Biện pháp nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma tuý tỉnh lâm đồng (Trang 69 - 73)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP

3.1 Biện pháp nâng cao nhận thức

Từ thực tế quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng, biện pháp nâng cao nhận thức cho nhân viên Công tác xã hội, người nghiện cai nghiện và thân nhân người cai nghiện, cộng đồng xã hội là hết sức cần thiết.

Thực tế trong quy trình quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy đòi hỏi đội ngũ nhân viên quản lý trường hợp làm việc với tính chuyên nghiệp cao của nghề Công tác xã hội, thể hiện trong khâu kết nối, điều phối, giám sát các dịch vụ hỗ trợ cho người cai nghiện ma tuý.

Bên cạnh đó, nhu cầu của người cai nghiện rất khác nhau và luôn thay đổi. Điều này đòi hỏi nhân viên quản lý trường hợp cần mang lại “sự định hướng toàn diện”, nhìn nhận tất cả các khía cạnh của con người, hoàn cảnh và môi trường của họ. Nhân viên quản lý trường hợp vừa phải là người biết nhiều dịch vụ đa dạng, một số dịch vụ có thể do họ cung cấp, những dịch vụ khác do những người ngành nghề khác cung cấp. Các dịch vụ cho người cai nghiện có thể được cung cấp bởi các nhà chuyên môn ở các ngành khác nhau

64

như Công tác xã hội, Tâm lý học, Y tá, Lão khoa, Tâm lý học và y tế. Nhân viên quản lý trường hợp cần có mối liên hệ hiệu quả với những chuyên gia đến từ các ngành nghề khác nhau để phối hợp cung cấp dịch vụ cho người cai nghiện ma tuý.

Để thực hiện được các nội dung như ở trên đòi hỏi nhân viên quản lý trường hợp phải có đầy đủ những kiến thức chuyên môn, thông qua phần kiến thức, kỹ năng, thái độ như sau:

* Biện pháp nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ nhân viên quản lý trường hợp

QLTH là quá trình công tác chịu ảnh hưởng rất nhiều trong việc quan hệ tương tác giữa người với người, do vậy hoạt động của công việc này mang tính chất khá phức tạp. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động QLTH được quyết định một phần không nhỏ bởi năng lực, trình độ của nhân viên QLTH.

Chính vì vậy việc nâng cao năng lực nhận thức, trình độ chuyên môn cho nhân viên QLTH là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.

Trước tiên, Cần phải đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cho nhân viên QLTH để có thể đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

Thứ hai, Cần tổ chức các lớp tập huấn dành cho nhân viên QLTH, mục đích của việc mở các lớp tập huấn là nhằm giúp cho nhân viên QLTH có những kỹ năng, kiến thức về QLTH. Mặc dù trên cơ bản hiện tại nhân viên làm công tác QLTH họ không nắm vững về quản lý trường hợp là gì nhưng họ biết được tầm quan trọng của công tác QLTH, trong công việc hàng ngày điều có thực hiện các bước của QLTH nhưng không biết đó là công tác QLTH cho người cai nghiện. Ngoài ra việc đào tạo giúp cho nhân viên QLTH thấy rõ vai trò và trách nhiệm công việc của mình để từ đó họ có thái độ đúng đắn hơn với công việc của mình. Cũng qua các lớp tập huấn để chỉ ra vai trò quan

65

trọng của QLTH trong hoạt động trợ giúp đối với người cai nghiện. Thông qua đó cung cấp các kiến thức kỹ năng cơ bản của QLTH nhằm giúp họ làm việc có khoa học và chuyên nghiệp hơn.

Bên cạnh việc mở các lớp tập huấn thì cần phải tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên, nâng cao chất lượng đào tạo như cử cán bộ ở các bộ phận chuyên môn khác cùng tham dự các chương trình tập huấn nhằm cũng cố thêm công tác phối hợp với nhau. Tạo điều kiện cho các cán bộ viên chức nhân viên học tập nâng cao, học chuyên sâu hơn nữa và như vậy khi đã được đào tạo một cách có bài bản thì nhân viên QLTH sẽ có kiến thức chuyên môn, có hiểu biết về những chính sách của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về các dịch vụ xã hội cũng như các nguồn lực trong xã hội cùng với sự am hiểu về kỹ năng làm việc với đối tượng cai nghiện ma tuý sẽ giúp cho nhân viên QLTH thực hiện tốt những hoạt động QLTH đối với người cai nghiện. Đồng thời, với những hiểu biết về ngành CTXH nhân viên QLTH sẽ phát huy khả năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xã hội như tư vấn, tham vấn... cho người cai nghiện và gia đình, giúp họ có thêm niềm tin và sức mạnh về tinh thần để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, vươn lên hoà nhập cộng đồng tốt hơn.

Cuối cùng để có thể nâng cao được năng lực, trình độ thì chính bản thân người nhân viên QLTH phải luôn trau dồi kiến thức, có những phẩm chất đạo đức, cố gắng tìm hiểu, học hỏi, và trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức về QLTH để có thể trợ giúp đối tượng một cách tốt nhất và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

* Biện pháp nâng cao năng lực nhận thức cho người cai nghiện và gia đình người cai nghiện.

Thứ nhất, giúp người cai nghiện và các thành viên trong gia đình tiếp cận các chương trình, chính sách của nhà Nước cũng như những người khác trong

66

xã hội, người cai nghiện có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân. Nhưng trong thực tế, người cai nghiện do có những tự ty mặc cảm bị xa lánh, nhiều rào cản của xã hội, trở ngại và khó khăn trong cuộc sống cũng như trong việc hòa nhập cộng đồng, đồng thời gặp khó khăn trong việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ công dân của mình nên nhiều trường hợp người cai nghiện không thể tự tiếp cận và nắm bắt được các chương trình chính sách này. Do đó vai trò của người chăm sóc hay các thành viên trong gia đình là rất quan trọng. Họ cần được hiểu, được tiếp cận về những chương trình chính sách dành cho người cai nghiện để từ đó có thể hỗ trợ tốt nhất cho người cai nghiện.

Thứ hai, Nhân viên QLTH tăng cường năng lực cho các thành viên trong gia đình để giúp họ hỗ trợ người cai nghiện có thể quyền quyết định về cuộc sống của mình từ việc chăm sóc bản thân đến việc hòa nhập cộng đồng thông qua sự trợ giúp của gia đình và nhân viên QLTH hay nhân viên công tác xã hội. Vì vậy, vai trò của nhân viên QLTH là hỗ trợ cho người cai nghiện để phát huy được tiềm năng của mình ở mức cao nhất ngay tại gia đình và cộng đồng. Muốn như vậy, nhân viên QLTH luôn cần bàn bạc và thảo luận với các thành viên trong gia đình để họ hiểu và cùng hợp tác trong quá trình hỗ trợ.

Đồng thời, nhân viên QLTH thực hiện vai trò vận động xã hội ủng hộ người cai nghiện và biện hộ là một tiếng nói mạnh mẽ để đảm bảo quyền của người cai nghiện được tiếp cận nhà ở, việc làm, giao thông, giao tiếp, các phương tiện giải trí và các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội khác bình thường.

Thứ ba, Nhân viên QLTH hỗ trợ người cai nghiện và gia đình thông qua các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm trong công tác trợ giúp, can thiệp phục hồi chức năng tại nhà, các dấu hiệu phát hiện sớm, can thiệp sớm cho người cai nghiện. Chia sẻ hỗ trợ nhau về phương pháp sử dụng các nguồn lực xã hội, tham khảo các việc làm phù hợp và hàng loạt phương pháp tự vận động tuyên

67

truyền cho bản thân. Tham vấn kết nối các gia đình có cùng hoàn cảnh mục đích là chia sẻ những khó khăn, phục hồi sự tự tin, xây dựng lại mối quan hệ con người và làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Thứ tư, tổ chức các chương trình, tập huấn nâng cao năng lực cho người cai nghiện và các thành viên trong gia đình có người cai nghiện. Đây là chương trình mang đến cho người cai nghiện và các thành viên trong gia đình những kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống độc lập mà khi sống cùng gia đình hoặc tại Trung tâm mà người cai nghiện chưa được trải qua hỗ trợ khả năng thích nghi với môi trường mới, từ những việc thiết thực nhất giúp cho người cai nghiện có những kỹ năng sống và việc xây dựng các mối quan hệ tốt với mọi người.

Một phần của tài liệu Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma tuý tỉnh lâm đồng (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)