Các yếu tố tác động đến quản lý công tác xã hội đối với người nghèo

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh bến tre (Trang 32 - 37)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý công tác xã hội đối với người nghèo

Quản lý CTXH đối với người nghèo chịu sự tác động bởi các yếu tố như yếu tố về chính sách, hệ thống tổ chức, nhân sự , nhu cầu của người nghèo, nguồn lực tài chính và hội nhập quốc tế, cụ thể như sau:

1.4.1. Yếu tố chính sách

Chính sách có vai trò mở đường cho quản lý CTXH đối với người nghèo. Hiện nay, những chính sách tác động đến quản lý CTXH đối với người nghèo là:

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là chương trình tổng thể tác động đến người nghèo thông qua các hoạt động giảm nghèo, trong đó có quản lý CTXH đối với người nghèo. Những nội dung và hoạt động quản lý CTXH đối với người

28

nghèo có liên quan trực tiếp đến CTXH đối với người nghèo như thực hiện chính sách đối với người nghèo, nâng cao năng lực cho người nghèo, quản lý điều hành công tác giảm nghèo.

Chính sách phát triển CTXH theo Đề án Phát triển nghề CTXH có tác động quyết định đối với CTXH và quản lý CTXH. Chính sách này tác động thúc đẩy thực hiện CTXH để CTXH trở thành công việc thường xuyên của hệ thống ASXH của nhà nước, người nghèo và tất cả các đối tượng yếu thế khác có thể tiếp cận dễ dàng khi có nhu cầu. Là cơ sở để hình thành, xây dựng tổ chức nhân sự cho CTXH và quản lý CTXH. Chính sách này cũng cần xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức xã hội, tôn giáo tham gia vào các hoạt động CTXH.

Chính sách hỗ trợ cho người nghèo: Hệ thống chính sách này là điều kiện cần thiết và rất quan trọng trong thực hiện công tác giảm nghèo là các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung như: Hỗ trợ hoạt động cải thiện sinh kế như tín dụng, tạo việc làm,.... để tăng thu nhập cho người nghèo. Chính sách xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, tiếp cận thông tin, trợ cấp xã hội,.. cho người nghèo.

Sự vận hành đồng bộ các chính sách này sẽ thúc đẩy toàn diện CTXH đối với người nghèo.

1.4.2. Yếu tố về hệ thống tổ chức, nhân sự

Yêu cầu về hệ thống tổ chức, nhân sự để thực hiện công tác giảm nghèo trước hết là phải bảo đảm tiếp cận được người nghèo, đưa các chính sách, dịch vụ và thực hiện quản lý CTXH đối với người nghèo, hệ thống này phải được điều hành thông suốt, chuyên nghiệp ở các cấp hành chính trong đó chú trọng đội ngũ nhân viên CTXH, cộng tác viên CTXH đủ số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Hệ thống này phải được giám sát đánh giá về hiệu quả hoạt động toàn diện và chuyên sâu các mặt quản lý.

Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý CTXH hiện nay là công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, trực tiếp thực hiện CTXH đối với các đối tượng yếu thế trong đó có người nghèo, hoạt động của hệ thống này thể hiện kết quả

29

của CTXH đối với người nghèo. Hệ thống được điều hành thông qua hệ thống hành chính các cấp.

+ Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý CTXH đối với người nghèo là cơ quan hành chính các cấp, với sự tham mưu của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội xã, phường, thị trấn thông qua công chức Lao động - Thương binh và Xã hội, cộng tác viên CTXH, tình nguyện viên CTXH và các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, cấp huyện, cấp tỉnh, để cung cấp dịch vụ CTXH cho cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.

+ Nhân sự thực hiện CTXH là đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và NVXH ở cấp xã, đội ngũ cộng tác viên CTXH, tình nguyện viên CTXH.

+ Đào tạo nhân sự CTXH: Nhân viên CTXH bắt buộc phải được đào tạo chuyên ngành CTXH. Tùy theo nhiệm vụ được giao mà nhân viên CTXH được đào tạo từ trung cấp trở lên. Cộng tác viên và tình nguyện viên cần được bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về CTXH.

+ Đánh giá nhân sự CTXH thông qua việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong đó chú trọng đến năng lực chuyên môn thông qua kết quả QLTH mà họ đảm nhận thông qua công tác kiểm huấn. Kiểm huấn là tiến trình của quản lý CTXH.

Thực hiện kiểm huấn là thực hiện việc hỗ trợ nhân viên CTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng của họ để thực hiện công việc, đồng thời thông qua kiểm huấn để đánh gía kết quả công tác của nhân viên CTXH.

1.4.3. Yếu tố thuộc về nhu cầu của người nghèo

Đặc điểm của người nghèo là năng lực chủ quan chưa thích ứng môi trường xã hội nên người nghèo hạn chế trong giải quyết vấn đề, không tự nhận diện mặt mạnh cũng như hạn chế của mình dễ rơi vào khủng hoảng, một bộ phận người nghèo trông chờ ỷ lại, chấp nhận số phận, tự cô lập thậm chí rơi vào tệ nạn xã hội kéo theo hệ lụy con em thất học, bất bình đẳng trong gia đình, hạn chế trong giao tiếp xã hội.

30

Do đó, nhu cầu của người nghèo không chỉ được trợ giúp về ASXH, về tín dụng, nhà ở, trợ cấp, trợ giúp giải quyết khó khăn,... mà còn có nhu cầu nâng cao năng lực của người nghèo, phát huy hiệu quả các nguồn trợ giúp. Do đó, cần thiết phải tiếp cận người nghèo theo phương pháp CTXH để phát huy tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để thoát nghèo bền vững.

1.4.4. Yếu tố nguồn lực tài chính

Bảo đảm nguồn lực tài chính là yếu tố để thực hiện quản lý CTXH. Nội dung của nguồn lực tài chính phải bảo đảm cho hoạt động trực tiếp thường xuyên của bộ máy làm CTXH như tài chính cho QLTH, kiểm huấn, tuyên truyền, kiểm tra giám sát,… trong đó tài chính cho QLTH là chủ yếu, phải bảo đảm nguồn lực tài chính hoạt động này. Ngoài ra, cần nguồn tài chính cho đào tạo nhân viên CTXH, cán bộ quản lý, xây dựng mô hình, học tập kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học.

1.4.5. Yếu tố hội nhập quốc tế

Hợp tác quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phát triển nghề CTXH. Nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực CTXH, phương pháp tiếp cận của CTXH đối với người yếu thế nói chung, trong đó có người nghèo. Sự liên hệ hành vi con người và môi trường xã hội, cá thể hoá các phương pháp từ xây dựng chính sách đến tổ chức thực hiện, thời gian qua nước ta đã tranh thủ được các tổ chức quốc tế, cũng như chính phủ các nước rất quan tâm hỗ trợ cho lĩnh vực này.

Ngoài việc tài trợ về nguồn lực, chia sẻ các bài học kinh nghiệm, nâng cao năng lực cán bộ xã hội, xây dựng các mô hình thí điểm trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt đã thu được kết quả khả quan.

Nước ta thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến CTXH như bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật, người cao tuổi; phòng chống buôn bán người và lây nhiễm HIV/AIDS; bình đẳng giới; giảm nghèo; phòng chống bạo lực gia đình, như Công ước về Quyền trẻ em năm 1990; Hợp tác quốc tế giúp nước ta trên lĩnh vực đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm,

31

hoàn chỉnh chính sách, pháp luật và hỗ trợ tài chính về CTXH. Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo các bậc học về CTXH [37, tr. 3-5].

Kết luận chương 1

Quản lý CTXH đối với người nghèo là một hoạt động nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả CTXH đối với người nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nội dung cơ bản của quản lý CTXH đối với người nghèo bao gồm lý thuyết về nghèo đói, CTXH đối với người nghèo, QLTH đối với người nghèo, lý thuyết về quản lý như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá,… Việc quản lý CTXH đối với người nghèo cũng chịu sự tác động của các yếu tố như cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, nguồn lực tài chính, hội nhập quốc tế. Những vấn đề cơ bản nêu trên là bộ khung lý thuyết về quản lý CTXH đối với người nghèo, dựa vào những vấn đề nêu trên làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn quản lý CTXH với mong muốn làm rõ mức độ đáp ứng CTXH đối với người nghèo và hệ thống thực hiện công tác này ở tỉnh Bến Tre.

32 Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh bến tre (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)