Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP
1.2. Lý luận về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
1.2.1.1. Khái niệm quản lý trường hợp
Quản lý trường hợp (tiếng Anh là Case Management) còn được gọi là quản lý ca, gọi chung là Quản lý trường hợp (QLTH). Ở một số nước, QLTH được sử dụng trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ an sinh cho con người (QLTH trong y tế nhằm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân; QLTH với người cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV, v.v.) và cả trong lĩnh vực luật pháp (luật sư tư vấn luật cho các khách hàng).
Quản lý trường hợp là phương pháp thực hành công tác xã hội phù hợp đánh giá toàn diện tình trạng của thân chủ người cai nghiện ma tuý), qua đó
22
xác định các nhu cầu và vấn đề của người cai nghiện ma tuý. Một phần của quá trình này là dùng những điểm mạnh và mối quan tâm của người cai nghiện ma tuý vào việc cải tiến tình trạng của thân chủ ở bất cứ nơi nào có thể.
Ở Việt Nam, thuật ngữ quản lý trường hợp đôi khi còn được gọi là quản lý ca.
Có nhiều khái niệm khác nhau và sau đây là một số quan niệm về quản lý trường hợp của các tác giả trên thế giới:
Theo Johnson 1995 , được trích lại từ tác giả Nguyễn Trung Hải, thì quản lý trường hợp là sự điều phối các dịch vụ trong việc hỗ trợ thân chủ.
Nhân viên quản lý trường hợp sẽ làm việc với thân chủ nhằm xác định các dịch vụ cần thiết, sau đó tổ chức và theo dõi sự chuyển giao các dịch vụ này đến thân chủ một cách hiệu quả.
Cũng được trích lại từ tác giả Nguyễn Trung Hải, Moore (1995) thì cho rằng quản lý trường hợp là việc hoạch định và phối hợp một gói các dịch vụ y tế và xã hội được cá nhân hoá nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc thù của một thân chủ.
Theo Hiệp hội Quốc gia các Nhân viên xã hội Mỹ - NASW (2013, Tr.13) thì quản lý trường hợp là một quá trình hoạch định, tìm kiếm, biện hộ và theo dõi các dịch vụ từ các cơ sở cung cấp dịch vụ an sinh hoặc các tổ chức chăm sóc sức khoẻ khác nhau. Quá trình này cho phép các nhân viên xã hội trong một tổ chức hoặc trong những tổ chức khác nhau phối hợp những nỗ lực của họ phục vụ cho một thân chủ cụ thể thông qua sự làm việc nhóm một cách chuyên nghiệp, nhờ đó mở rộng việc cung cấp dịch vụ cần thiết. Quản lý trường hợp giúp hạn chế những khó khăn nảy sinh do việc phân khúc các dịch vụ, sự luân chuyển nhân viên trong các tổ chức, sự phối họp không thoả đáng giữa các nơi cung cấp dịch vụ, quản lý trường hợp có thể xảy ra trong một tổ chức lớn, hoặc trong một chương trình cộng đồng mà nó liên kết các dịch vụ trong điều kiện của cộng đồng.
23
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy nói đến QLTH là nói đến các hoạt động của nó như tham vấn, dạy nghề và tạo việc làm, điều phối dịch vụ, tìm kiếm và kết nối nguồn lực... thông qua vai trò của nhân viên công tác xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu thân chủ một cách hiệu quả.
Từ đó, có thể thấy QLTH có một số đặc điểm cơ bản: Cách tiếp cận thông qua việc cung cấp các dịch vụ khác nhau; hương pháp tiếp cận căn cứ vào minh chứng, hướng dẫn và tổ chức công việc cho người làm công tác xã hội; Bảo đảm cho khách hàng được hưởng các dịch vụ hỗ trợ một cách toàn diện nhất; Bao gồm việc đánh giá chi tiết nhu cầu hỗ trợ, hỗ trợ khách hàng, xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về QLTH. Về cơ bản có thể hiểu QLTH như sau:
QLTH là một quá trình trợ giúp của công tác xã hội, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu thân chủ cá nhân, gia đình , xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp thân chủ tiếp cận với các nguồn lực để giải quyết vấn đề của thân chủ một cách hiệu quả.
1.2.1.2. Khái niệm Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy Trong Giáo trình QLTH với người sử dụng ma túy, tác giả Nguyễn Trung Hải đưa ra khái niệm QLTH đối với người sử dụng ma túy như sau:
QLTH với người sử dụng ma túy là một tiến trình hợp tác giữa các nhà chuyên môn với các hoạt động đánh giá nhu cầu thân chủ là cá nhân, gia đình người sử dụng ma túy , xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp thân chủ tiếp cận nguồn lực để giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu một cách hiệu quả.
Tóm lại, QLTH đối với NCNMT là phương pháp thực hành công tác xã hội phù hợp với người cai nghiện ma tuý có nhu cầu phức tạp mà một cơ sở
24
xã hội như Trung tâm có thể không đáp ứng được hết mà cần đến sự liên kết và điều phối nhiều dịch vụ khác nhau từ các cơ sở cung cấp dịch vụ khác nhau, là hoạt động chuyên nghiệp, có tính chuyên môn cao, điều này thể hiện ở việc thực hiện quản lý trường hợp cần phải theo một tiến trình nhất định.
Trong tiến trình trợ giúp này, nhân viên quản lý trường hợp cần đảm bảo một số yêu cầu chuyên môn như thiết lập mối quan hệ với người cai nghiện, thu thập thông tin, cùng người cai nghiện và các bên liên quan phân tích thông tin, đánh giá như cầu của người cai nghiện, xây dựng kế hoạch trợ giúp người cai nghiện các mục tiêu đã xác định, liên kết, điều phối và thúc đẩy mạng lưới các dịch vụ cung cấp, thiết lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ của người cai nghiện đảm bảo theo đúng nguyên tắc và làm cơ sở theo dõi cho quá trình can thiệp trợ giúp.
Từ khái niệm về người cai nghiện, quản lý trường hợp, thì quản lý trường hợp đối với người cai nghiện có thể được hiểu như sau: là một quá trình trợ giúp của CTXH, bao gồm các hoạt động đánh nhu cầu của người cai nghiện (cá nhân, gia đình)tư vấn, tham vấn, giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm.. , xác định kết nối dịch vụ và điều phối các nguồn lực nhằm giúp người cai nghiện tiếp cận với các nguồn lực giúp người cai nghiện giải quyết các vấn đề của họ một cách hiệu quả, thành công và hòa nhập xã hội.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy 1.2.2.1. Nguyên tắc chấp nhận thân chủ
Thân chủ phục vụ của ngành công tác xã hội là con người, đặc biệt là nhóm người yếu thế, nhóm người có hoàn cảnh và nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng. Mỗi con người, dù là bình thường hay có hoàn cảnh đặc biệt họ đều có nhân phẩm, có giá trị riêng và có quyền được tôn trọng, bình đẳng. Chính vì vậy trong các hoạt động trợ giúp, nhân viên quản lý trường hợp cần có thái độ tôn trọng phẩm giá con người và chấp nhận họ. Việc chấp nhận những
25
hành vi, quan điểm hay giá trị của thân chủ không có nghĩa là đồng tình với những hành vi, suy nghĩ của họ. Sự tôn trọng hay chấp nhận ở đây ám chỉ sự ghi nhận sự tồn tại và không phán xét những hành vi hay suy nghĩ của họ.
Thực hiện nguyên tắc này giúp cho nhân viên QLTH tạo được lòng tin từ thân chủ, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của họ, đó là nền tảng cho thiết lập mối quan hệ tương tác trong quá trình giúp đỡ.
1.2.2.2. Nguyên tắc cá thể hóa
Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người do hoàn cảnh khác nhau, mỗi người lại có những tính cách khác nhau và những mong muốn nguyện vọng không giống nhau. Mỗi gia đình cũng có những đặc điểm riêng với nếp sống, truyền thống gia đình. Việc cá thể hóa giúp nhân viên QLTH đưa ra phương pháp giúp đỡ thích hợp với từng trường hợp cụ thể.
Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ giúp thân chủ thể hiện ở việc tìm hiểu và phát hiện những nét đặc thù của trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, không áp dụng cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp.
Giải pháp cho mỗi trường hợp cần được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ có.
Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép nhân viên QLTH đảm bảo lợi ích thiết thực của thân chủ, đáp ứng đúng nhu cầu của thân chủ và rèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sự bảo thủ, quan liêu, cứng nhắc trong quá trình trợ giúp.
1.2.2.3. Nguyên tắc bảo mật thông tin cho thân chủ
Bảo mật thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản của ngành Công tác xã hội nói chung và QLTH nói riêng. Điều này thể hiện sự tôn trọng những vấn đề riêng tư của thân chủ và không được chia sẻ những thông tin của thân chủ với người khác khi chưa có sự đồng ý của thân chủ. Nếu nhân viên QLTH thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện để thân chủ chân
26
thành cởi mở, bộc lộ những cảm xúc, tâm trạng và những khó khăn của họ.
Nhân viên QLTH chỉ chia sẻ thông tin khi được thân chủ đồng ý. Đảm bảo tính riêng tư của trường hợp còn thể hiện ở việc bảo mật lưu trữ hồ sơ. Nhân viên QLTH cần lưu trữ hồ sơ của thân chủ cẩn thận, có khóa tủ hay có mật khẩu trong máy tính.
Không chia sẻ thông tin của thân chủ với các cá nhân hoặc tổ chức không làm việc trực tiếp với các vấn đề liên quan đến ma túy. Việc bảo mật thông tin của thân chủ sẽ giúp cho thân chủ tin tưởng vào nhân viên QLTH, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác. Việc đảm bảo bí mật của thân chủ còn là yêu cầu mang tính nhân văn trong quan hệ con người và quan hệ nghề nghiệp.
1.2.2.4. Nguyên tắc dịch vụ toàn diện
Các dịch vụ toàn diện chỉ ra rằng tất cả những phạm trù dự đoán trước được về cuộc sống của thân chủ bao gồm nhà ở, nghỉ ngơi, giải trí, việc làm, tài chính, y tế/thuốc men, sức khỏe tâm thần, sức khỏe tinh thần, v.v. đều phải xem xét. Nguyên lý này giúp nhân viên QLTH đảm bảo rằng các nhu cầu của thân chủ đều được quan tâm và tạo điều kiện để thân chủ được đáp ứng các nhu cầu đó một cách tối đa. Dịch vụ phải luôn linh hoạt, đa dạng, luôn giúp đỡ thân chủ điều trị nghiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Thân chủ là người sử dụng ma túy và mong muốn được sử dụng Methadone. Sau khi hoàn tất thủ tục, nhân viên QLTH hỗ trợ thân chủ được tham gia vào chương trình uống methadone miễn phí hỗ trợ điều trị nghiện.
Khi thân chủ dần bình phục và có nhu cầu muốn tham gia sinh hoạt nhóm đồng đẳng, muốn xin việc làm để không bị rảnh rỗi và dễ quay trở lại đường cũ. Nhân viên QLTH là người hỗ trợ và kết nối những dịch vụ mà thân chủ mong muốn để đáp ứng được các nhu cầu một cách toàn diện của thân chủ.
27
1.2.2.5. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
Trong các tình huống, nhân viên QLTH không nên quyết định, chọn lựa hay lên kế hoạch cho thân chủ, không nên áp đặt trên họ mà để thân chủ tự quyết định về mình. Trong trường hợp đặc biệt thân chủ không tự quyết định được như người có rối loạn tâm thần, nhân viên QLTH cần lấy ý kiến từ người bảo trợ của họ. Trường hợp quyết định của thân chủ có nguy cơ tổn hại tới tính mạng của bản thân thân chủ hay của người khác thì nhân viên QLTH cũng không cần phải chấp thuận quyết định của thân chủ mà cần thông báo cho thân chủ về quy định của luật pháp. Thực hiện nguyên tắc này cũng là cách mà nhân viên QLTH giúp cho thân chủ trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
1.2.3. Các nội dung quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy 1.2.3.1. Hoạt động truyền thông giáo dục
Biện pháp này tập trung vào mục tiêu dự phòng nhằm hướng tới các nhóm đối tượng khác nhau nhưng phần lớn là hướng đến cộng đồng, những nhóm người chưa sử dụng và tiếp cận với các chất gây nghiện. Giáo dục – truyền thông rộng rãi trong tất cả cộng đồng dân cư là mục đích cần hướng đến hoặc ít nhất cũng thực hiện được các chuyên đề trong trường học, người lao động, v.v. Mặt khác giáo dục truyền thông còn hướng đến những người đang sử dụng chất gây nghiện nhằm thay đổi hành vi sử dụng từ không an toàn sang áp dụng biện pháp an toàn hơn, truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV, viêm gan B,C và một số bệnh khác. Các chương trình truyền thông nhóm nhỏ đối với người có nguy cơ như hướng dẫn tiêm chích an toàn, trao đổi bơm kim tiêm sạch, xử lý bơm kim tiêm đã qua sử dụng, hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách.
Ngoài ra đội ngũ nhân viên Trung tâm do phòng Điều trị ngoại trú phụ trách kết hợp với Đoàn thanh niên địa phương thực hiện các chiến dịch truyền
28
thông đại chúng, giáo dục tại trường học về truyền thông về tác hại của ma tuý, cách tiếp cận hỗ trợ cho người cai nghiện ma tuý, không kỳ thị phân biệt đối xử với người cai nghiện ma túy, giới thiệu các chương trình can thiệp hỗ trợ cho người sử dụng ma túy, v.v. Mục tiêu cuối cùng mà truyền thông hướng tới là sự thay đổi hành vi. Tuy nhiên, từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi, thực hiện và duy trì, củng cố hành vi mới là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại ở cả phía người truyền thông và ý trí, quyết tâm cao của người được thuyết phục.
1.2.3.2. Hoạt động tham vấn/tư vấn
Nhân viên QLTH cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan đến vấn đề họ cần giải quyết; nâng cao năng lực cho người nghiện ma túy và cộng đồng thông qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ hiểu biết, tự tin và tự mình nhận vấn đề, đánh giá, phân tích và tìm kiếm nguồn lực giải quyết vấn đề. Để trợ giúp người cai nghiện ma túy có thể lựa chọn một hoặc thực hiện đồng bộ nhiều hoạt động để hỗ trợ và giúp đỡ thân chủ đối phó với khó khăn đang gặp phải. Bao gồm các nội dụng chính sau:
Tham vấn/tư vấn cho người nghiện ma túy về các kiến thức cơ bản về ma túy, về nghiện ma túy, về hỗ trợ người cai nghiện ma túy trong cai nghiện;
hòa nhập cộng đồng sau khi cai; các vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người cai nghiện ma túy.
Tham vấn/tư vấn cho người cai nghiện ma túy là quá trình tương tác dựa trên nguyên tắc nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn mà tư vấn viên giúp khách hàng là người cai nghiện ma túy hiểu về những khó khăn, vấn đề do nghiện ma túy, từ đó nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của người cai nghiện.
Tư vấn cho người cai nghiện là hoạt động diễn ra lâu dài đòi hỏi tính kiên nhẫn nhằm giúp người cai nghiện giải quyết những vấn đề họ gặp phải
29
trong quá trình nghiện và cai nghiện như: sức khỏe, tâm lý, sự kỳ thị, việc làm, thu nhập, quan hệ xã hội, vấn đề tái nghiện... Thông qua tư vấn, người cai nghiện được nâng cao khả năng thích nghi trong hòa nhập cuộc sống gia đình, cộng đồng; khả năng ứng phó với sự kỳ thị của cộng đồng và vượt qua sự mặc cảm để vươn lên.
1.2.3.3. Hoạt động dạy nghề và tạo việc làm
Hoạt động này được thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người cai nghiện ma túy. Bảo vệ đối tượng không bị thiệt thòi trước những xâm phạm gây thiệt hại về thể chất, tinh thần các quyền cơ bản của con người là yếu tố quan trọng góp phần giúp người cai nghiện ma túy có thể được hưởng những quyền con người về những vấn đề như: chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, việc làm.
Nhân viên QLTH cần giúp người cai nghiện ma túy nói ra được tiếng nói, quan điểm hoặc đại diện cho người cai nghiện ma túy đưa ra tiếng nói và cố gắng đảm bảo rằng quyền của họ luôn được tôn trọng và nhu cầu của họ luôn được thỏa mãn cũng như mang lại những dịch vụ tốt nhất cho họ. Ngoài ra, điều đó sẽ góp phần thúc đẩy các cơ quan tổ chức cung cấp các dịch vụ đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp cho người cai nghiện ma túy, ví dụ như quyền đảm bảo được chăm sóc sức khỏe, được hòa nhập với cuộc sống, quyền được làm việc, lao động.
1.2.3.4 Hoạt động kết nối dịch vụ
Là hoạt động mà QLTH trợ giúp người cai nghiện ma túy tìm kiếm nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính, giáo dục, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị, quan điểm,...), dịch vụ xã hội cho phù hợp đối với từng loại vấn đề cụ thể của người cai nghiện ma túy.
Mục đích của chức năng này hướng tới: