Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI
2.1. Thực trạng tác động của các yếu tố quản lý công tác xã hội đối với người nghèo
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý công tác xã hội đối với người
Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Bến Tre [43, tr. 1-9], là văn bản pháp lý cao nhất mang tính chất hoạch định để thực hiện công tác giảm nghèo, dựa vào văn bản này và kết quả khảo sát những người có liên quan cơ bản đánh giá được công tác quản lý CTXH đối với người nghèo với các nội dung như sau:
Xây dựng mục tiêu giảm nghèo: Mục tiêu chung là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì người nghèo, tăng cường, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo; Tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo. Việc xây dựng mục tiêu giảm nghèo dựa trên đề xuất từ cấp xã, phường, huyện, thành phố để thực hiện Nghị quyết giảm hộ nghèo hàng
năm. Quy trình xây dựng kế hoạch chưa có sự tham gia của người nghèo.
Qua kết quả khảo sát thành viên BCĐ.GN xã, huyện, tỉnh về cơ sở xây dựng kế hoạch, thì những người được khảo sát cho rằng việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo vẫn theo chỉ tiêu là phổ biến.
42
Xác định hoạt động hỗ trợ người nghèo: Việc xác định các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo cơ bản là đáp ứng yêu cầu, người nghèo được thụ hưởng nhiều chính sách về hỗ trợ sản xuất, chính sách xã hội. Đây là nền tảng cơ bản giúp người nghèo vượt qua khó khăn, tiếp cận các chính sách, dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
Công tác xã hội đối với người nghèo: Triển khai thực hiện CTXH đối với người nghèo, gồm truyền thông về vai trò, vị trí của CTXH đối với người nghèo ở cộng đồng; triển khai tập huấn về kiến thức, kỷ năng về CTXH đối với người nghèo cho cán bộ các cấp và nhân viên, cộng tác viên CTXH ở cơ sở; đào tạo trình độ trung cấp, đại học và sau đại học cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp. Thí điểm thực hiện QLTH đối với người nghèo. Qua nghiên cứu thực tế thì nhu cầu CTXH đối với người nghèo là rất lớn bởi vì ngoài hỗ trợ về nguồn lực người nghèo cần hỗ trợ về nâng cao năng lực theo cách tiếp cận của CTXH, tuy nhiên hoạt động này còn hạn chế về số lượng và hiệu quả.
Vai trò nhân viên CTXH chưa được phát huy vì CTXH đối với người nghèo là giải quyết các nhu cầu của người nghèo để nâng cao tính chủ động, phát huy năng lực của người nghèo, kết nối các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó để thực hiện thoát nghèo bền vững. Nhân viên CTXH là người trực tiếp thực hiện CTXH đối với người nghèo. Tuy nhiên, qua khảo sát nhiều nguồn lực của các cơ quan, tổ chức trực tiếp hỗ trợ cho người nghèo, nhân viên CTXH không có thông tin
43
đầy đủ về các nguồn lực này, đây là một hạn chế của CTXH đối với người nghèo hiện nay.
Xác định các nguồn lực: Để thực hiện nội dung công tác giảm nghèo theo kế hoạch cần các nguồn lực hỗ trợ các hoạt động phát triển sản xuất của người nghèo qua Ngân hàng chính sách xã hội; nguồn kinh phí thực hiện chính sách xã hội, nguồn kinh phí cho quản lý công tác giảm nghèo và CTXH đối với người nghèo từ kinh phí nhà nước và các chương trình, dự án tài trợ của các tổ chức quốc tế. Việc xây dựng kế hoạch xác định các nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo số lượng chính sách, dịch vụ. Tuy nhiên, còn hạn chế về mức độ và hiệu quả. Đặc biệt là kinh phí dành cho CTXH và quản lý CTXH còn rất hạn chế.
Phân công tổ chức thực hiện: Trong công tác giảm nghèo hoạt động chính là tác động đến sinh kế cho người nghèo do các ngành nông nghiệp, ngân hàng chủ trì;
CTXH đối với người nghèo và chính sách xã hội do ngành lao động thương binh xã hội chủ trì; Mặt trận và các đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giám sát, đánh giá. Nội dung CTXH đối với người nghèo thuộc nhiệm vụ của cơ quan Lao động thương binh xã hội trong hoạt động của BCĐ.GN các cấp. Ở cấp cơ sở do công chức lao động thương binh xã hội đảm trách.
Qua khảo sát việc triển khai thực hiện quản lý CTXH đối với người nghèo chỉ mới tập trung cho công tác tuyên truyền, đào tạo và thí điểm về quản lý CTXH đối với người nghèo. Nguyên nhân do nhận thức về CTXH đối với người nghèo còn hạn chế. Việc quản lý CTXH chưa được chỉ đạo theo hệ thống, mặt khác còn khó khăn về nhân sự ở cấp cơ sở và kinh phí cho hoạt động này.
Nội dung của tổ chức thực hiện là theo dõi, chỉ đạo thực hiện chính sách xã hội, hỗ trợ sinh kế và CTXH đối với người nghèo,... Nhưng nội dung CTXH đối với người nghèo chưa được thực hiện toàn diện.
Bảng 2.1: Thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo (Khảo sát 50 người)
44
STT Hoạt động Đánh giá mức độ thực hiện
>25% >50% >75% 100%
1 Tư vấn cho người nghèo 13
2 Thực hiện công tác truyền thông 26
3 Thực hiện công tác khuyến nông 26
4 Tín dụng cho người nghèo 39
5 Thực hiện chính sách chính sách xã hội 50
6 Thực hiện công tác đào tạo 13
2.2.2. Thực trạng tổ chức nhân sự trong công tác xã hội đối với người nghèo Hệ thống tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo và quản lý CTXH đối với người nghèo, bao gồm:
- Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp chỉ đạo chung về công tác giảm nghèo, trong đó, có thực hiện chính sách xã hội và CTXH đối với người nghèo. Theo dõi, quản lý tổng quát chương trình giảm nghèo và CTXH đối với người nghèo. UBND tỉnh thành lập BCĐ.GN cấp tỉnh. Trưởng BCĐ.GN là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của BCĐ.GN và phụ trách quản lý CTXH đối với người nghèo.
Trung tâm Cung cấp Dịch vụ công tác xã hội, đội ngũ cán bộ lao động thương binh xã hội, nhân viên, cộng tác viên CTXH cấp xã; nhân viên, cộng tác viên CTXH thuộc các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội cũng tham gia thực hiện CTXH và quản lý CTXH đối với người nghèo. Hệ thống tổ chức này thường xuyên tiếp cận với người nghèo để thực hiện kết nối thực hiện các chính sách, trợ giúp xã hội, giải quyết khó khăn cho người nghèo.
Nhân sự thực hiện quản lý CTXH đối với người nghèo: Đối với cấp tỉnh và huyện do cán bộ ngành lao động thương binh xã hội kiêm nhiệm. Ở cấp xã có 01 cán bộ chuyên trách và lực lượng cộng tác viên. Đội ngũ nhân viên CTXH chuyên
45
nghiệp ở Trung tâm Cung cấp Dịch vụ công tác xã hội. Số lượng NVXH và cộng tác viên trên 180 người. Tổ chức để thực hiện quản lý CTXH đối với người nghèo hiện nay chủ yếu là thực hiện chính sách, dịch vụ đối với người nghèo, CTXH đối với người nghèo chưa được thực hiện đầy đủ. Nguyên nhân là do tổ chức quản lý CTXH ở cơ sở chưa được quan tâm và nhân viên CTXH chưa đủ về số lượng và năng lực.
Theo ý kiến của ông Võ Văn Quân – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Đại, cho rằng để quản lý CTXH đối với người nghèo cần thực hiện những nội dung: “Cần triển khai, tuyên truyền rộng rãi về CTXH đối với người nghèo; cần có đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH để thực hiện công tác giảm nghèo; cần có chính sách, chế độ ưu đãi đối với cán bộ, nhân viên làm CTXH; cần có kinh phí để thực hiện công tác QLTH đối với người nghèo vì bình quân mỗi xã ở huyện Bình Đại có 355 hộ nghèo mà một nhân viên CTXH không quản lý nổi”.
2.2.3. Thực trạng điều hành quản lý công tác xã hội đối với người nghèo
Công tác xã hội đối với người nghèo phục vụ cho mục tiêu của công tác giảm nghèo, do đó điều hành quản lý CTXH đối với người nghèo là một nội dung trong việc thực hiện công tác giảm nghèo. Nội dung của điều hành quản lý CTXH đối với người nghèo bao gồm: điều hành thực hiện chính sách đối với người nghèo, hoạt động sinh kế cho người nghèo, nâng cao năng lực cho người nghèo, cán bộ làm công tác giảm nghèo,...
46
- Công tác giảm nghèo được vận hành theo cơ chế liên ngành, thông qua BCĐ.GN các cấp, các thành viên ban chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ tham gia thực hiện công tác giảm nghèo. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh trong việc điều hành, phối hợp kiểm tra hoạt động của sở, ngành, địa phương thực hiện nội dung để đạt mục tiêu kế hoạch giảm nghèo, trong đó có quản lý CTXH đối với người nghèo. BCĐ.GN cấp xã trực tiếp thực hiện các chính sách xã hội, theo dõi hoạt động sinh kế, công tác điều tra, rà soát bình nghị hộ nghèo và trực tiếp thực hiện quản lý CTXH đối với người nghèo.
Theo ý kiến của ông Lê Minh Thượng - Phó Chủ tịch UBND xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm - Trưởng BCĐ.GN về điều hành công tác giảm nghèo ở xã, như sau: “Trên địa bàn xã có 413 hộ nghèo. Được UBND xã giao nhiệm vụ làm Trưởng ban chỉ đạo công tác giảm nghèo, công việc của tôi là theo dõi thực hiện công tác giảm nghèo, theo dõi, báo cáo thực hiện công tác giảm nghèo, bình nghị hộ nghèo.
Hiện nay, chưa quản lý được từng hộ nghèo. Các hoạt động trực tiếp hỗ trợ sinh kế hộ nghèo do các đoàn thể thực hiện. Do đó, chưa có một đầu mối tập trung thống nhất để quản lý CTXH đối với người nghèo”.
Ý kiến của ông Nguyễn Văn Phong - Cán bộ làm công tác giảm nghèo xã Nhơn Thạnh – Thành phố Bến Tre về CTXH đối với người nghèo, như sau: “Công việc thường xuyên của tôi là hội, họp về công tác giảm nghèo, lập danh sách mua bảo hiểm y tế, lập danh sách đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội, viết báo
47
cáo, đi thăm hộ nghèo, theo dõi bình nghị hộ nghèo, theo dõi danh sách hộ nghèo.
Chưa thực hiện được tư vấn, nâng cao năng lực và QLTH đối với hộ nghèo”.
2.2.4. Thực trạng kiểm tra quản lý công tác xã hội đối với người nghèo
Hàng năm BCĐ.GN cấp tỉnh, huyện kiểm tra thực hiện công tác giảm nghèo, trong đó có lồng ghép để kiểm tra CTXH đối với người nghèo. Nội dung kiểm tra về chính sách thực hiện công tác giảm nghèo, công tác xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo, công tác phân công, phối hợp triển khai thực hiện công tác giảm nghèo của BCĐ.GN các cấp, chính sách thực hiện đối với người nghèo, công tác điều tra, bình xét hộ nghèo,... Đối tượng kiểm tra là Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, xã, ấp và hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua kiểm tra đã nắm được tình hình thực hiện chính sách xã hội đối với người nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo trong hoạt động sinh kế, đánh giá được hoạt động của BCĐ.GN các cấp. Tuy nhiên, chưa thực hiện kiểm tra QLTH đối với người nghèo, chưa có sự tham gia của người nghèo trong công tác kiểm tra.
2.2.5. Thực trạng đánh giá quản lý công tác xã hội đối với người nghèo
Hiện nay, việc đánh giá quản lý CTXH đối với người nghèo được thực hiện trong đánh giá công tác giảm nghèo. Kết quả đánh giá về chính sách xã hội đối với người nghèo được thực hiện tốt đã giúp cho người nghèo giải quyết những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống về nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch vệ sinh môi trường,...
đã góp phần nâng cao cuộc sống người nghèo. Hoạt động sinh kế đã giúp cho người
48
nghèo có điều kiện sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Hoạt động nâng cao nhận thức đã giúp cho người nghèo phát huy thế mạnh, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên, trong đánh giá quản lý CTXH đối với người nghèo chưa đánh giá hoạt động của nhân viên CTXH đối với người nghèo, đánh giá sự thay đổi về thái độ, kiến thức, kỷ năng của người nghèo.
Theo bà Trần Thị Thanh Lam - Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phụ trách công tác giảm nghèo, thì “Việc thực hiện đánh giá quản lý CTXH đối với người nghèo còn nhiều hạn chế, chỉ tập trung đánh giá nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo và chỉ tiêu thoát nghèo, chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn lực và nâng cao năng lực cho người nghèo. Nguyên nhân chưa xây dựng được khung đánh giá công tác giảm nghèo và CTXH đối với người nghèo”.
2.2.6. Thực trạng quản lý trường hợp trong công tác giảm nghèo
Hiện nay, tỉnh Bến Tre có trên 45 ngàn hộ nghèo đã thực hiện quản lý chính sách xã hội, hoạt động sinh kế, bình nghị hộ nghèo, từng bước thực hiện QLTH. Đã thực hiện QLTH được 1.200 hộ nghèo, do tổ chức quốc tế thực hiện và thí điểm tại một số xã. Qua đó, đã phát huy năng lực tự vươn lên từ bản thân người nghèo, hỗ trợ người nghèo các kỹ năng về quản lý chi tiêu, quản lý sản xuất, tạo điều kiện cho người nghèo học hỏi lẫn nhau qua các hội thảo, tổ hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, QLTH đối với hộ nghèo còn ít so với nhu cầu. Nguyên nhân, do thiếu nhân viên, năng lực của nhân viên và điều kiện ở cơ sở chưa đảm nhận được. Vai trò của nhân viên CTXH chưa được phát huy.
Theo nghiên cứu thì hiện có 15 chính sách, dịch vụ do 16 ngành, địa phương và đoàn thể quản lý. Người nghèo tiếp nhận các chính sách, dịch vụ ở những thời điểm khác nhau, rất rời rạc, thiếu tập trung. NVXH chủ yếu chỉ thực hiện hỗ trợ người nghèo một số chính sách xã hội, chưa phát huy được vai trò kết nối nguồn lực khác để thực hiện CTXH đối với người nghèo.
49