp về chăm sóc trẻ khuyết tật, phục hồi trẻ tự kỷ. Do đó đa số nhân viên quản lý trường hợp đã đánh giá được nhu cầu đích thực của trẻ, xác định những nguồn lực phù hợp với nhu cầu đó, để từ đó kết nối một cách có hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực đó. Nhìn chung đa số nhân viên quản lý trường hợp là những người có kiến thức, kỹ năng, họ là cầu nối giữa đối tượng với các nguồn lực hỗ trợ của xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ít NVQLTH tại Trung tâm chưa được đào tạo bài bản về chuyên ngành CTXH chỉ được tập huấn ngắn hạn, nên chưa nắm bắt được hết tâm lý, tâm tư nguyện vọng cũng như nhu cầu của trẻ, chưa thực sự có phương pháp, kỹ năng chuyên nghiệp trong công công tác QLTH, do đó hiệu quả công việc chưa được như mong muốn. Qua trao đổi với chị Đoàn Thị Thu Sắc, chị cho biết

Tôi làm việc ở Trung tâm được 4 năm 3 tháng rồi tôi rất yêu mến công việc này nhưng do trình độ tôi thấp, tôi ít được dự các lớp tập huấn do bộ ngành tổ chức về CTXH cũng như về QLTH nhưng trong công việc tôi cũng học hỏi được từ đồng nghiệp rất nhiều”. Chúng tôi cũng gặp gỡ và trao đổi với em Nguyễn Phương Nghi 15 tuổi, em chia sẻ “Cháu rất thương các cô chú làm việc ở đây, các cô rất quan tâm chăm sóc và thương yêu tụi cháu, cháu thấy các cô làm việc rất tốt, các cô tận tâm trong công việc của mình đã dành cho chúng cháu những điều tốt nhất”.

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy năng lực, trình độ chuyên môn của NVQLTH còn thấp và có mức độ ảnh hưởng không tốt đến quá trình trợ giúp cho TEMC, chính vì thế TTBTXH cần tạo điều kiện cho các nhân viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ về QLTH, hoặc mở lớp tập huấn tại Trung tâm.

Yếu tố nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương có mức độ ảnh hưởng đến quản lý trường hợp yếu nhất ở thứ bậc thứ 4, chiếm 75,5 %. TEMC đã chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, vì vậy có các doanh nghiệp, cá nhân trong cộng đồng tại địa phương luôn quan tâm trợ giúp, thường xuyên thăm hỏi, động viên, khuyến khích trẻ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, quần áo, trao tặng học bổng, dạy nghề cho TEMC không nhận tiền công, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những trẻ em vốn chịu nhiều thiệt thòi này. Tuy nhiên, bên cạnh những người thật sự quan tâm, chăm sóc, thương yêu chia sẻ, động viên trẻ thì vẫn còn rất nhiều người chưa thật sự quan tâm, họ đến Trung tâm mang tính chất từ thiện nhưng thực chất để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình. Sự nhận thức không đúng đắn của những người này không chỉ ảnh hưởng đến TEMC mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của Trung tâm trong việc trợ giúp cho trẻ. Sự trợ giúp của cộng đồng còn rất ít mang hình thức nhỏ lẻ, các doanh nghiệp trên bàn ít quan tâm đến TEMC nên các nguồn lực từ đây cũng rất hạn chế, do đó nhu cầu trợ giúp cho trẻ còn gặp khó khăn.

Chính quyền địa phương cũng có kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc trợ giúp các TEMC, chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi trẻ trong các dịp lễ, tết, tạo điều kiện cho trẻ được đến trường, miễn giảm học phí… Tuy nhiên chính quyền địa phương chưa có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em mồ côi trong thời gian lâu dài.

Như vậy, thông qua nghiên cứu và khảo sát nhận thấy rằng 4 yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến QLTH đối với TEMC, yếu tố của TEMC là mạnh nhất đạt 100%, vì trẻ em có nhu cầu rất đa dạng, phong phú và trẻ em là người cần được trợ giúp để giải quyết các vấn đề khó khăn mà các em gặp phải. Yếu tố thuộc về nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương thấp hơn so với những yếu tố khác, tuy nhiên

hướng tích cực, sự quan tâm hỗ trợ cho TEMC ngày càng nhiều hơn từ vật chất đến tinh thần, thái độ đối với trẻ tốt hơn.

2.3.1. Yếu tố thuộc về bản thân trẻ em mồ côi ảnh hưởng đến QLTH Bảng 2.12: Các yếu tố thuộc về bản thân trẻ em mồ côi

STT Đặc điểm của trẻ em mồ côi

Mức độ ảnh hưởng (tỷ lệ %)

Rất mạnh Mạnh Yếu Không

ảnh hưởng

1 Hoàn cảnh éo le 42,8 34,2 0 23

2 Tâm lý phức tạp 80 20 0 0

3 Sức khỏe suy kiệt 48,6 51,4 0 0

4 Hoài nghi không tin tưởng người khác

65,7 11,5 22,8 0

5 Ganh ghét, đố kỵ, dễ nổi loạn.

24 52 24 0

Nhìn vào bảng số liệu 2.12 ta thấy có 77 % ý kiến NVQLTH cho rằng hoàn cảnh éo le của TEMC ảnh hưởng rất mạnh và mạnh đến QLTH. Điều này cho thấy TEMC có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng điểm chung là các em không còn cha mẹ hay người thân bên cạnh, trước khi vào Trung tâm cuộc sống mưu sinh đối với các em khó khăn, các em làm đủ nghề để sinh sống, không nơi ở ổn định, có trẻ phải sống dưới gầm cầu, có trẻ sống trong chợ thịt, cuộc sống của các em rất khó khăn và nguy hiểm rình rập. Có 100% ý kiến của NVQLTH cho rằng tâm lý của TEMC rất phức tạp và sức khỏe suy kiệt ảnh hưởng rất mạnh và mạnh đến QLTH.

Vì tâm trạng của các em có lúc vui, lúc buồn, nóng giận thất thường, trẻ thường xuyên cảm thấy cô đơn trống trải khi không có cha mẹ ở bên cạnh, trẻ dễ tủi thân, sống tự ti, mặc cảm với số phận. Mặc dù đã được cán bộ, nhân viên CTXH chăm sóc tận tình chu đáo, đa số các em ở đây vẫn còn tâm lý đó. Vì vậy các cô chăm sóc cũng như NVQLTH cần quan tâm chăm sóc đến trẻ nhiều hơn. Đa số TEMC trước khi vào TTBTXH các em thường có sức khỏe không tốt phần lớn đều bị suy kiệt do các em phải đủ việc để kiếm sống, không có nơi ở sạch sẽ, thức ăn hàng ngày không đủ no, cuộc sống quá khó khăn trong khi các em còn quá nhỏ. Chính từ cuộc sống khó khăn, phức tạp, trẻ thường có đủ lý do để ngờ vực, trẻ cảm thấy những người

xung quanh có vẻ xa cách và không hiểu được những khó khăn mà trẻ gặp phải, trẻ luôn hoài nghi và không tin tưởng vào người khác. Yếu tố này cũng được NVQLTH đánh giá ở mức độ 77,2 % có ảnh hưởng rất mạnh và mạnh đến QLTH. Bên cạnh đó, TEMC luôn khao khát tình thương, luôn ước mơ có một gia đình có đầy đủ cha mẹ. Khi trao đổi với em Nguyễn Thị Trúc Phương 14 tuổi em cho biết “Cháu sống ở đây từ nhỏ, cháu buồn lắm vì không biết bố mẹ cháu là ai, khi thấy các bạn cùng trang lứa có được cha mẹ yêu thương, cháu thèm lắm cô ạ”. Chính vì thế trẻ thường hay ganh ghét đố kỵ với những trẻ còn cha mẹ khác mà không rõ lý do, sự ganh ghét này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. Từ kết quả trên ta thấy có 76% NVQLTH cho rằng sự ganh ghét, đố kỵ của trẻ cũng ảnh hưởng khá lớn đến QLTH.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy các yếu tố thuộc về bản thân trẻ em mồ côi như về hoàn cảnh sống, về tâm lý, về sức khỏe được NVQLTH đánh giá các yếu tố này có ảnh hưởng rất mạnh đến công tác quản lý trường hợp, do đó trẻ em mồ côi rất cần đến sự quan tâm trợ giúp của NVQLTH để giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, ổn định tâm lý và phục hồi sức khỏe từ thể chất và tinh thần.

2.3.2. Yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội Bảng 2.13: Yếu tố thuộc về bản thân nhân viên quản lý trường hợp

STT Năng lực, trình độ của NVQLTH

Mức độ ảnh hưởng (tỷ lệ %) Rất

mạnh Mạnh Bình

thường Yếu 1 Hiểu biết về chính sách, pháp luật 20 45,7 5,8 28,5 2 kiến thức chuyên môn, kỹ năng

chuyên nghiệp

18.5 35,7 45,8 0

3 Khả năng kết nối các nguồn lực

trong trợ giúp 41,5 20 38,5 0

4 Trình độ chuyên môn được đào tạo

22,8 14,4 62,8 0

5 Phương pháp trong QLTH 22,8 5,8 71,4 0

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, NVQLTH cho rằng điểm hiểu biết về chính sách pháp luật của NVQLTH có ảnh hưởng khá lớn đến công tác QLTH có

về chính sách pháp luật thì dễ dàng trợ giúp cho TEMC trong việc tiếp cận các dịch vụ, kết nối các nguồn lực, tư vấn pháp luật cho trẻ em và dễ dàng nắm bắt được các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách về bảo trợ xã hội hội để trợ giúp cho các em giải quyết các vấn đề khó khăn mà các em gặp phải.

Qua kết quả khảo sát chúng ta cũng thấy được rằng kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp của NVQLTH, có 54,2 % ý kiến cho rằng ảnh hưởng rất mạnh và mạnh đến quản lý trường hợp vì đây là một quá trình phức tạp, NVQLTH phải can thiệp vào những vấn đề nhạy cảm riêng tư trong đời sống của trẻ, mang tính đòi hỏi cao, đôi lúc khiến NVQLTH rơi vào trạng thái mệt mỏi nếu như hàng ngày phải xử lý công việc của trẻ. Do đó NVQLTH cần phải nắm vững về kiến thức chuyên môn và có kỹ năng chuyên nghiệp để xử lý công việc trôi chảy.

Kết quả bảng 2.13 cho thấy khả năng kết nối các nguồn lực của NVQLTH có mức độ ảnh hưởng rất mạnh và mạnh là 61,5 %, cho thấy việc huy động các nguồn lực trong cộng đồng từ vật chất đến con người, được nhân viên QLTH thực hiện khá tốt. là những người có uy tín trong cộng đồng, có khả năng thuyết phục và kết nối nguồn lực để hỗ trợ giải quyết vấn đề của trẻ.

Trình độ chuyên môn của NVQLTH được đào tạo còn quá thấp so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Qua kết quả trên cho thấy chỉ có 37,2 % ảnh hưởng rất mạnh và mạnh còn lại 62, 8% ảnh hưởng ở mức độ bình thường. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn của NVQLTH còn rất thấp chưa được đào tạo bài bản về CTXH cũng như về QLTH. Bên cạnh đó phương pháp trong QLTH được NVQLTH đánh giá ở mức độ bình thường 71,4%. Chính từ trình độ chuyên môn thấp, phương pháp trong quản lý trường hợp chưa tốt đã phần nào đã ảnh hưởng đến quá trình QLTH của TTBTXH.

Tóm lại, từ kết quả trên NVQLTH cho ta thấy được năng lực trình độ của NVQLTH trong hiểu biết chính sách và pháp luật cũng như khả năng kết nối các nguồn lực trong trợ giúp cho TEMC là những yếu tố có tác động rất mạnh và mạnh đến QLTH. Còn về kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn được đào tạo và Phương pháp trong QLTH của NVQLTH còn nhiều hạn chế, do đó NVQLTH tại TTBTXH tỉnh Sóc Trăng còn gặp nhiều khó khăn trong tiến

trình trợ giúp cho TEMC. Vì vậy lãnh đạo Trung tâm cần có giải pháp và tạo điều kiện cho NVQLTH tham gia học tập các lớp về nghiệp vụ QLTH để phục vụ tốt hơn trong công tác chuyên môn.

2.3.3. Năng lực đáp ứng của trung tâm

Bảng 2.14: Năng lực đáp ứng của Trung tâm

STT Năng lực đáp ứng của Trung tâm

Mức độ ảnh hưởng (tỷ lệ %) Rất

mạnh

Mạnh Bình thường

Yếu

1 Cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu của trẻ

25,6 71,4 3 0

2 Các dịch vụ 43 28,5 28,5 0

3 Nguồn tài chính 37,1 48,5 14,4 0

4 Bộ máy tổ chức, chính quyền 31,5 68,5 0 0

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, NVQLTH cho rằng cơ sở vật chất cũng như việc đáp ứng các nhu cầu cho trẻ của TTBTXH hội tỉnh Sóc Trăng có ảnh hưởng mạnh đến công tác quản lý trường hợp có 97% ý kiến cho rằng ảnh hưởng rất mạnh và mạnh, qua khảo sát ta thấy được phòng ốc khang trang, thoáng mát, dụng cụ phục vụ sinh hoạt cho đối tượng đầy đủ, ngoài ra các thiết bị về y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các trang thiết bị khác được trang bị đầy đủ,dùng để phục vụ cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng TEMC tại đơn vị. Ngoài ra Trung tâm có sân chơi dành cho trẻ, sân đánh cầu lông, sân bóng rổ, có phòng đọc sách, xem ti vi, có phòng máy vi tính cho trẻ.

Qua khảo sát chúng ta cũng thấy được Trung tâm cũng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của trẻ em mồ côi :

+ Về chế độ dinh dưỡng, để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã trao đổi và nhận được ý kiến của em Nguyễn An Phương 12 tuổi: “bữa ăn ở đây cháu thấy rất ngon, trước đây cháu không được những bữa ăn ngon như vậy và thường hay bị đói”. Qua khảo sát (xem phụ lục 3) có 15/40 trẻ em cho rằng bữa ăn trong tuần Trung tâm thực hiện rất tốt; có 24/40 em cho rằng tốt; còn 01 trẻ cho là bình

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)