Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy nghiện ma túy
- Tăng cường nguồn lực, tăng cơ hội lựa chọn trong lập kế hoạch: “Khi có thêm nguồn lực về con người, dịch vụ hỗ trợ và kinh phí tài chính, nhiều giải pháp sẽ được tính tới, việc quyết định giải pháp tốt nhất không lệ thuộc vào vấn đề tài chính mà dựa vào tính hiệu quả của nó”.
- Thiết lập mạng lưới liên kết: gồm cá nhân, cơ quan tổ chức cung cấp các dịch vụ xã hội; các cơ sở bảo trợ xã hội; các Trung tâm tham vấn, tư vấn;
các chương trình dự án; các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; các tổ chức xã hội chính thức và không chính thức, v.v.
Có thể thấy, nguồn lực cơ bản và hữu hiệu nhất đến từ phía gia đình cùng với đó là sự phối kết hợp với các nguồn ngoại lực như cơ chế, chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp cá nhân tại nơi sinh sống. Vì vậy, trong hoạt động này QLTH đóng vai trò trung gian kết nối người cai nghiện ma túy với các chính sách, dịch vụ và nguồn lực cần thiết để họ tiếp cận, có thêm sức mạnh giải quyết vấn đề.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến QLTH đối với người cai nghiện ma túy, đề tài tập trung vào một số yếu tố cơ bản sau:
31
1.3.1. Yếu tố thuộc về bản thân người cai nghiện ma túy
* Yếu tố tâm lý phức tạp
Phần lớn NNMT có sự biển đổi về nhân cách do sự lệ thuộc vào ma túy về mặt tâm thần hoặc về mặt cơ thể hoặc bị lệ thuộc cả hai. Khi người cai nghiện có đủ ma túy để dùng thì họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái. Khi không có nó thì họ thường cau có, bực bội hoặc cô độc, u sầu. Do các chất ma túy thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái làm cho người cai nghiện giảm hứng thú, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử trở nên thô lỗ. Người cai nghiện thường ít chú ý đến người thân, thờ ở với công tác, với những vui buồn trong cuộc sống.
Đặc biệt do tính lệ thuộc ma túy nên người cai nghiện tìm đủ mọi cách để đảm bảo có được liều quen dùng. Vì vậy, họ có thể nói dối, lấy cắp của gia đình, của xã hội, cướp giật…, họ có thể làm bất cứ điều gì miễn làm sao họ có được ma túy. Cho nên, họ đã làm cho bản thân và gia đình tan nát về vật chất, tinh thần, đạo đức.
Người cai nghiện ma túy có những thay đổi về suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc và hành vi do sự lệ thuộc vào ma túy về mặt tâm thần hoặc về mặt cơ thể hoặc bị lệ thuộc cả hai. Tùy theo những chất gây nghiện khác nhau mà họ có những biểu hiện khi có thuốc và khi không có thuốc khác nhau. Khi thiếu ma túy, người cai nghiện dễ nổi nóng, cáu gắt, thậm chí không thể kiểm soát được những suy nghĩ và hành vi của mình nên dễ gây ra những tổn thương cho người khác hoặc gây ra những hành động làm ảnh hưởng xấu đến gia đình và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên khi tỉnh táo, họ nhận thức được tác hại của việc nghiện ma túy, đôi khi cũng có những mong muốn điều trị nghiện và thực hiện những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội nhưng có nhiều lí do như cám dỗ của ma túy quá lớn trong khi họ không có đủ ý chí nghị lực vượt qua, bế tắc trong đời sống tâm lí, kinh tế, xã hội nên họ sẽ quay
32
trở lại tái nghiện. Một thực tế hiện nay, có những trường hợp nghiện nhiều chất gây nghiện cùng một lúc kéo theo khó khăn trong việc lựa chọn liệu pháp điều trị dễ rơi vào các tình huống nguy cơ tái nghiện khi họ sử dụng methamphetamin, hay gặp lại nhóm bạn cũ, nhìn thấy những hình ảnh gợi nhớ.
Tùy thuộc vào từng loại chất kích thích mà những biến đổi đến tâm sinh lý có khác nhau ở từng người cai nghiện khác nhau. Ví dụ như: nghiện thuốc phiện có biểu hiện rối loạn về tâm lý, nói điệu, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể. Về thực thể thì táo bón, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, run. Khả năng chống nhiễm khuẩn kém, dễ chết vì bệnh truyền nhiễm.
* Về mặt sinh lý
Nếu là người đang nghiện thì sức khỏe suy sụp dần, không quan tâm chăm sóc đến sức khỏe bản thân. Có một vài vấn đề ven như áp – xe, có thể mắc phải một số bệnh lây truyền qua đường máu và đường tình dục, các hoạt động thể lý suy giảm, có vấn đề về răng miệng, v.v.
Tuy nhiên nếu người cai nghiện ngừng sử dụng và tham gia vào một mô hình điều trị phù hợp thì sức khỏe thể lý sẽ dần dần được cải thiện, nhưng cũng mất rất nhiều thời gian. Sự cải thiện sức khỏe của người cai nghiện còn tùy thuộc vào việc người cai nghiện có mắc các bệnh đồng diễn nào khác ngoài nghiện không.
* Yếu tố trình độ văn hóa, kiến thức xã hội, nhận thức của người cai nghiện ma túy
Người cai nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp thì khả năng nhận thức sẽ khó khăn, rất dễ bị kích động, thiếu kỹ năng kiểm soát hành vi, thường nghi ngờ vào khả năng cai nghiện thành công, khiến việc xác định động cơ, mục đích, ý chí của người cai nghiện ma túy không cao, thiếu niềm tin. Chỉ
33
khi nào tự bản thân người cai nghiện muốn thay đổi thì lúc đó người cai nghiện sẽ tuân thủ và thực hiện quy trình điều trị nghiêm túc.
1.3.2. Yếu tố thuộc về gia đình người cai nghiện ma túy
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người cai nghiện trong quá trình điều trị nghiện ma tuý. Người cai nghiện sẽ trở nên tự tin hơn khi họ nhận được sự hỗ trợ thân thiện và quan tâm từ gia đình và cộng đồng. Sự tham gia của gia đình trong suốt quá trình điều trị là vô cùng quan trọng, góp phần mang lại thành công của quá trình điều trị nghiện: làm tăng tỉ lệ tham gia điều trị, giảm tỉ lệ bỏ điều trị. Gia đình cần thiết lập mối quan hệ tin tưởng ở người cai nghiện thông qua việc cung cấp, hỗ trợ, giáo dục người cai nghiện về thái độ chấp hành phác đồ điều trị, đặt chúng vào các quyết định đã đề ra, giúp đỡ người cai nghiện trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị và cả trong quá trình sống. Tuy nhiên, người thân cũng cảm thấy rất đau khổ và mệt mỏi, vì thế, họ rất cần có sự định hướng, động viên, hỗ trợ từ bên ngoài để họ có thể giúp người nghiện duy trì điều trị nghiện tốt hơn.
1.3.3. Yếu tố thuộc về năng lực, trình độ của nhân viên quản lý trường hợp
Nhân viên QLTH là những người có kiến thức kỹ năng, có tay nghề vững chắc, họ là cầu nối giữa các đối tượng với nguồn lực hỗ trợ của xã hội và kết nối giữa các phòng, ban, tổ chức có liên quan đến đối tượng để có được sự thống nhất nhằm hiệu quả tối đa nguồn hỗ trợ cho đối tượng. Chính vì thế nhân viên QLTH có vai trò trách nhiệm rất quan trọng trong hoạt động kết nối nguồn lực, hỗ trợ xã hội cho đối tượng. Nếu nhân viên công tác xã hội có đủ bốn yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ phục vụ tốt sẽ là tiền đề giúp người cai nghiện ma túy tiếp cận các dịch vụ và ngược lại nếu nhân
34
viên QLTH có những hạn chế về những vấn đề đó sẽ là rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ của người cai nghiện ma túy.
1.3.4. Yếu tố thuộc về năng lực đáp ứng của Trung tâm
- Về nhân lực: Trung tâm Điều trị và Tư vấn cai nghiện ma tuý Lâm Đồng có nhiều nét tương đồng với nhiều cơ sở xã hội cai nghiện ma tuý khác.
Đó là Trung tâm không có đủ nhân viên xã hội có chuyên môn và tay nghề thực hành trong lĩnh vực trị liệu tâm lý hoặc công tác xã hội lâm sàng để thực hiện đầy đủ các liệu pháp. Tại trung tâm chỉ có 6 nhân viên được học chuyên ngành công tác xã hội, tuy nhiên cũng chỉ ở mức chưa chuyên sâu, chưa đủ năng lực đáp ứng yêu cầu trị liệu khoa học.
- Cơ sở vật chất: Đáp ứng được nhu cầu Tư vấn và điều trị cho người cai nghiện ma túy tại Trung tâm là rất quan trọng, không thể thiếu và là điều kiện tiên quyết để giúp người cai nghiện yên tâm trong việc điều trị nghiện của mình. Nếu cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, không đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện làm việc thiết yếu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động điều trị.
- Dịch vụ: Các dịch tư vấn uống methadone ngoài cộng đồng, tư vấn học nghề và tìm việc làm phù hợp, tiếp cận các nguồn hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức Phi chính phủ... Kết nối người cai nghiện với các dịch vụ chuyển gửi của ngành Y tế như: Khám bệnh; xét nghiệm HIV; viêm gan B, C, lao phổi;
điều trị ARV, dịch vụ học nghề, đào tạo nghề, dịch vụ tìm việc làm, kết nối người cai nghiện với các nguồn lực trong cộng đồng, giới thiệu đến nhóm hỗ trợ xã hội và y tế khác bao gồm cả thủ tục hành chính/pháp lý đã góp phần cải thiện các yếu tố nguy cơ dẫn đến tái nghiện.
- Về tài chính (kinh phí): Kinh phí đào tạo nghề, trả lương cho nhân viên... được đảm bảo từ ngân sách địa phương và một phần do đóng góp của người cai nghiện tự nguyện. ngoài ra Trung tâm còn trang bị nâng cấp cơ sở
35
vật chất và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí nâng tinh thần cho người cai nghiện, nguồn tài chính được đảm bảo.
1.3.5. Yếu tố nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương
Người cai nghiện ma túy là những người yếu thế, phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy có những tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trong cộng đồng tại địa phương luôn quan tâm trợ giúp, thường xuyên thăm hỏi, động viên, khuyến khích họ điều trị ma túy, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ. Chính quyền địa phương cũng có kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc hỗ trợ người cai nghiện ma túy, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho con người cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS học giỏi trong các dịp lễ, tết. Tạo điều kiện cho người cai nghiện được tiếp cận với các dịch vụ xã hội, gia đình được vay vốn…
1. 4. Cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma túy
Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề trợ giúp người cai nghiện ma túy có thể cai nghiện tốt nhất và hòa nhập được với cộng đồng.
Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được ban hành, đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho công tác xã hội trợ giúp tốt nhất những người cai nghiện ma túy trong cai nghiện và hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào quy định cụ thể về QLTH đối với người cai nghiện ma túy nên ảnh hưởng phần nào tới hoạt động QLTH tại các cơ sở cai nghiện. Dưới đây tôi sẽ nêu dẫn cụ thể cơ sở pháp lý về điều trị nghiện thay thế cho người cai nghiện ma túy.
- Thứ nhất, Trước tiên phải kể đến Hiến pháp, đây là cơ sở pháp lý cao nhất của việc tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy ở nước ta. Điều 38
36
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”.
Thứ hai, Luật phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03/6/2008 quy định:
“Áp dụng chế độ cai nghiện đối với người cai nghiện cai ma túy, khuyến khích người cai nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện; tổ chức các cơ sở cai nghiện bắt buộc; khuyến khích các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng được áp dụng đối với tất cả người nghiện ma túy. Bên cạnh đó, Luật phòng, chống ma túy đã quy định hình thức cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng hoặc tại cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện cai ma túy không tự nguyện cai nghiện điều 27).
- Thứ ba, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định của pháp luật nước ta hành vi sử dụng ma túy trái phép không phải là tội phạm mà là hành vi vi phạm pháp luật về mặt hành chính và được xử lý theo pháp luật hành chính. Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm đối với người cai nghiện ma túy được tiến hành bằng các thủ tục hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thẩm quyền ra quyết định đưa người cai nghiện đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm thuộc Tòa án nhân dân.
Đồng thời Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành hàng trăm Nghị định, Thông tư, Quyết định... quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách đối với người cai nghiện ma túy trong đó có người cai nghiện ma túy điều trị thay thế bằng Methadone . Điển hình như:
- Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trong Nghị định đề cập rõ việc mỗi quận/huyện mà có trên 250 người sử dụng ma túy
37
phải triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; Người cai nghiện chất dạng thuốc phiện được quyền lựa chọn tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định (Điều 3).
- Xác định tình trạng nghiện: Sự lệ thuộc vào các chất gây nghiện dạng thuốc phiện theo quy định tại Quyết định số 5075/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy gốc thuốc phiện, theo đó, việc tiếp nhận người vào cai nghiện phải có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trạng thái nghiện và hội chứng cai.
- Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; trong đó quy định: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo việc chuyển đổi, nâng cao chất lượng và hiệu quả các cơ sở điều trị nghiện theo hướng tăng cường điều trị tự nguyện, giảm điều trị bắt buộc; tạo điều kiện thuận lợi để người nghiện ma túy lựa chọn các biện pháp và mô hình điều trị phù hợp; tổ chức điều trị bằng thuốc Methadone trong các cơ sở điều trị nghiện tự nguyện. Các cơ sở điều trị nghiện bắt buộc do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện, từng bước thực hiện xã hội hóa cơ sở điều trị nghiện tự nguyện.
- Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone quy định cần phải kết hợp với tư vấn, hỗ trợ về tâm lý xã hội, các dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế khác khi có chỉ định để điều trị đạt hiệu quả cao.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 này, luận văn đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết để tiến hành nghiên cứu quản lý trường hợp trong trợ giúp người cai nghiện ma tuý. Luận văn cũng đưa ra các cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý trường hợp với người cai nghiện ma tuý trong giai đoạn hiện tại. Trong đó,
38
luận văn đã xác định hệ thống các khái niệm nghiên cứu như : khái niệm quản lý trường hợp, nhân viên quản lý trường hợp, người nghiện ma tuý, người cai nghiện ma tuý, quản lý trường hợp với người cai nghiện ma tuý. Đây là những khái niệm cơ sở giúp đi sâu vào nội dung trong các chương sau.
QLTH đối với người cai nghiện ma túy là hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực CTXH mà ở đó nhân viên CTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn nhằm trợ giúp người cai nghiện ma túy nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường thực hiện chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ liên quan tới việc đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ cơ bản của người cai nghiện ma túy.
Luận văn đã xác định được các nhiệm vụ về quản lý trường hợp, từ thu thập thông tin về nhu cầu của người cai nghiện qua đó đánh giá được người cai nghiện và xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch trợ giúp và lượng giá kết thúc quản lý trường hợp với người cai nghiện ma tuý.