Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG
2.2. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi
2.2.1. Thu thập thông tin và nhu cầu của trẻ mồ côi
Sau khi tiếp nhận thông tin, NVQLTH đã đến gặp gỡ tiếp xúc với lãnh đạo Trung tâm, các cô trực tiếp chăm sóc trẻ và thiết phải lập mối quan hệ đối với TEMC. NVQLTH đã gặp trực tiếp để tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu cần trợ giúp của trẻ và có kế hoạch hỗ trợ. Qua thời gian tiếp xúc với trẻ NVQLTH gặp rất nhiều trở ngại có một số trẻ không hợp tác, thông tin thu thập được thì rời rạc, một số câu trả lời không chính xác.
* Các nguồn thông tin
Để đánh giá toàn diện về trẻ em mồ côi trước khi xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ. NVQLTH đã tiếp cận thu thập các nguồn thu thập thông tin cần thiết liên quan tới trẻ mồ côi và những người có liên quan đến trẻ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và trong các mối quan hệ xã hội.
Bảng 2.1: Các nguồn thu thập thông tin về trẻ em mồ côi STT
Các nguồn thông tin
Mức độ (tỷ lệ %) Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
1 Bản thân trẻ em 42,8 37,2 20 0
2 Những người thân còn lại 0 0 37,2 62,8
3 Bạn bè 2,9 2,9 57,1 37,1
4 Thầy cô 0 8,6 51,4 40
5 Nhân viên chăm sóc trẻ 57,1 42,9 0 0
6 Những người hàng xóm 0 0 17,4 82,6
7 Cán bộ cơ sở biết về trẻ 5,8 25,7 57,1 11,4
Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy: đối với bản thân của trẻ NVQLTH thu thập thông tin rất thường xuyên ở mức độ là 42,8%, thường xuyên là 37,2%; những người thân còn lại như anh, chị, em, ông bà, cô dì, chú bác nguồn thông tin này không có thu thập 62,8 % do đây là những trẻ mồ côi không xác định được nguồn gốc của trẻ vì trẻ mồ côi từ nhỏ nên không thu thập thông tin từ người thân của trẻ. Nguồn thông tin từ bạn bè, thầy cô tại trường học cũng rất ít thỉnh thoảng khoảng 57,1% đa phần các trẻ em này không được đi học; các nhân viên sóc trẻ tại Trung tâm ở mức độ rất thường xuyên là 57,1%, thường xuyên 42,9% vì đây là những người trực tiếp quản lý , chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày, đối với trẻ em mồ côi sống tại Trung tâm thì việc quan hệ với lối xóm, cộng đồng rất ít nên việc thu thập thông tin ở mức độ không bao giờ là 82,6%, cán bộ cơ sở biết về trẻ thỉnh thoảng là 57,1%.
Qua kết quả trên cho thấy, nguồn thông tin chủ yếu là chính bản thân trẻ em mồ côi và nhân viên chăm sóc trẻ. Do trẻ em mồ côi sống tại Trung tâm đa phần không có liên lạc được với gia đình chính thống và các mối quan hệ của trẻ đối với cộng đồng cũng bị giới hạn.
* Các phương pháp thu thập thông tin
Từ các nguồn thông tin thu thập NVQLTH đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn, quan sát, chuyện trò với trẻ, đến thăm thực tế điều kiện sống của trẻ, đọc các tài liệu, văn bản có liên quan đến trẻ qua đó để có những thông tin về sức khỏe thể chất, tinh thần và kiểm chứng những gì đã nghe được qua các kênh thông tin khác, đồng thời tạo ra bầu không khí thân thiện để trẻ chia sẻ các thông tin một cách thoải mái.
Bảng 2.2: Các phương pháp thu thập thông tin của NVQLTH STT
Các phương pháp
Mức độ (%) Rất
thường xuyên Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
1 Phỏng vấn 8,5 14,3 68,6 8,5
2 Quan sát 14,3 71,4 14,3 0
3 Chuyện trò 62,8 37,2 0 0
4
Thăm thực tế đều kiện sống
của trẻ 3 77 20
0
5 Đọc các tài liệu, văn bản liên quan đến trẻ
3 11,3 65,7 20
Dữ liệu ở bảng 2.2 cho thấy NVQLTH sử dụng phương pháp phỏng vấn ở mức độ thỉnh thoảng 68,6%, phương pháp này NVQLTH phải đặt nhiều câu hỏi cho trẻ, nhưng ở tầm hiểu biết và nhận thức của trẻ tại Trung tâm BTXH thì phần lớn không đủ khả năng để trả lời các câu hỏi, chính vì vậy NVQLTH ít sử dụng phương pháp phỏng vấn đối với trẻ. NVQLTH tập trung vào phương pháp quan sát trẻ ở mức độ thường xuyên là 71,4% thông qua phương pháp này NVQLTH hiểu rõ hơn môi trường sống của trẻ cũng như hiểu được các tính cách của trẻ trong sinh hoạt hằng ngày, sự phát triển của trẻ về thể chất và tinh thần và những thay đổi của trẻ.
Chuyện trò với trẻ là một phương pháp hữu hiệu để tạo thêm mối quan hệ thân thiết giữa NVQLTH và trẻ để từ đó hiểu rõ những khó khăn mà trẻ gặp phải cũng như những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của trẻ, qua kết quả khảo sát với mức độ rất thường xuyên 62,8%, thường xuyên là 37,2%. Kết quả khảo sát thăm thực tế điều kiện sống của trẻ thường xuyên là 77 % qua thăm thực tế điều kiện sống của trẻ sẽ giúp NVQLTH kịp thời phát hiện những khó khăn vướn mắc trong cuộc sống hằng ngày, để có hướng can thiệp, trợ giúp kịp thời. Tuy nhiên kết quả trên cho thấy NVQLTH chưa chú trọng đến việc tìm hiểu, đọc thêm các tài liệu, văn bản liên quan đến trẻ chỉ thỉnh thoảng đọc các tài liệu, văn bản liên quan đến trẻ là 65,7%.
Tóm lại trong các phương pháp thu thập thông tin của NVQLTH, NVQLTH chỉ chú trọng ở phương pháp chuyện trò với trẻ, cũng như quan sát và thăm thực tế đều kiện sống của trẻ vì các phương pháp này sẽ giúp ích cho NVQLTH trong quá trình trợ giúp cho trẻ và đưa ra hướng can thiệp kịp thời.
* Nội dung thông tin cần thu thập
Bảng 2.3: Các nội dung thông tin cần thu thập STT Các nội dung thông tin cần thu thập
Mức độ (%) Rất
thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không Bao
giờ
1
Thông tin về nhân khẩu trẻ em - Họ tên
- Giới tính - Ngày sinh - Học vấn
- Thành phần gia đình
8,5 48,6 42,9 0
2
Thông tin về cá nhân trẻ em mồ côi
- Về thể lực và trí lực - Những vấn đề khó khăn
- Vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống - Nhu cầu của trẻ
20 74,3 5,7 0
3
Thông tin về gia đình - Hoàn cảnh gia đình
- Các mối quan hệ trong gia đình - Nguồn trợ giúp của gia đình
- Mong muốn của gia đình trong việc trợ giúp cho trẻ
3 20 54,3 22,7
4
Thông tin về nguồn lực cộng đồng - Kết nối, cam kết hỗ trợ cho trẻ
- Nguồn lực để giải quyết vấn đề cho trẻ
- Các chương trình, chính sách, mô hình dành cho trẻ
- Sự cam kết của cộng đồng trong việc hỗ trợ
14,3 57,1 28,6 0
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy thông tin về nhân khẩu, NVQLTH thu thập ở mức độ thường xuyên là 48,6%, thỉnh thoảng 42,9% , do khi trẻ em mồ côi mới vào
Thông tin về cá nhân của trẻ em mồ như về thể lực, trí lực, những vấn đề khó khăn, các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ và các nhu cầu thiết yếu của trẻ ở mức độ thường xuyên 74,3%. Do trẻ em mồ côi tại Trung tâm phần lớn không có gia đình chính thống nên việc thu thập thông tin về hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ trong gia đình, nguồn trợ giúp của gia đình đối với trẻ chỉ ở mức độ thỉnh thoảng là 54,3 %, không tìm hiểu về thông tin gia đình là 22,7 %. NVQLTH thường xuyên thu thập thông tin về nguồn lực cộng đồng trong việc kết nối, cam kết hỗ trợ cho trẻ, nguồn lực để giải quyết các vấn đề của trẻ, các chương trình chính sách, mô hình dành cho trẻ, sự cam kết của cộng trong việc hỗ trợ trẻ em mồ côi chiếm tỷ lệ 57,1% vì đây là những thông tin quan trọng trong việc hỗ trợ cho trẻ em mồ côi kết nối với các nguồn lực bên ngoài để giải quyết các vấn đề khó khăn mà trẻ em mồ côi gặp phải.
Việc thu thập thông tin rất có ý nghĩa cho hoạt động quản lý trường hợp vì qua nguồn thông tin thu thập được NVQLTH sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc cung cấp các dịch vụ cũng như kế hoạch can thiệp hỗ trợ kịp thời cho trẻ em mồ côi có các vấn đề gặp phải.
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng các nội dung thông tin cần thu thập NVQLTH tập trung vào thông tin về cá nhân của trẻ và thông tin về nguồn lực cộng đồng trong việc kết nối, cam kết hỗ trợ cho trẻ.
2.2.2. Đánh giá thân chủ trẻ em mồ côi
Sau khi thu thập thông tin của trẻ em mồ côi tại Trung tâm bảo trợ Xã hội tỉnh Sóc Trăng, nhân viên QLTH tiến hành các bước đánh giá toàn diện về trẻ em mồ côi để làm cơ sở xây dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp. Nhân viên QLTH đã tập trung đánh giá các nội dung sau :
* Đánh giá nhu cầu của trẻ mồ côi
Để đảm bảo việc đánh giá nhu cầu của trẻ em mồ côi chính xác, nhân viên QLTH cùng với trẻ, người giám hộ tiến hành xem xét các nhu cầu của trẻ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch trợ giúp cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.4: NVQLTH tìm hiểu các nhu cầu của trẻ em mồ côi
STT Các nhu cầu Mức độ (%)
Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao
giờ 1 Môi trường, hoàn cảnh trẻ đang
sinh sống
28,6 71,4 0 0
2 Chăm sóc sức khỏe và y tế 25,7 74,3 0 0
3 Tâm lý, tình cảm của trẻ 28,6 71,4 0 0
4 Giáo dục, học nghề và việc làm 11,5 55,7 32,8 0 5 Các mối quan hệ xã hội của trẻ 8,6 32,9 58,5 0
6 Các kỹ năng sống 11,5 42,9 45,7 0
7 Tham gia, hòa nhập cộng đồng 11,5 14,3 68,6 5,6
8 Nhu cầu được tôn trọng 48,6 51,4 0 0
9 Nhu cầu hoàn thiện phát triển nhân cách
2,6 71,4 0 0
Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy được NVQLTH đã tìm hiểu các nhu cầu của TEMC, kết quả NVQLTH đánh giá nhu cầu về môi trường, hoàn cảnh TEMC đang sinh sống, về chăm sóc sức khỏe y tế, về tình cảm tâm lý của trẻ, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên là 100 % vì đây là những nhu cầu hết sức quan trọng đối với trẻ em mồ côi, vì các em mồ côi rất cần một môi trường an toàn, được chăm sóc sức khỏe như những trẻ em khác không phân biệt đối xử điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được quan tâm, được yêu thương, chăm sóc và yên tâm sống và học tập. Bên cạnh đó sự quan tâm vể nhu cầu tâm lý tình cảm của trẻ em mồ côi sẽ giúp trẻ hình thành cái tôi, cảm xúc, tình cảm tích cực để trẻ biết quan tâm tới người khác và có được những mối quan hệ tình cảm tích cực với những người xung quanh. Ngoài ra, nhu cầu được tôn trọng của trẻ em mồ côi và nhu cầu hoàn thiện phát triển nhân cách của trẻ giúp cho trẻ hiểu rằng trẻ cũng được mọi người người tôn trọng và tự khẳng định mình, từng bước giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Bên cạnh đó, NVQLTH ít quan tâm đánh giá đến các nhu cầu: nhu cầu về giáo dục, học nghề của trẻ ở mức độ thường xuyên 55,7%, các mối quan hệ xã hội của trẻ NVQLTH chưa quan tâm nhiều chỉ tìm hiểu ở mức độ thỉnh thoảng là
58,5%, do các em khi vào sống trong Trung tâm bảo trợ Xã hội các mối quan hệ bên ngoài hầu như không còn, ngoài các em đi học tiếp xúc với môi trường bên ngoài, còn lại các em chỉ sống quanh quẩn trong Trung tâm nên các mối quan hệ xã hội của các em bị giới hạn, cho nên các kỹ năng sống của trẻ em mồ côi cũng không tốt như những trẻ em có gia đình. Bên cạnh đó việc tham gia hòa nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi cũng bị giới hạn do đó NVQLTH chỉ tìm hiểu ở mức độ thỉnh thoảng là 68,6%.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy việc tìm hiểu và đáp ứng tốt các nhu cầu của trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội là việc làm cần thiết, giúp trẻ em mồ côi thấy được mình được yêu thương, được tôn trọng và là người có giá trị. Tuy nhiên vẫn còn một vài hạn chế nhất định như các mối quan hệ xã hội của trẻ em mồ côi chưa chưa được mở rộng, kỹ năng sống của các em chưa tốt cho thấy các em chưa đủ khả năng để tự bảo vệ mình, việc tham gia hòa nhập cộng đồng cũng bị giới hạn cho nên NVQLTH chỉ tìm hiểu ở mức độ thỉnh thoảng.
* Đánh giá tình trạng và thông tin liên quan đến vấn đề của trẻ
Sau khi đánh giá nhu cầu của trẻ em mồ côi NVQLTH tiến hành đánh giá tình trạng của trẻ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch can thiệp.
Bảng 2.5: Các nội dung đánh giá về trẻ em mồ côi
STT
Các nội dung Đánh giá
Mức độ (tỷ lệ%) Rất
Tốt
Tốt Bình thường
Không Tốt 1 Sức khỏe thể chất hiện tại của trẻ 5,7 51,4 42,9 0 2 Thái độ, hành vi và lòng tin đối với
những người xung quanh
14,2 42,9 42,9 0
3 Nhận thức của trẻ 3 57 40 0
4 Khả năng tự khẳng định bản thân trẻ 11,5 71,4 17,1 0 6 Các mối quan hệ xã hội của trẻ 8,6 20 28,6 42,8 7 Khả năng tự chăm sóc và bảo vệ bản
thân của trẻ
14,2 34,4 51,4 8 Khả năng tiếp cận đến các dịch vụ 8,7 48,6 28,5 14,2 9 Môi trường trẻ đang sinh sống 14,3 65,7 20 0 10 Các tổ chức đã hỗ trợ cho trẻ 14,2 28,5 57,3 0
Kết quả từ bảng số liệu 2.5 cho thấy, đối với trẻ em mồ côi sau khi vào Trung tâm sức khỏe thể chất hiện tại của các em được NVQLTH đánh giá ở mức độ tốt là 51,4%, bình thường là 42,9 %, điều này cũng nói lên được tình trạng sức khỏe thể chất hiện tại của các em tương đối ổn định, các em phục hồi sức khỏe do có chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi phù hợp, bên cạnh đó điều kiện sống của các em được đảm bảo, môi trường trong Trung tâm là một môi trường an toàn. Qua đó chúng ta cũng thấy được thái độ, hành vi và lòng tin đối với những người xung quanh của TEMC ở mức độ tốt là 42,9 %, mức độ bình thường 42,9 %, điều này cho thấy khi TEMC sống trong Trung tâm, tâm lý của các em đã dần dần ổn định, các em ít tự ti, mặc cảm và phần nào đã có lòng tin với mọi người, có biểu hiện thân thiện với các cô chăm sóc, bạn bè cùng sống chung, biết quan tâm phụ giúp các cô chăm sóc. Từ thái độ, hành vi dần dần thay đổi dẫn đến nhận thức của trẻ thay đổi ngày càng tốt hơn, TEMC đến tuổi đi học được đến trường, các em nhìn nhận mọi sự việc theo chiều hướng tích cực hơn, từ kết quả trên cũng cho thấy nhận thức của trẻ em mồ côi ở mức độ tốt chiếm 57%, khả năng tự khẳng định bản thân của trẻ chiếm 71,4 % ở mức độ tốt.
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy được các mối quan hệ xã hội của TEMC không tốt chiếm tỷ lệ 42,8 %, trẻ chỉ tiếp xúc với những đứa trẻ cùng cảnh ngộ, ít giao tiếp với những người xung quanh do trẻ có nhiều mặc cảm, phần thì có tâm lý sợ sệt, tự ti. Chỉ có 20 % trẻ em mồ côi có mối quan hệ xã hội tốt vì sau khi trẻ được sống trong TTBTXH các em được đến đến trường thông qua thầy cô, bạn bè và tham gia một số hoạt động đoàn thể của trường cũng như của địa phương. Từ đó chúng ta cũng thấy được khả năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân của trẻ em mồ côi còn rất thấp ở mức độ không tốt là 51,4%, vì trẻ không có cha mẹ hay người thân chăm sóc, không ai hướng dẫn kiến thức để trẻ có khả năng bảo vệ mình.
Khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản, kết quả cho thấy TEMC sống tại TTBTXH tiếp cận ở mức độ tốt là 48,6%, nhìn chung các mối quan hệ xã hội của trẻ chưa được mở rộng, trẻ ít tiếp cận với cộng đồng, điều này đã cản trở trẻ em trong việc tiếp cận các dịch vụ bảo vệ cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản cho
Trung tâm Bảo trợ xã hội là môi trường sống an toàn cho trẻ em mồ côi, được NVQLTH đánh giá ở mức độ tốt là 65,7% ở đây các em được đảm bảo các nhu cầu cơ bản. Ngoài kinh phí Nhà nước cấp theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP bên cạnh đó cũng có các tổ chức, cá nhân hỗ trợ vật chất chăm sóc cho trẻ em nhưng không được thường xuyên, chỉ ở mức độ bình thường là 57,3%, điều này cho thấy ý thức của cộng đồng chưa cao trong việc hỗ trợ giúp đỡ trẻ em mồ côi.
Tóm lại, từ kết quả trên ta có thể thấy TEMC khi sống trong TTBTXH điều đầu tiên là các em được chăm sóc tốt về sức khỏe từ thể chất đến tinh thần, các em có một môi trường sống an toàn, bên cạnh đó thái độ, hành vi của các em cũng dần dần thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, nhận thức của các em cũng được nâng lên, khả năng tự khẳng định bản thân của trẻ cũng tốt hơn. Tuy nhiên qua kết quả trên cũng cho ta thấy các mối quan hệ xã hội của trẻ còn bị giới hạn, khả năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân chưa tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của các em cũng khác nhau, thậm chí các em có nhiều hạn chế trong khả năng này, điều này sẽ gây khó khăn cho NVQLTH trong hoạt động trợ giúp cho các em.
2.2.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp
* Xây dựng kế hoạch trợ giúp
Hoạt động xây dựng kế hoạch trợ giúp có sự tham gia của TEMC , người quản lý Trung tâm, NVQLTH và các cơ quan ban ngành có liên quan. Khi xây dựng kế hoạch trợ giúp NVQLTH căn cứ vào từng vấn đề trẻ em gặp phải, vào nguồn lực từ cộng đồng, từ gia đình và năng lực từ chính bản thân các em. Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên trong một thời gian nhất định, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, đáp ứng đúng nhu cầu cấp thiết của trẻ em mồ côi.
Bảng 2.6: Các bước trong xây dựng kế hoạch trợ giúp của NVQLTH
STT
Các bước trong xây dựng kế hoạch trợ giúp
Mức độ (tỷ lệ %) Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ 1 Xác định vấn đề ưu tiên của trẻ
em mồ côi
62,9 37,1 0 0
2 Xác định nhu cầu ưu tiên của 54,3 45,7 0 0